Lợi nhuận trƣớc thuế

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 35)

Lợi nhuận trƣớc thuế là hiệu số giữa thu nhập và chi phí. Do đó có thể thấy đƣợc lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập và chi phí. Năm 2011 thu nhập của ngân hàng tăng mạnh hơn so với năm 2010 nên giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng nhanh từ 44.829 triệu đồng năm 2010 lên 105.597 triệu đầu năm 2011. Tuy nhiên đến cuối năm 2011 nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn, một số phải doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, sản xuất định trệ khiến cho các khoản thu nhập từ cho vay của ngân hàng giảm đi. Mặt khác, chi phí cho trích lập dự phòng của ngân hàng tăng lên do nợ xấu xuất hiện trở lại. Chính những điều này đã làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng năm 2012. Cụ thể lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng giảm 10.697 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận trƣớc thuế 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng mạnh so với cùng kì năm trƣớc. Mặc dù tình hình cho vay gặp khó khăn, tăng trƣởng tín dụng đầu năm nay khá thấp tuy nhiên ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đã giúp gia tăng các khoản thu nhập phi lãi bù đắp cho các khoản chi phí trả lãi. Đồng thời việc lãi suất huy động giảm trong thời gian qua đã góp phần giúp ngân hàng có thể tiết

kiệm khá nhiều chi phí cho việc trả lãi nên lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng VCB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì năm trƣớc là 6,83%. Tuy nhiên trƣớc tình hình kinh tế khó khăn và thị trƣờng kinh doanh đang bất ổn việc kinh doanh thu đƣợc lãi đã cho thấy đƣợc ngân hàng vẫn đang hoạt động tốt. Đây là sự nổ lực của toàn thể nhân viên, cán bộ ngân hàng đƣa VCB Cần Thơ vƣợt khó đi lên để xứng đáng với danh hiệu là một trong những ngân hàng có uy tín thƣơng hiệu hàng đầu trên địa bàn.

3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguốn vốn đƣợc xem là yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi huy động vốn tốt thì ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động ổn định của mình tiến hành cho vay thực hiện các hoạt động kinh doanh để sinh lời.

Vietcombank chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng thƣơng mại có quy mô lớn, phục vụ nhu cầu vốn cho tất cả các ngành kinh tế, góp phần phát triển nông nghiệp, thƣơng mại, công nghiệp, xây dựng trên toàn địa bàn thành phố. Các hoạt động của ngân hàng vẫn đang tác động tích cực đến nền kinh tế địa phƣơng. Do phải thƣờng xuyên đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng tại địa phƣơng nên những năm vừa qua Vietcombank đã luôn tích cực duy trì và gia tăng nguồn vốn của mình để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm ba thành phần chính: vốn huy động, vốn điều chuyển và nguồn vốn khác. Tình hình nguồn vốn của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc thể hiện nhƣ sau.

Từ năm 2010 đến 2012 thì nguồn vốn của ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn của ngân hàng 2.798 tỷ đổng. Năm 2011 nguồn vốn ngân hàng Vietcombank tăng nhẹ thêm 1,64% so với năm 2010 cho thấy ngân hàng đang duy trì ổn định nguồn vốn của mình mặc dù thời điểm này nền kinh tế đang ở mức lạm phát cao. Sang năm 2012 có sự thay đổi mạnh về tổng nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn của ngân hàng đã tăng 66,24% so với năm 2011 do lạm phát đã đƣợc kiểm chế, niềm tin của ngƣời dân vào sự phục hồi của nền kinh tế nên ngân hàng chủ động gia tăng nguồn vốn của mình nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Qua những diễn biến trên cho thấy đƣợc quy mô chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang đƣợc mở rộng và nâng cao.

Vốn huy động

Vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự biến động của vốn huy động tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng cụ thể đó là hoạt động tín dụng đƣợc trình bày ở bảng 3.3 dƣới đây:

Bảng 3.3 Tình hình huy động vốn của VCB Cần Thơ 2010-2012

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi TCKT, TCTD khác 909 758 1.109 (151) (16,61) 351 46,31 Tiền gửi dân cƣ 1.126 1.453 1.873 327 29,04 420 28,91 Phát hành GTCG 12 1 0 (11) (91,67) (1) (100,00)

Tổng VHĐ 2.047 2.212 2.982 165 8,06 770 34,81

Nguồn: Phòng vốn – Vietcombank Cần Thơ, 2010-2012

Trong tất cả các thành phần nguồn vốn thì vốn huy động đƣợc xem là nguồn vốn quan trọng nhất và thƣờng chiếm tỉ trọng cao trong khoản mục nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu không duy trì sự ổn định của nguồn vốn này ngân hàng khó có thể hoạt động tốt vì không đủ vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ luôn chiếm tỉ trọng trên 55% từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Điều này chứng tỏ rằng trong những năm vừa qua chi nhánh đã tự chủ động tốt về nguồn vốn của mình, chi nhánh thu hút đƣợc khá nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cƣ trong địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng của mình, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn vay và nguồn vốn điều chuyển từ hội sở.

