8. Những từ viết tắc trong đề tài
1.6.2. Các hình thức kiểm tra
Mỗi hình thức thi, kiểm tra đều có mặt tích cực và hạn chế. Để đánh giá kết quả học tập của HS đòi hỏi ngƣời GV phải biết phối hợp các hình thức thi, kiểm tra. Cụ thể nhƣ sau:
Đa dạng hóa các loại hình, các đề thi, kiểm tra cần phối hợp một cách hợp lý
hình thức trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận, hình thức kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành, hình thức kiểm tra vấn đáp với kiểm tra viết, hình thức kiểm tra của GV với tự kiểm tra của HS…nhằm tạo điều kiện đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của HS.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm bài kiểm tra và xử lý kết quả thi, kiểm tra sao cho vừa nhanh, vừa chính xác, đảm bảo đƣợc tính khách quan và sự công bằng, hạn chế đƣợc tiêu cực trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.
Các hình thức kiểm tra trong quá trình học tập bao gồm:
Kiểm tra miệng: kiểm tra kiến thức, thái độ của HS ngay trên lớp học, trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, dƣới dạng vấn đáp là chính.
Kiểm tra thí nghiệm thực hành: kiểm tra kỹ năng thực hành của HS trong quá trình làm các bài thực hành thí nghiệm, dƣới dạng vấn đáp, trình bày báo cáo kết quả.
Kiểm tra viết: kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS, có các dạng kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ.
Kiểm tra đề tài: dƣới dạng bài tập lớn có thể là một vấn đề yêu cầu HS hoặc nhóm
HS phải thực hiện nhằm kiểm tra năng lực nhận thức của HS, đặc biệt là các HS giỏi có năng lực tốt.
Kiểm tra viết là hình thức quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả học tập
của HS. Nó có thể là đánh giá định hình hoặc đánh giá tổng kết, đánh giá theo tiêu chuẩn hoặc đánh giá theo tiêu chí, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng dạng kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.
TNTL: là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải viết đầy đủ các câu trả lời
hoặc bài giải theo cách riêng của mình.
TNKQ: là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà các phƣơng án trả lời đã có sẵn hoặc nếu HS phải viết câu trả lời thì câu trả lời là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra đánh giá cần phối kết hợp hài hòa giữa các loại hình trắc nghiệm khách quan và tự luận, tránh rập khuôn máy móc.
21
Một câu hỏi TNKQ bao gồm ba yếu tố hình thành. Đó là nội dung câu hỏi: gồm phần dẫn và phần trả lời; các phƣơng án hoặc giải pháp cho trƣớc và các quy tắc đƣa ra (chính là đáp án đƣa ra để lựa chọn giải pháp, cách tính điểm phải đƣợc hƣớng dẫn trƣớc).
Nắm chắc các dạng câu hỏi TNKQ, cũng nhƣ cách biên soạn các câu hỏi cho đúng nội dung cần kiểm tra và đúng cú pháp, đồng thời hiểu đƣợc ƣu điểm của từng dạng câu hỏi TNKQ. Các dạng câu hỏi gồm:
Trắc nghiệm đúng /sai.
Trắc nghiệm ghép đôi.
Trắc nghiệm điền khuyết
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.