1.2.4.1. Khái niệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản lý nhà trường của cán bộ QL, đây là một công việc mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên. Để làm tốt công tác này, người QL phải căn cứ vào tình hình GD thực tiễn của nhà trường, như số lượng HS, địa bàn nhà trường, số lượng GVCN lớp, đặc điểm của đội ngũ GVCN … để lên kế hoạch cho từng công việc cụ thể, thời gian thực hiện những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GVCN 1ớp thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công việc theo đặc trưng từng khối lớp. Tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các công việc này của đội ngũ GVCN Iớp nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch, yếu kém để từ đó người QL có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN lớp khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hoàn thiện, đồng bộ công tác CNL góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông.
Như vậy có thể hiểu, QL công tác CNL là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ các GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
1.2.4.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp bao gồm:
- QL đội ngũ GVCN: Căn cứ vào tình hình thực tế các lớp, HS, hiệu trưởng chọn lựa các GV có đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhiệm ở lớp thích hợp. Xây dựng một đội ngũ GVCN lớp nhằm thực hiện việc QL và GD HS ở từng lớp, đây là một nhiệm vụ quan trọng của CBQL ở trường THPT.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế hiệu trưởng quản 1ý toàn diện tập thể học sinh một lớp học để triển khai các tác động giáo dục, các hoạt
động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Nói như vậy có nghĩa là GVCN không chỉ quản 1ý toàn diện tập thể lớp, mà còn quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh ở lớp mình. Chức năng quản lý tập thể lớp của GVCN thể hiện khác nhau (trực tiếp hay gián tiếp), ở các giai đoạn phát triển khác nhau của tập thể HS: khi đội ngũ tự quản đã vững vàng và tập thể đã ở giai đoạn phát triển thì vai trò quản lý trực tiếp của GVCN chuyển dần sang quản 1ý gián tiếp, phát huy cao độ vai trò tự quản của đội ngũ cán bộ lớp, tổ và từng thành viên trong tập thể lớp.
- QL các hoạt động của GVCN:
+ Tìm hiểu học sinh trên thực tế, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt. HS tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục, nhưng đồng thời HS cũng là chủ thể giáo dục với tính năng động có ý thức của HS. Để giáo dục học sinh, giáo viên phải hiểu HS một cách toàn diện và cụ thể, từ đó mới có thể có những tác động sư phạm thích hợp. Trái lại, nếu không hiểu HS hoặc hiểu không đầy đủ, thiếu chính xác thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí thất bại. Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, chính tri, đạo đức, về năng lực nhận thức, về thể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh. . .. Qua đó, thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng học sinh cũng như của cả lớp. Ở đây điều quan trọng là phải hình dung được rõ nét quá trình phát triển nhân cách, phát triển tập thể với những yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực.
+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: Hiệu trưởng hướng dẫn GVCN lập rồi phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp bao gồm lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu gỉáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ nhà
trường giao cho để phát triển tập thể 1ớp chủ nhiệm. Nếu Xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lại cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên và tập trung sức mạnh vào những ưu tiên này. Kế hoạch chủ nhiệm lớp là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác: Tập thể lớp muốn đi đến đâu và cần phải 1àm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó. Kế hoạch chủ nhiệm của GVCN theo lớp trong suốt các năm trong bậc học được gọi là kế hoạch chiến lược và kế hoạch xây dựng cho một năm học được gọi là kế hoạch năm học. Trong kế hoạch năm học có kế hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Bản kế hoạch có định rõ đầu vào mục tiêu (các điều kiện) và đầu ra (sản phẩm), các hoạt động cùng với tiến độ, phân công trách nhiệm (thực hiện vào thời điểm nào? ở đâu? do những ai thực hiện).
+ Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản: Hiệu trưởng hướng dẫn xây dựng kế hoạch với mục tiêu, biện pháp phù hợp và tổ chức kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức Iớp đã được thiết lập (các tổ chức có thể là cố định, có thể là tạm thời nhưng cần thiết) để đạt được kết quả hoạt động chung, mục tiêu của tập thể. Lựa chọn đội ngũ cán bộ tự quản theo quan điểm: chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí.
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống các mối quan hệ và các giá trị, truyền thống trong tập thể để giáo dục HS, GVCN còn phải tổ chức giờ sinh hoạt lớp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các loại hình hoạt động GD đa dạng khác
phù hợp với mục tiêu giáo dục của hoạt động (mục tiêu trội mà hoạt động đó có ưu thể và mục tiêu giáo dục toàn diện mà hoạt động đó có tiềm năng). Đây là một nhiệm vụ cơ bản của GVCN.Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động … đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS.