Để chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cùng với việc tung ra các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, phát triển đa dạng hóa các loại sản phẩm huy động vốn để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chính những điều này đã giúp Vietcombank Cần Thơ luôn duy trì một lƣợng vốn huy động ổn định và tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 lƣợng vốn tăng 8,06% so với năm 2010. Năm 2012 lƣợng vốn huy động tăng mạnh thêm 34,81%, mức tăng gần 4 lần so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay nguồn

vốn huy động của ngân hàng tăng 7,88% so với cùng kì năm trƣớc. Để hiểu rõ hơn về sự gia tăng này ta phân tích chi tiết các khoảng mục của vốn huy động.

Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng đƣợc thực hiện thông qua 3 kênh chính đó là tiền gửi của dân cƣ; tiền gửi TCKT, TCTD khác và phát hành giấy tờ có giá. Sự thay đổi của từng khoản mục đều ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 3.4 Tình hình huy động vốn của VCB Cần Thơ 6T2012-6T2013

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T2013/6T2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Tiền gửi TCKT, TCTD khác 916 1.059 143 15,61 Tiền gửi dân cƣ 1.695 1.758 63 3,72 Phát hành GTCG 0,3 0 (0,3) (100,00)

Tổng vốn huy động 2.611,3 2.817 205,7 7,88

Nguồn: Phòng vốn – Vietcombank Cần Thơ, 6 tháng 2012-6 tháng 2013

Qua bảng 3.5 có thể nhận rút ra nhận xét sau: Tỷ trọng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cƣ luôn chiếm trên 50% qua các năm cho thấy đƣợc đây là hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng.

Bảng 3.5 Cơ cấu vốn huy động VCB Cần Thơ 2010 – 6T2013

Đvt: %

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 6T 2013

Tiền gửi TCKT, TCTD khác 44,41 34,27 37,19 37,59 Tiền gửi dân cƣ 55,01 65,69 62,81 62,41 Phát hành GTCG 0,59 0,05 0,00 0,00

Tổng vốn huy động 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Theo số liệu thống kê Phòng vốn VCB Cần Thơ

Từ 2010 đến những tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động này luôn đƣợc duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng cũng ở mức ổn định. Điều này cũng cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến nguồn vốn huy động này. Dƣới áp lực cạnh tranh với các ngân hàng trong địa bàn việc thƣờng xuyên tung ra các chƣơng trình khuyến mãi, loại hình huy động đa dạng phù hợp với thực tế, cải thiện chất lƣợng phục vụ, tạo sự thuận tiện thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Nhờ vào đó ngân hàng và khách hàng ngày càng gần nhau hơn, tạo mối quan hệ gắn kết lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng đồng thời mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mới. Cuối năm 2011

NHNN bắt đầu thiết lập trần lãi suất huy động, sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm nay lãi suất huy động thay đổi liên tục theo hƣớng giảm dần, việc lãi suất giảm ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng, tình trạng nợ xấu trong nền kinh tế, những tin đồn không tốt về hệ thống ngân hàng lòng tin của ngƣời dân không còn nhƣ trƣớc. Trƣớc tình hình khó khăn đó Vietcombank Cần Thơ không những duy trì đƣợc lƣợng vốn cũ mà còn mở rộng quy mô vốn huy động này thể hiện qua mức tăng trƣởng của tiền gửi dân cƣ; cho thấy đƣợc ngân hàng đã xây dựng đƣợc lòng tin, uy tín của mình đối với khách hàng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.

Dựa vào bảng trên có thể nhận xét nguồn vốn huy động từ tiền gửi TCKT, TCTD khác tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 nguồn tiền gửi này giảm 16,61%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2011 kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên nguồn tiền của doanh nghiệp chủ yếu là đi ra khỏi ngân hàng hơn là đi vào, các TCTD khác cũng hạn chế việc gửi tiền tại ngân hàng do trong giai đoạn này các TCTD cần vốn để cho mở rộng cho vay do lãi suất và nhu cầu cho vay lúc này tăng cao. Tuy nhiên năm 2012 và 6 tháng đầu năm nay nguồn vốn từ tiền gửi của TCKT, TCTD khác tăng mạnh từ 758 tỷ đồng năm 2011 lên 1.109 tỷ đồng năm 2012 và 6 tháng đầu năm nay tăng 143 tỷ đồng so với cùng kì năm trƣớc. Nguyên nhân, mặc dù năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế vẫn khó khăn nhƣng dự đoán của ngân hàng về nhu cầu vốn vào năm 2012 sẽ tăng vì nền kinh tế có sự cải thiện hơn so với năm 2011, cùng với đó là những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và NHNN nhằm giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nên ngân hàng đã chủ động tăng vốn huy động để cân đối nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Phát hành GTCG là một trong những phƣơng thức huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng thấp cho thấy đây là hình thức huy động thứ yếu của ngân hàng và ít đƣợc sử dụng. Năm 2010 tỷ trọng vốn huy động từ phát hành GTCT là 0,59% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 huy động vốn từ GTCG có sự giảm mạnh, năm 2012 ngân hàng Vietcombank Cần Thơ không còn huy động vốn bằng hình thức phát hành GTCG. Ƣu điểm của hình thức huy động này là tính ổn định. Tuy nhiên hạn chế do đây là nguồn vốn khách hàng cho ngân hàng vay, khách hàng không đƣợc rút trƣớc hạn, không linh hoạt, ngân hàng muốn phát hành loại chứng chỉ này phải có sự cho phép của Hội sở và chi phí cao chính những nhƣợc điểm này khiến cả ngân hàng và khách hàng đều ít quan tâm đến hình thức huy động vốn này. Cụ thể năm 2010 ngân hàng chủ động

