đất ở Việt Nam từ khi có luật Đất đai 1987 đến nay
1.3.1.1. Giai đoạn 1986-1992
Luật Đất đai năm 1987 là một trong những sắc luật đầu tiên được ban hành mở đầu của thời kỳ Đổi mới. Các quy định về việc bồi thường dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980; vấn đề đền bù và hỗ trợ tái định cư ở Việt Nam ngày càng được chú trọng và xử lý đồng bộ, phù hợp với tình hình mới.
Các văn bản pháp quy về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất: Quyết định số 186/HĐBT Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích 1986-1992 là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhu cầu của phát triển đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển công nghiệp nghiệp, mở rộng đô thị… chính sách đền bù thu hồi đất chủ yếu được áp dụng là đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác theo Quyết định số 186/HĐBT Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 Hiến pháp 1992 quy định: Đất đai, thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17); Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Điều 18); Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá (Điều 23 ); Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58).
- Luật Đất đai 1993 quy định: Giá đất (Điều 12), Thu hồi đất (Điều 27) - Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998; về cơ bản, vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp thực tế.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng:
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ.
Các văn bản pháp quy về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất - Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998
Việc thực hiện Chính sách đền bù và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, đã đạt được những kết quả quan trọng. nhưng cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được tiếp tục hoàn thiện (Nguyễn Đình Bồng và ctg, 2010).
1.3.1.3. Giai đoạn 2003-2013
Luật Đất đai năm 2003 đã cụ thể hóa những quy định của Hiến Pháp 1992 và thể chế hóa chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
a) Về phạm vi điều chỉnh:
Luật đất đai 2003 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Đối tượng áp dụng:
+ Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
+ Người sử dụng đất;
+ Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
b) Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Mục 4, Chương II của Luật đất đai 2003. Theo Điều 42, quy định về Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi như sau:
i) Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.
ii) Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 iii) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
iv) Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
v) Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.
vi) Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.
Các quy định về những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường được quy định tại Điều 43 và thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 44 của Luật này.