Phần giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Hùng Khánh (Trang 78)

- Các hoạt động tài chính còn chưa thực sự hiệu quả.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH HÙNG KHÁNH

3.3 Phần giải pháp

Từ việc phân tích từng nét chung, riêng, tình hình tài chính cùa công ty, chúng ta có thể thấy được những mặt tích cực cũng như còn hạn chế của công ty. Đối với những mặt tích cực, Công ty cần tích cực phát huy hơn nữa trong những năm tới, còn những mặt hạn chế nên xem xét xử lý, tìm biện pháp khắc phục.

Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc về nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải: sự cạnh tranh khốc liệt trong và ngoài nước khiến hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, chính sách, chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực, những thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng. Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, thích nghi tốt với những biến động của thị trường và đưa ra những phương pháp khắc phục cụ thể, hợp lý.

Hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng cao làm cho vốn công ty bị ứ đọng, do đó để hạn chế ứ đọng vốn cần có những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu.

Đối với hàng tồn kho:

Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Căn cứ trên kế hoạch đó trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn.

Đối với khoản phải thu:

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm làm khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn. Biện pháp làm giảm khoản phải thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng như năm 2013 mà công ty đã làm được, đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm.

Tăng doanh thu:

Trên cơ sở năm vững nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các mặt hàng, phát huy những sản phẩm được khách hàng yêu cầu.

Chấp hành tốt việc định mức dự trữ hàng hóa, tránh bị hao hụt hàng hóa ngoài định mức. Công ty cần vận dụng các đòn bẩy về tiền lương, thưởng, kích thích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Chú trọng công tác quảng cáo: Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất hiện nay để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Do đó, để nâng cáo hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị thế của công ty trên thương trường, Công ty nên lập kế hoạch quảng cáo, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

nghiệp vụ cao. Cần chú trọng đến thị hiếu của khách hàng và mở rộng thị trường phân phối sản phẩm rộng rãi hơn.

Tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ trong khâu giao hàng và thanh toán của Công ty .

Trong tình hình giảm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để công ty tăng doanh thu là giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời phát triển những sản phẩm nội thất mới có giá bình dân hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của công ty tuy không bị khách hàng khiếu nại về chất lượng nhưng công ty cần cố gắng hoàn thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm nội thất của mình để mở rộng thị trường tiêu thụ trong toàn quốc.

Nghiên cứu nắm bắt thông tin về giá để ra chính sách giá linh hoạt trong từng thời điểm. Chủ động điều chỉnh giá bán sản phẩm khi đầu vào có biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng.

Giảm chi phí:

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phí bán hàng. Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lí phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rông kinh doanh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường

Tích cực thanh lý những tài sản cũ, không còn sử dụng trong kinh doanh, đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất mới hơn để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất

Công ty cần quản lý chi phí theo từng bộ phận phát sinh để quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xét đền bù hoặc khen thưởng

giá cả hợp lý, doanh nghiệp cần chú trọng xem xét việc hạ thấp các khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty như: phí vận chuyển giao hàng cho khách, phí kiểm định sản phẩm….

Việc hạ thấp chi phí kinh doanh phải dựa trên 2 hướng cơ bản sau:

Hiện đại hóa các trang thiết bị quản lý, kinh doanh.

Nâng cao trình độ quản lý, kĩ năng cho người lao động.

Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu:

Trong quá trình hoạt động để góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận nhiều khi công ty phải bán chịu hàng hóa. Tuy nhiên, bán chịu hàng hóa lại làm tăng chi phí bao gồm chi phí vốn kẹt đầu tư vào khoản phải thu và chi phí do tổn thất nợ không thể thu hồi. Do vậy, công ty cần có chính sách bán chịu hợp lý hơn.

Qua phân tích, trong 3 năm qua các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, công ty cần xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý hơn sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu vượt mức chi phí phát sinh do chính sách bán chịu. Cụ thể công ty cần thực hiện như sau:

Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho. Tạo uy tín về năng lực tài chính cho công ty.

Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nơi vay và thời hạn bán chịu.

Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu: có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận chúng mang lại.

Kết hợp chặt chẽ chính sách bán chịu với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.

gian dài thì công ty nên huy động thêm nguồn vốn CSH để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả hơn, tránh tình trạng công ty đi vay nợ quá nhiều nhằm giảm bớt chi phí lãi vay cũng như giảm bớt áp lực thanh toán nợ cho công ty.

Đồng thời, huy động thêm nguồn vốn giúp giảm bớt những khoản phải trả mà công ty đã chiếm dụng của các đơn vị khác, nhằm gia tăng uy tín của công ty trong lĩnh vực tài chính, tạo dựng lòng tin cho khách hàng và đối tác trong các hợp đồng làm ăn giữa đôi bên. Từ đó giúp cho tình hình tài chính của công ty ổn định và vững mạnh hơn.

Công nợ của công ty qua các năm còn tồn đọng nhiều các khoản phải thu và phải trả. Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn các khoản và đôn đốc thanh toán đúng hạn

Đối với các khoản phải thu

Công ty cần có một số biện pháp để cắt giảm bớt các khoản phải thu như: khi ký hợp đồng bán hàng, Công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng thanh toán tiền hàng sớm cho Công ty. Như vậy, việc làm trên vừa giúp Công ty sớm thu hồi công nợ mà còn là hình thức khuyến mãi, chiết khấu nhằm giữ chân khách hàng với Công ty

Đối với các khoản tạm ứng cho công nhân viên

Công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt công tác hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm trễ sẽ áp dụng các hình thức xử phạt tương ứng.

Đối với các khoản phải trả

Công ty cần theo dõi chi tiết từng khoản nợ ứng với từng nhà cung cấp khác nhau, xác định khoản nào đến hạn cần thanh toán ngay nhằm nâng cao uy tín của Công ty, tăng sự tin cậy đối với đối tác. Đặc biệt, Công ty cần chú

hạn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Hùng Khánh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w