huy động bằng phát hành GTCG chỉ đạt đƣợc 12 tỷ đồng, năm 2011 chỉ còn 1 tỷ và năm 2012 trở đi ngân hàng không huy động theo hình thức này nữa. Bảng 3.6Tình hình nguồn vốn VCB Cần Thơ giai đoạn 2010-6T2013

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 2.047 2.212 2.982 2.611 2.817 165 8,06 770 34,81 206 7,89 Vốn điều chuyển 592 498 1.283 1.269 1.352 (94) (15,88) 785 157,63 83 6,54 Vốn khác 159 134 463 588 269 (25) (15,72) 329 245,52 (319) (54,25) Tổng nguồn vốn 2.798 2.844 4.728 4.468 4.438 46 1,64 1884 66,24 (30) (0,67)

Nguồn: Phòng vốn – Vietcombank Cần Thơ, 2010-6 tháng 2013 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển hay còn đƣợc gọi là vốn vay từ hội sở là nguồn vốn quan trọng thứ hai sau nguồn vốn huy động của ngân hàng. Khoản vốn này đƣợc chuyển từ Hội sở đến cấp chi nhánh nhằm chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động hiệu quả. Căn cứ vào bảng 3.6 có thể thấy nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng năm 2011 có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2010 từ 592 tỷ đồng xuống còn 498 tỷ đồng năm 2011. Do năm 2011 NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN quy định tỷ trọng dƣ nợ cho vay, tăng trƣởng tín dụng giai đoạn này cũng thấp nên nhu cầu vốn của ngân hàng cũng sụt giảm. Năm 2012 vốn điều chuyển tăng mạnh tăng 157,63% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển của ngân hàng tăng 6,54% so với cùng kì năm trƣớc. Do năm 2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm nay ngân hàng tiếp tục thực hiện giảm lãi suất để kích cầu tín dụng cùng với đó mở rộng dịch vụ, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng đƣợc ngân hàng chú ý phát triển. Do đó để đáp ứng những nhu cầu trên ngân hàng đã chủ động đề nghị Hội sở điều chuyển vốn cho ngân hàng chi nhánh.

Vốn khác

Ngoài sử dụng vốn huy động, vốn điều chuyển, Vietcombank Cần Thơ còn tận dụng một số nguồn vốn khác: Các khoản phải trả, nguồn vốn trong thanh toán, vốn ủy thác đầu tƣ, vốn tài trợ đặc điểm của những nguồn vốn trên là ngân hàng không phải tốn chi phí huy động, ít rủi ro. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại chiếm tỉ trọng thấp, thời gian sử dụng vốn ngắn. Nguồn vốn trên có sự biến động không đều trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể năm 2011 nguồn

vốn này giảm 25 tỷ so với năm 2011. Sang năm 2012, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tăng do đó để tranh thủ đƣợc nhiều nguồn vốn ngân hàng mở rộng phát triển hoạt động thanh toán cho doanh nghiệp, chính sách mở rộng dịch vụ thẻ ATM và hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ nhất là thẻ tín dụng. Vì vậy ngân hàng tranh thủ đƣợc một lƣợng vốn lớn nên nguồn vốn khác năm 2012 của ngân hàng tăng 245,52%. Sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn khác của ngân hàng có phần giảm sút so với cùng kì năm trƣớc, nguyên nhân là do tình hình kinh tế vẫn chƣa có những chuyển biến tích cực nên các khoản vốn tài trợ uỷ thác của ngân hàng cũng ít đi, nguồn vốn trong thanh toán giảm nên dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn này.

Qua hơn 24 năm thành lập VCB Cần Thơ đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tƣơng tự các ngân hàng trên địa bàn VCB Cần Thơ cũng phát triển đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác với mạng lƣới rộng lớn gồm 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch, các phòng ban đƣợc tổ chức theo hƣớng chuyên môn hóa cao đây là những điều kiện thuận lợi góp phần vào sự phát triển của ngân hàng trong thời gian vừa qua. Điều này đƣợc cụ thể hóa thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể thu nhập của ngân hàng qua các năm đều tăng mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và biến động khó lƣờng. Chi phí của ngân hàng tuy có tăng nhƣng chỉ với tốc độ thấp nhờ đó kết quả hoạt động của ngân hàng qua các năm đều lãi. Tuy nhiên do những khó khăn trong giai đoạn 2011-2012 nên lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng có phần giảm sút. Về

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 35)