8. Những từ viết tắc trong đề tài
2.6.1. Khái niệm vấn đề và tình huống có vấn đề
a. Khái niệm vấn đề.
Theo GS-TS Phạm Hữu Tòng thì: “khái niệm vấn đề dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà người học không thể giải quyết được chỉ bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một khuôn mẫu sẵn có, nghĩa là không thể dung tư duy tái
32
hiện đơn thuần để giải quyết và khi giải quyết được thì người học đã thu được kiến thức kỹ năng mới”[10, tr157]
Khi HS tự lực giải quyết vấn đề học tập, HS gặp khó khăn cản trở khi họ đi tới đích. Khó khăn này chính là cái thúc đẩy hoạt động tìm tòi của HS. Để giải quyết vấn đề, HS không chỉ đơn giản tái hiện những điều đã lĩnh hội đƣợc dƣới hình thức kinh nghiệm mà bắt buộc biến đổi nội dung hoặc phƣơng pháp sử dụng những điều đã lĩnh hội đƣợc, nghĩa là phải tìm tòi sáng tạo.
b. Khái niệm tình huống có vấn đề
Khái niệm vấn đề trong dạy học giải quyết vấn đề chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức và kỹ năng đã có với yêu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới. Chính mâu thuẫn đó đã thúc đẩy hoạt động của tƣ duy, kích thích học sinh tìm tòi giải quyết vấn đề, đó là động lực thúc đẩy sự sáng tạo các kiến thức kỹ năng mới. Lúc đầu các kiến thức còn mang tính khách quan, sau khi HS tiếp thu và ý thức đƣợc mâu thuẫn đó thì nó trở thành cái chủ quan và tồn tại trong ý nghĩ của HS dƣới dạng “bài toán nhận thức” hay “vấn đề học tập”. Muốn cho mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan thì phải tổ chức đƣợc những tình huống đƣa chủ thể vào trong quan hệ giữa cái đã cho và cái yêu cầu phải đạt tới, tình huống đó gọi là “tình huống có vấn đề”.
Theo GS-TS Phạm Hữu Tòng: “tình huống có vấn đề là tình huống mà khi HS tham gia thì gặp khó khăn, HS ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì hi vọng có thể giải quyết được do đó bắt tay vào giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là tình huống này kích thích hoạt động nhận thức tích cực của HS đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề”.[10,tr 157-158]