Các kiểu tình huống học tập

Một phần của tài liệu rèn luyện học sinh kỹ năng áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 39)

8. Những từ viết tắc trong đề tài

2.6.3.Các kiểu tình huống học tập

a. Tình huống phát triển, hoàn chỉnh

HS đứng trƣớc một vấn đề chỉ mới đƣợc giải quyết một phần, một bộ phận, trong một phạm vi hẹp, cần phải tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng thêm sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới.

Phát triển, hoàn chỉnh vốn kiến thức của mình luôn luôn là niềm khát khao của tuổi trẻ, đồng thời, “đó cũng là con đƣờng phát triển khoa học” (Feynman). Quá trình phát triển, hoàn thiện kiến thức sẽ đem lại những kết quả mới (kiến thức mới, kỹ năng mới, phƣơng pháp mới) nhƣng trong quá trình đó, vẫn có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp đã biết.

b. Tình huống lựa chọn

HS đứng trƣớc một vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc, có liên quan đến một số kiến thức hay một số phƣơng pháp giải quyết đã biết, nhƣng chƣa chắc chắn là có thể dùng kiến thức nào, phƣơng pháp nào để giải quyết vấn đề thì sẽ có hiệu quả. HS cần phải lựa chọn, thậm chí thử làm xem KT nào, PP nào có hiệu quả để giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra.

Nhƣ vậy, có nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Việc lựa chọn cách giải quyết nào sẽ tùy theo tình hình lớp học và tình hình thiết bị của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, cách giải quyết vấn đề và kiến thức cần dung khi giải quyết vấn đề là đã biết, nhƣng kết quả đạt đƣợc là một định luật mới.

c. Tình huống bế tắc

HS đứng trƣớc một vấn đề mà trƣớc đây chƣa gặp một vấn đề tƣơng tự. Vấn đề cần giải quyết không có một dấu hiệu nào liên quan đến một kiến thức hoặc một phƣơng pháp đã biết. HS bắt buộc phải xây dựng KT mới hay PP mới để giải quyết vấn đề. Tình huống này thƣờng gặp khi bắt đầu nghiên cứu một lĩnh vực KT mới.

34

d. Tình huống “tại sao?”

Trong nhiều trƣờng hợp, HS quan sát thấy một hiện tƣợng vật lý nào đó xảy ra trái với những suy nghĩ thông thƣờng, “trái” với những kiến thức mà HS đã biết hoặc chƣa bao giờ gặp nên không biết dựa vào đâu mà lý giải. HS cần phải tìm xem nguyên nhân vì đâu lại có sự trái ngƣợc đó, sự lạ lung đó. Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải xây dựng kiến thức mới.

Cách phân loại tình huống học tập chỉ mang tính tƣơng đối. Tùy theo cách đặt câu hỏi, cách dẫn dắt, cách tổ chức tình huống mà HS sẽ rơi vào tình huống này hay tình huống khác.

Để tăng sự hấp dẫn của bài học và sự mềm dẻo của tƣ duy HS, GV nên thƣờng xuyên thay đổi kiểu tình huống học tập.

e. Tình huống lạ

HS đứng trƣớc một vấn đề hoàn toàn mới, không phù hợp với những gì mà các em biết, không biết phải dùng kiến thức và phƣơng pháp nào để giải quyết.

2.6.4. Tổ chức tình huống học tập

Tổ chức tình huống học tập thực chất là tạo ra hoàn cảnh để HS tự ý thức đƣợc vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề, biết đƣợc mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định đƣợc làm nhƣ thế nào.

Cần thiết kế mỗi bài học thành một chuỗi tình huống học tập liên tiếp, đƣợc sắp đặt theo một trình tự hợp lý của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu nhằm đƣa HS tiến dần từ chỗ chƣa biết đến biết, từ biết không đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực GQVĐ của HS.

Quy trình tổ chức tình huống học tập trong lớp có thể gồm các giai đoạn chính sau:

 GV mô tả một hoàn cảnh cụ thể mà HS có thể cảm nhận đƣợc bằng kinh nghiệm thực tế, biểu diễn một thí nghiệm hoặc yêu cầu HS làm một thí nghiệm đơn giản để làm xuất hiện hiện tƣợng cần nghiên cứu.

 GV yêu cầu HS mô tả lại hoàn cảnh hoặc hiện tƣợng bằng chính lời lẽ của mình theo NNVL

 GV yêu cầu HS dự đoán sơ bộ hiện tƣợng xảy ra trong hoàn cảnh đã mô tả hoặc giải thích hiện tƣợng quan sát đƣợc dựa trên những kiến thức và phƣơng pháp đã có từ trƣớc (giải quyết sơ bộ vấn đề).

35

 GV giúp HS phát hiện ra chỗ không đầy đủ của họ trong kiến thức, trong cách

giải quyết vấn đề và đề xuất nhiệm vụ mới cần giải quyết (dƣới dạng câu hỏi, nêu rõ những điều kiện đã cho và yêu cầu cần đạt đƣợc).

Nhƣ vậy, tình huống học tập xuất hiện khi HS ý thức đƣợc rõ rang nội dung, yêu cầu của vấn đề cần giải quyết và sơ bộ nhận thấy mình có khả năng giải quyết đƣợc vấn đề, nếu cố gắng suy nghĩ và tích cực hoạt động.

Một phần của tài liệu rèn luyện học sinh kỹ năng áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 39)