công tác CNL
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học của các biện pháp QL công tác chủ nhiệm được đề xuất.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo nghiệm về sự cần thiết của từng biện pháp; - Khảo nghiệm về tính khả thi của từng biện pháp.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra viết. Tôi thiết kế các phiếu hỏi về tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp. Các phiếu được gửi đến các chuyên gia và thu nhận lại. Các phiếu được xử lí theo các thông số cần thiết.
- Phương pháp chuyên gia. Tôi xin ý kiến trực tiếp của các chuyên gia,
người có nhiều kinh nghiệm trong công tác QL HS, tổ chức các hoạt động GD cho HS lứa tuổi thanh niên về từng biện pháp công tác CNL. Các ý kiến nhận
xét được ghi nhận, được xem xét và thảo luận nhằm làm sáng tỏ những biện pháp này có khả thi trong thực tiễn hay không.
3.4.4. Địa bàn khảo nghiệm và khách thể khảo nghiệm:
Tôi đã hỏi ý kiến của 28 người ở địa bàn huyện Ba Vì gồm: - 02 Nhà giáo Ưu tú;
- 04 Bí thư Đoàn trường của 04 trường;
- 04 chủ tịch Công đoàn trường của 04 trường;
- 16 GVCN có nhiều kinh nghiệm được thừa nhận của 04 trường.
3.4.5. Cách thức tiến hành khảo nghiệm
Tôi đã soạn sẵn phiếu trưng cầu ý kiến với câu hỏi về tính cần thiết và câu hỏi về tính khả thi của 3 biện pháp được đề xuất và tiến hành xin ý kiến của 26 người được chọn.
3.4.6. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
STT Các biện pháp QL công tác CNL Mức độ cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Biện pháp 1: Tập huấn nâng cao
nhận thức và năng lực cho GVCN 26 100 0 0,0 0 0,0
2
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường công tác thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ QL, GD HS được tốt nhất
26 100 0 0,0 0 0,0
3 Biện pháp 3: Kiểm tra thường xuyên
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
- Các biện pháp nêu trên đều rất cần thiết, đạt tỷ lệ cao, chiếm 100%.
Các biện pháp được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất, vì đây là 3 biện pháp có liên quan trực tiếp đến điều kiện làm việc và nâng cao năng lực làm việc của GVCN. Được đánh giá là cần thiết cao vì thực tế nhận thức và năng lực của nhiều GVCN chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ đang đặt ra và áp lực công việc đối với GV và GVCN đang khá cao. Trong đó “kiểm tra
thường xuyên công tác CNL” là biện pháp hiện nay ở trường THPT Ba Vì nói riêng, ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Ba Vì nói chung được CBQL thực hiện chưa được tốt, đôi khi không phù hợp thực tế , chưa có đổi mới về phương pháp nên hiê ̣u quả chưa cao.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
STT Các biện pháp QL công tác CNL
Mức độ khả thi
Khả thi Ít khả thi Không
khả thi SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Biện pháp 1: Tập huấn nâng cao
nhận thức và năng lực cho GVCN 24 92,3 2 7,7 0 0,0
2
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường công tác thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ QL, GD HS được tốt nhất
20 76,9 6 23,1 0 0,0
3 Biện pháp 3: Kiểm tra thường xuyên
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:
Các ý kiến đều nhận thấy các biện pháp có tính khả thi cao, đạt từ 76,9 % đến 92,3% , vì các điều kiện đảm bảo cho thực hiện các biện pháp đã có hoặc sẽ tạo ra được. Trong thực tế, hầu hết GV, nhất là GVCN lớp đều nhận thức tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, có lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm cao trong việc GD HS. Họ đều tích cực học và tự học để nâng cao năng lực chuyên môn ,nghiệp vu ̣, hưởng ứng thi đua và thực hiện thi đua. Tuy nhiên hiê ̣n nay ở các nhà trường đều nhâ ̣n thức được viê ̣c ta ̣o điều kiê ̣n tốt về môi trường công tác là rất cần thiết , song có những điều kiên không thể thực hiê ̣n ngay được như cơ sở vâ ̣t chất , chất lượng và số lượng GV …. Việc chăm lo, tạo nguồn kinh phí khen thưởng kịp thời những thành tích của mọi người trong trường, trong đó có GVCN có thể được thực hiện được từ nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn kinh phí ngoài ngân sách.