+ Giám sát, thu thập thông tin thường xuyên về lớp chủ nhiệm:
Chức năng quản lý của giáo viên chủ nhiệm còn thể hiện là người quản lý, theo dõi, đôn đốc và nắm bắt kịp thời mọi thông tin có liên quan đến lớp chủ nhiệm (thậm chí còn phải thường xuyên lưu tâm đến việc kiểm tra phòng học, cầu thang cửa sổ, bàn ghế, những vật dụng trong phòng học có đảm bảo an toàn không? đã được vệ sinh sạch sẽ chưa, cây hoa trong lớp đã được chăm sóc chưa, bàn ghế đã được lau dọn bảo quản chưa?...). Trong những tuần đầu tiên của năm học, GVCN luôn có mặt ở lớp chủ nhiệm vào đầu giờ học từ 10 -15 phút để xem xét tình hình lớp, phải bám lớp trong các hoạt động tập thể như chào cờ, lạo động hay các hoạt động ngoại khóa khác. GVCN nắm bắt tình hình điễn biến của học sinh từng ngày qua đội ngũ tự quản của lớp, giáo viên bộ môn, qua sổ ghi đầu bài, sổ trực của Đoàn, Đội cờ đỏ, tổ giám thị phụ trách theo dõi về trật tự kỉ luật của học sinh trong nhà trường để kịp thời động viên, biểu dương những mặt tốt của học sinh, nhắc nhớ học sinh vi phạm nội quy nhà trường và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh, hoặc phản ánh nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của lớp lên hiệu trưởng nhà trường, với giáo viên bộ môn và các 1ực lượng khác trong nhà trường, gia đình, xã hội.
+ Đánh giá: Hiệu trưởng hướng dẫn, tập huấn việc vận dụng các qui định đánh giá, tổ chức đánh giá, kiểm tra và duyệt kết quả đánh giá. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban
hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định một số việc phải 1àm cụ thể
của GVCN về đánh giá kết quả học tập và đạo đức của HS để xếp loại mang tính QL hành chính. Theo quan điểm đánh giá để phát triển HS, người GVCN hiện nay cần thường xuyên thu thập và xử lí thông tin để khích lệ HS vươn lên, hoặc điều chỉnh kịp thời những hành vi không mong đợi của các em. Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, công bằng, đánh giá HS còn cần hướng đến làm tăng lòng tự tin, muốn tự hoàn thiện của các em. GVCN cần nhìn HS theo quan điểm động và phát triển. Quan trọng nhất là GVCN cần phân biệt giữa đánh giá hành vi và đánh giá nhân cách HS, tránh từ hành vi không mong đợi đơn lẻ của HS quy kết thành đặc điểm nhân cách.
+ Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh:
Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh bằng công nghệ thông tin. Bộ GD-ĐT cũng quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc tổ chức ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công tác QL học sinh, sinh viên ở các trường là một trong những tiêu chuẩn xét thi đua năm học đối với các cơ sở giáo dục.
+ Cố vấn cho BCH chi đoàn trong lớp chủ nhiệm:
GVCN là người lĩnh hội các chủ trương, kế hoạch công tác, phong trào của nhà trường và các đoàn thể trong trường, đồng thời cũng là người đồng chí của đoàn viên HS, người phụ trách đội viên... nên hội tụ những hiểu biết, kinh nghiệm và tư cách làm cố vấn cho các tổ chức chính trị trong đơn vị lớp.
+ Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức giáo dục và đánh giá học sinh. GVCN thường xuyên cần kết hợp với GV bộ môn để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp mình.
GVCN cũng phải phối hợp với tổ chức Đoàn, các tổ chức xã hội khác để GD đạo đức, nề nếp, lối sống cho HS; tổ chức và đưa HS vào hoạt động xã hội. Đặc biệt, GVCN cần phối hợp với cha mẹ HS để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dựa trên tình cảm, quan hệ huyết thống, tác động giáo dục đến con, em theo mục tiêu giáo dục, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
QL vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, QL công tác CNL đòi hỏi người lãnh đạo phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, QLGD nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc QL nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung QL hoạt động công tác chủ nhiệm các lớp, hiểu biết về đặc tố ảnh hưởng tới việc QL công tác CNL của người lãnh đạo. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình QL tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học, đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu GD đã đề ra.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề QL, công tác CNL, QL công tác CNL, biện pháp QL công tác CNL và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ GD&ĐT về vấn đề công tác CNL, trong đó, các biện pháp QL công tác CNL là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng QL. Biện pháp QL của hiệu trưởng về công tác CNL bao gồm: Xây dựng và phát triển đội ngũ GVCN lớp và nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN, nhằm đáp ứng yêu cầu GD toàn diện HS. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng QL công tác chủ nghiệm lớp và đề ra các biện pháp QL công tác CNL ở trường THPT Ba Vì, thành phố Hà Nội nói riêng và trong các trường THPT nói chung.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở