Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (công tác GPMB) khi Nhà nước thu hồi đất là công việc phức tạp chung của cả nước, mang tính kinh tế - xã hội tổng hợp. Với Thủ đô Hà Nội, công tác GPMB lại càng phức tạp gấp bội lần, chính vì vậy trong những năm qua công tác GPMB luôn được Thành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân Thành phố xác định là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài;
Trong thời gian vừa qua, UBND Thành phố đã tích cực chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quan tâm giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách GPMB, giao Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố cùng Liên ngành nghiên cứu, đề xuất, kịp thời báo cáo UBND Thành phố về các cơ chế chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm, dự án dân sinh bức xúc trên địa bàn Thành phố (như đã giải quyết tại các dự án: xây dựng cầu Nhật Tân, xây dựng đường nối cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 3 mới (đoạn Hà Nội - Thái Nguyên), Khu công nghệ cao Hòa Lạc ...).
Công tác GPMB thực hiện trong bối cảnh Thành phố tập trung cao độ cho công tác Bầu cử; đồng thời, cũng là thời điểm Thành phố phải tiếp tục tập trung xử lý, giải quyết những vướng mắc tồn tại từ các dự án trọng điểm được chuyển tiếp từ năm 2010, mặc dù với diện tích đất tồn tại không lớn, số hộ liên quan không nhiều, nhưng tính khó khăn, phức tạp lại rất cao, đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết. Cùng với đó các cấp, các ngành toàn Thành phố phải đồng thời triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Thành phố đã tăng cường chỉ đạo, tháo gỡ tại chỗ nhiều vấn đề phức tạp, theo từng địa bàn, từng dự án, đảm bảo sự đồng bộ, kế thừa chính sách cơ chế của các cấp chính quyền đã cam kết theo hướng chú trọng lợi ích chính đáng cho người bị thu hồi đất. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo UBND các quận, huyện và các Sở, ngành tổ chức đối thoại với các hộ dân bị thu hồi đất ở những dự án, địa bàn phức tạp, tăng cường kiểm tra, giải quyết vướng mắc tại chỗ; Tăng cường cán bộ chuyên môn xuống quận, huyện để hướng dẫn thực hiện công tác GPMB, đảm bảo tính thống nhất chung về cơ chế chính sách GPMB của Thành phố.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng năm 2010 -2012 Năm Tổng số dự án Số tiền đã chi trả (tr.đ) Diện tích đã bàn giao (ha) Hoàn thành xong GPMB Hoàn thành theo phân kỳ đầu tư 2010 1.159 13.125.000 2.111 259 203 2011 1.209 14.296 1.961 353 298 6 đầu năm 2012 1.026 3.403 611 61 43
Nguồn: Ban giải phóng mặt bằng TP Hà Nội.
Trong cả năm 2010, trên địa bàn Thành phố đang có 1.159 dự án đầu tư có liên quan đến GPMB, với quy mô thu hồi đất trên 11.600 ha, liên quan đến hơn 213.152 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; trên toàn địa bàn Thành phố đã hoàn thành công tác GPMB tại 462 dự án (259 dự án xong toàn phần và 203 dự án xong theo phân kỳ đầu tư), với diện tích đất đã thu hồi trên 2.111 ha, đã chi trả trên 13.125 tỷ đồng cho 44.415 hộ, bố trí tái định cư cho 2.996 hộ gia đình, cá nhân.
Nhiều dự án trọng điểm, dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao mặt bằng kịp đưa vào sử dụng đúng dịp chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Nội như: đường Vành đai 3 nút Mai Dịch, đường Văn Cao - Hồ Tây (đã thông tuyến đến hồ Tây), đường Láng - Hoà Lạc, đường Lê Văn Lương kéo dài, đường 32, ...
Có thể nói, từ năm 2010 đến nay số lượng các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố hoàn thành xong công tác GPMB nhiều nhất từ trước đến nay.
Việc giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Thành phố đã tập trung chỉ đạo, giải quyết các cơ chế chính sách đặc thù trên cơ sở các ý kiến tham mưu, đề xuất kịp thời của Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố và Liên ngành để tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục để nâng cao hiệu quả đối với từng khâu công việc ở từng bộ phận cụ thể (rơ người, rơ việc, rút ngắn thời gian - không khẩu hiệu).
- Song song với công tác tuyên truyền, vận động, giải quyết thỏa đáng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định, đồng thời áp dụng các biện pháp hành chính cương quyết để cưỡng chế thu hồi đất với số ít các hộ cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất được làm đồng bộ, chặt chẽ, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
+ Về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách GPMB: Thành phố đã tập trung tháo gỡ và từng bước giải quyết những tồn tại của các dự án dở dang, chuyển tiếp từ cơ chế chính sách của các tỉnh trước khi hợp nhất về Hà Nội, có dấu hiệu phát sinh “điểm nóng”, đạt kết quả khá, góp phần ngăn chặn không để tình hình phức tạp xảy ra (như đã giải quyết tại các dự án: Mở rộng đường Nguyễn Khuyến, các khu đô thị Mỗ Lao - Lê Trọng Tấn - Dương Nội - An Hưng, Tháp Thiên niên kỷ ... trên địa bàn quận Hà Đông, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn, HTKT xung quanh hồ Tây – Gói số 18 và vấn đề đất dịch vụ đối với các huyện thuộc tỉnh Hà Tây trước đây và huyện Mê Linh ...)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 + Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án dân sinh bức xúc: Thành phố đã giải quyết hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai các dự án dân sinh bức xúc đơn cử như dự án đường ven sông Tô Lịch trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, dự án Cải tạo môi trường các hồ ở nội thành Hà Nội và các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn (Thành phố phân cấp cho UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB và đầu tư xây dựng các tuyến đường này).
+ Về cải cách hành chính trong công tác BT, hỗ trợ, tái định cư: Sự phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành Thành phố trong việc tham mưu, đề xuất UBND Thành phố giải quyết các vướng mắc phát sinh là một việc không thể thiếu được trong công tác GPMB. Trong 06 tháng đầu năm 2011, sự phối kết hợp này đã tiếp tục được phát huy và đạt hiệu quả cải cách hành chính cao, rút ngắn thời gian giải quyết các vướng mắc của Thành phố.
- Thực hiện quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương châm dân chủ - công khai - công bằng - đúng pháp luật:
Thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với phương châm công bằng - dân chủ - công khai - đúng pháp luật và coi trọng việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cơ quan thông tấn báo chí người dân ngày càng hiểu rơ hơn về cơ chế chính sách của Nhà nước, về quy trình GPMB, về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, từ đó ủng hộ, chấp hành quyết định thu hồi đất, tạo sự đồng thuận trong toàn Thành phố.
- Việc tiếp dân, hướng dẫn và giải quyết đơn thư, kiến nghị của công dân:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố nhiều lần tổ chức hoặc chủ trì cùng Liên ngành tiếp xúc, đối thoại với công dân để truyền thông, giải thích về các cơ chế chính sách của Thành phố tại trụ sở Ban. Các ngành và UBND các quận, huyện, thị xã đã chủ động giải quyết kịp thời nhiều đơn thư của công dân, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành kịp thời các quyết định giải quyết đơn thư theo thẩm quyền, góp phần làm giảm bức xúc và hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu kiện đông người.
Về công tác tham mưu, đề xuất điều chỉnh bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB: Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đã chủ trì, nghiên cứu soạn thảo, lấy ý kiến của các Sở, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh bổ sung một số nội dung quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND. (Ban giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư năm 2010 TT Địa bàn quhuyện ận Số dự án trên địa bàn KẾT QUẢ THỰC HIỆN (Tính đến ngày 31 / 12 /2010) Số hộđã được Số tiền đã chi trả (Tr.đ)
Diện tích đã bàn giao (ha) Hoàn thành xong GPMB Hoàn thành theo phân kỳđầu tư Tổng số Trong đó DA chuyển tiếp ĐTKS BTốĐ trí C Nhận tiền BT- HTr Tổng số Trong đó Đất ở & Khác Đất NN A B C 6 7 8 9 10 11 12 13 14 TỔNG: 1159 816 121952 2996 44415 13125,020 2111,37 54,98 2056,38 259 203 1 Quận Ba Đình 39 12 952 107 180 120,739 12,57 9,92 2,65 6 2 2 Quận Cầu Giấy 75 45 2851 289 1690 1096,359 38,04 2,52 35,53 9 9 3 Quận Thanh Xuân 37 14 716 191 302 43,240 3,22 1,45 1,77 2 4 4 Huyện Từ Liêm 137 101 6864 835 5149 3018,461 281,19 12,26 268,93 27 15 5 Huyện Phúc Thọ 52 42 5875 0 2504 151,306 56,75 0,12 56,63 15 11 6 Huyện Thạch Thất 26 19 2000 158 1456 281,315 51,39 2,34 49,05 7 0 7 Huyện Đan Phượng 25 12 1211 0 635 53,054 16,37 0,20 16,17 13 6 8 Huyện Quốc Oai 27 24 2339 0 1171 215,644 55,58 0 55,58 8 6 9 Huyện Hoài Đức 43 38 2403 23 125 19,706 0,22 0,03 0,19 2 14 10 Huyện Chương Mỹ 30 26 39994 11 296 33,452 9,70 0 9,70 5 3 11 Quận Đống Đa 32 32 802 115 161 87,193 20,33 1,66 18,67 5 8 12 Quận Tây Hồ 44 35 1384 243 1150 817,442 36,36 1,74 34,62 13 7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 13 Quận Long Biên 45 41 4083 215 2,599 1195,952 69,25 7,89 61,36 19 14 14 Huyện Đông Anh 48 22 4,898 10 2,436 502,819 107,93 0,09 107,84 9 7 15 Huyện Gia Lâm 44 27 3856 125 3553 789,276 108,48 1,27 107,22 20 15 16 Huyện Sóc Sơn 32 22 9428 0 7447 1,651,676 439,99 0,07 439,92 14 8 17 TX Sơn Tây 14 10 517 0 242 138,577 19,77 0,01 19,76 2 7 18 Huyện Ba Vì 13 9 669 0 274 47,465 81,43 0,06 81,37 2 5 19 Huyện Mê Linh 116 108 10,079 0 1,714 556,091 158,65 0,41 158,24 9 12 20 Quận Hai Bà Trưng 23 17 582 309 355 120416.60 5,54 2,08 3,46 5 7 21 Quận Hoàn Kiếm 14 10 120 50 63 33568,34 0,15 0,11 0,04 3 3 22 Quận Hoàng Mai 53 46 4970 106 1001 580588,13 130,23 4,66 125,57 7 11 23 Huyện Thanh Trì 71 32 1503 138 1245 210060,00 31,25 1,40 29,85 22 4 24 TP Hà Đông 39 36 6314 71 4771 381050,00 223,58 2,50 221,08 9 15 25 Huyện Thường Tín 6 2 150 0 27 12242,68 2,87 0 2,87 2 2 26 Huyện Phú Xuyên 20 10 2065 0 599 58230,01 15,65 2,15 13,50 12 0 27 Huyện Thanh Oai 28 13 2640 0 2734 853108,06 116,32 0,04 116,28 2 8 28 Huyện MỹĐức 17 4 2496 0 432 52681,00 14,53 0,00 14,53 7 0 29 Huyện Ứng Hoà 9 7 191 0 104 3309,00 4,01 0,00 4,01 3 0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
CHƯƠNG 2