Bảng 3.3. So sánh mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
STT Các biện pháp QL công tác CNL
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Cần thiết Ít cần
thiết Khả thi Ít khả thi
SL % SL % SL % SL %
1
Biện pháp 1: Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN
26 100 0 0,0 24 92,3 2 7,7
2
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường công tác thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ QL, GD HS được tốt nhất
26 100 0 0,0 20 76,9 6 23,1
3
Biện pháp 3: Kiểm tra thường công tác CNL
Số liệu ở bảng 3.3. cho thấy:
- Biện pháp 1 có mức độ cần thiết đạt 100%, mức độ khả thi đạt là 92,3%, chỉ có nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ GVCN thì mới đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra về nâng cao chất lượng GD toàn diện, nhưng để thực hiện biện pháp 1 thì gặp 2 khó khăn, trở ngại lớn là thời gian để tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và tính bảo thủ trì trệ của một bộ phận GV. Đây là một cảnh báo, đòi hỏi CBQL nhà trường phải có quyết tâm cao trong việc sắp xếp các hoạt động chung của nhà trường và giành thời gian cho tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho GVCN, đồng thời phải tích cực tuyên tuyền và có biện pháp thúc đẩy khắc phục tính bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới của một số GV.
- Biện pháp 2 có mức độ cần thiết đạt 100%, mức độ khả thi đạt là 76,9% vì nếu không tạo điều kiện cho GVCN thì họ không thể giành được nhiều công sức thời gian cho công tác chủ nhiệm được, tuy nhiên việc tạo điều kiện cho GVCN không phải dễ thực hiện được với tất cả do số GV có năng lực QL và làm công tác CNL tốt còn ít và còn một bộ phận không nhỏ GV hạn chế về năng lực công tác, thiếu nhiệt tình với công tác chung của trường, không có uy tín trong HS. Viê ̣c xây dựng môi trường công tác nói chung còn phu ̣ thuô ̣c nhiều yếu tố ví du ̣ như cơ sở vâ ̣t chất , số lượng, chất lượng đô ̣i ngũ, nguồn kinh phí ... đều là những yếu tố không dễ thay đổi ngay. Chính vì vậy mà một số ý kiến còn cảm thấy khó thực hiện . Tuy nhiên, vớ i hoàn cảnh hiện có của nhà trường , người QL phải có nhận thức đúng về sự cần thiết của biện pháp để quyết tâm thực hiện những nô ̣i dung khả thi trước như xây dựng các nô ̣i qui , qui chế gắn với thực tế , khích lệ được GV và học sinh, tạo môi trường thi đua lành mạnh , công bằng , đánh giá đúng , tích cực công tác xã hô ̣i hóa GD ...;
- Biện pháp 3 có mức độ cần thiết đạt 100%, mức độ khả thi đạt là 92,3%, cho thấy biện pháp này đáp ứng thực tiễn tốt nhưng để thực hiện được thì CBQL phải có những đổi mới về kiểm tra, giám sát sao cho hiệu quả . CBQL phải tích cực trong viê ̣c nghiên cứu , học hỏi để tự đổi mới , tìm những cách làm mới hiệu quả, phù hợp thực tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên căn cứ lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 3 biện pháp QL công tác CNL ở trường THPT Ba Vì, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra. Các biện pháp QL của CBQL trường THPT góp phần nâng cao năng lực QL HS, năng lực tổ chức các hoạt động GD HS và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của GV đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy, các cán bộ, GV có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong QL công tác chủ nhiệm ở trường THPT đều khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Như vậy, CBQL trường THPT Ba Vì, thành phố Hà Nội có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để QL công tác CNL của trường mình. Đồng thời khi vận dụng các biện pháp QL, nhà trường nên xây dựng hệ thống các biện pháp, trong đó có biện pháp mang tính chủ đạo và có biện pháp mang tính bổ trợ. Mặt khác, bản thân CBQL nhà trường cũng cần phải thường xuyên đổi mới chính mình và không ngừng nâng cao năng lực QL và lãnh đạo của mình thì hiệu quả công việc mới được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