- Thành phố Hồ Chí Minh: Từ năm 1998 đến 30.7.2007, TP đã triển khai hơn 700 dự án có thực hiện việc bồi thường, giải tỏa. Tổng số hộ bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 thu hồi một phần nhà ở và một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp là 43.955 hộ với tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ là hơn 20.121 tỉ đồng.
Một trong những tồn tại lớn nhất trong công tác bồi thường, hỗ trợ là một số chính sách, pháp luật về đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có nhiều thay đổi và không nhất quán, dẫn đến việc thực hiện vừa chậm, vừa khó khăn. Theo khoản 4, Điều 58 NĐ 84/2007 của Chính phủ (quy định những dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày NĐ 197/2004 có hiệu lực, trường hợp do chậm chi trả hoặc chậm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ; trường hợp chưa thực hiện chi trả mà sau đó giá đất cao hơn giá phê duyệt thì phải điều chỉnh giá đất theo quy định tại khoản 2 Điều 9 NĐ197 và khoản 2 Điều 4 NĐ 17/2006); những trường hợp chấp hành tốt chủ trương của Nhà nước đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì chịu thiệt nên so bì, dẫn đến khiếu nại sẽ nhiều lên.
Do vậy, đối với các dự án lớn, phải chia nhiều giai đoạn thì tiền đền bù mà dân chưa nhận sẽ nhân lãi suất ngân hàng để tránh thiệt thòi cho dân; đồng thời giữ nguyên giá bán suất tái định cư như phương án đã được duyệt trước đây, không tăng theo giá thị trường.
Cách định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cũng là vấn đề bức xúc của TP.Hồ Chí Minh. Quy định hiện nay của pháp luật là "bồi thường theo giá thị trường trong điều kiện bình thường", nhưng lại đưa ra khung giá tối đa đất nông nghiệp là 135000 đồng/m2, đất ở là 80 triệu/m2 là thiếu hợp lý. Không thể vận dụng một lúc 2 nguyên tắc: đảm bảo giá đất sát giá thị trường và không vượt khung. Trong thực tế, TP phải vận dụng tối đa các quy định cho phép để hỗ trợ người dân khi giải tỏa, bồi thường, có nơi tiền hỗ trợ còn cao hơn tiền bồi thường. Một số chuyên gia đã đưa ra đề xuất: đối với đất ở đô thị, không nên quy định khung giá trần, mà để tùy điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 kiện từng địa phương tính toán, chi trả cho phù hợp, đúng theo tinh thần "sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường".
Việc vận dụng đền bù như thế nào cho đúng luật mà dân đỡ thiệt là vấn đề cần nghiên cứu chu toàn hơn. Về công tác bồi thường, hỗ trợ, Thành phố cần nghiên cứu thêm những yếu tố tác động đến giá đất, đặc biệt là áp lực đô thị hóa và các yếu tố ảo... để quản lý tốt hơn, tránh tình trạng quản lý "chạy theo giá ảo". Đặc biệt là còn nhiều dự án treo, nhiều dự án triển khai quá chậm, cá biệt như ở Bình Chánh 2/3 số dự án triển khai từ 1-2 năm đến gần chục năm, gây bức xúc cho dân; cần rạch ròi giữa các khoản "đền bù" và "hỗ trợ" để tránh phát sinh những quan hệ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác...(Đức Trung, 2007)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
1.4.3 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội