0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ HS về vai trò

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 -39 )

GVCN lớp

Tiến hành lấy ý kiến của 03 CBQL, 75 GV và 72 cha mẹ HS thu được kết quả bảng sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL và GV về vai trò của GVCN

STT Nội dung Các mức độ Có vai trò lớn Có vai trò vừa phải Không có vai trò SL % SL % SL % 1 Đội ngũ GVCN có vai trò như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường

140 93,3 10 6,7 0 0

2

Đội ngũ GVCN có vai trò như thế nào đối với thái độ học tập của HS

146 97,3 4 2,7 0 0

3

Đội ngũ GVCN có vai trò như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của HS

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả ba nội dung được lấy ý kiến, đa phần các CBQL, GV và cha mẹ HS đánh giá cao vai trò của GVCN. Đặc biệt ở nội dung thứ ba, có 100% ý kiến cho rằng “Có vai trò lớn” đối với việc rèn luyện đạo đức của HS. Qua tìm hiểu cho thấy hầu hết cha mẹ HS đều đặt niềm tin vào GVCN trong việc GD con em mình, luôn có suy nghĩ “trăm sự nhờ thầy”, mong thầy cô hết lòng vì HS. Qua kết quả trên cho thấy, để GD HS được tốt cần bồi dưỡng đội ngũ GVCN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thật tốt, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc, khả năng xử lí tình huống tốt.

2.3.2. Thực trạng phối hợp của GVCN với các lực lượng liên quan để GD HS

Tiến hành lấy ý kiến 40 GV hiện đang làm công tác CNL về việc phối hợp với các lực lượng khác để GD HS, thu được kết quả bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát GVCN về thực trạng phối hợp của GVCN với các lực lƣợng khác tham gia GD HS STT Lực lƣợng phối hợp Mức độ phối hợp thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ 1 Cha mẹ HS 35 5 0 2 GV bộ môn 10 30 0

3 Ban bảo vệ nhà trường 12 23 5

4 Đội thanh niên xung kích 8 20 12

5 BCH Đoàn thanh niên 0 15 25

6

BCH Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ trong

trường 0 5 35

7 Lãnh đạo thôn, xã 0 3 37

8 Đoàn TN ở xã phường 0 2 38

9 Công an xã 0 2 38

10 Hội cựu giáo chức xã 0 0 40

Tiến hành hỏi ý kiến của 03 CBQL về số GVCN phối hợp với các lực lượng liên quan để GD HS thu được kết quả bảng 2.5:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát CBQL về thực trạng phối hợp của GVCN với các lực lƣợng khác tham gia GD HS STT Lực lƣợng phối hợp Mức độ phối hợp thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ 1 Cha mẹ HS 25 15 0 2 GV bộ môn 7 31 2

3 Ban bảo vệ nhà trường 5 29 6

4 Đội thanh niên xung kích 5 23 12

5 BCH Đoàn thanh niên 0 10 30

6

BCH Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ trong

trường 0 0 40

7 Lãnh đạo thôn, xã 0 0 40

8 Đoàn TN ở xã phường 0 0 40

9 Công an xã 0 0 40

10 Hội cựu giáo chức xã 0 0 40

11 Các cơ quan cùng nằm trên địa bàn trường 0 0 40 Số liệu ở bảng 2.4 và bảng 2.5 ở trên cho thấy:

Các GVCN chủ yếu phối hợp và phối hợp có hiệu quả với cha mẹ HS và GV bộ môn là chính. Đây là những lực lượng thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập của HS. Ngoài ra, GVCN còn có phối hợp nhiều với Đội thanh niên xung kích và Ban bảo vệ, đây là các lực lượng thường nắm bắt và xử lí các HS vi phạm nội quy (nhất là ngoài giờ học). GVCN thường phối hợp chủ yếu là để nắm bắt tình hình HS lớp mình mắc khuyết điểm. Qua kết quả trên cho thấy việc phối hợp với các lực lượng còn lại là rất hạn

chế (có trường hợp không có sự phối hợp), nguyên nhân có thể là do việc nhiều GVCN không thấy sự liên quan đến việc GD HS hoặc việc phối hợp cũng khó khăn hơn mà hiệu quả không cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, CBQL đánh giá việc phối hợp của GVCN cũng gần như trùng ý kiến của GVCN. Tuy nhiên, để GD HS được tốt cần phải có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa GVCN với các lực lượng liên quan, ví dụ: phối hợp với các lực lượng ở địa phương để nắm bắt được hoàn cảnh của gia đình HS, để được giúp đỡ trong công tác thăm hỏi, GD HS tại gia đình; phối hợp Hội cựu giáo chức để học hỏi kinh nghiệm, để nhờ giúp đỡ giáo dục HS ở địa phương; phối hợp với các cơ quan để nhận sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong việc giúp đỡ các HS có hoàn cảnh khó khăn …. CBQL nhà trường cần chú trọng hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác phối hợp của GVCN với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường để GD HS được tốt hơn.

2.3.3. Thực trạng QL các hoạt động của GVCN

2.3.3.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Khảo sát lãnh đạo nhà trường về kết quả đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của 40 GVCN, thu được kết quả:

Bảng 2.6. Khảo sát chất lƣợng xây dựng kế hoạch của GVCN TT Nội dung đánh giá Tỷ lệ đƣợc đánh giá

Số lượng %

1 Có kế hoạch chủ nhiệm 40 100

2

Kế hoạch được xây

dựng đúng lịch công tác 32 80

3 Chất lượng kế hoạch tốt 30 75

4 Chất lượng kế hoạch

bình thường 6 15

Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% GVCN đã xây dựng kế hoạch công tác CNL theo quy định, song vẫn còn nhiều GVCN lập kế hoạch chậm, đặc biệt còn 10% GVCN chất lượng kế hoạch còn yếu, chưa bám sát tình hình lớp và kế hoạch nhà trường.

Qua phỏng vấn hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng cho thấy, nhà trường sau khi phân công GVCN đều phát mẫu sổ chủ nhiệm và triển khai việc lập kế hoạch chủ nhiệm năm học.

Sau khi lập xong kế hoạch chủ nhiệm năm học nhà trường đã tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch chủ nhiệm. Trong năm học, GVCN tiếp tục cụ thể hóa kế hoạch theo từng tuần và nhà trường tiếp tục kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) và có đưa kết quả vào đánh giá xếp loại hồ sơ của GV.

Tuy nhiên, qua khảo sát một số bản kế hoạch chủ nhiệm năm học thấy rằng, phần xác định các biện pháp thực hiện còn chưa cụ thể, kế hoạch tổ chức các hoạt động trong các tuần của GVCN cũng chưa cụ thể. Kết quả khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN theo Điều 31, Điều lệ trường phổ thông cũng cho thấy rõ sự hạn chế trong việc lập kế hoạch của nhiều GVCN.

2.3.3.2. Xây dựng nền nếp cho HS, xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái:

Khảo sát ý kiến lãnh đạo nhà trường về việc đánh giá chất lượng xây dựng nền nếp cho HS, xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái của 40 GVCN thu được kết quả sau:

Bảng 2.7. Khảo sát đánh giá chất lƣợng xây dựng nền nếp HS trong lớp của GVCN

Nội dung

Mức độ

Rất tốt Tốt Khá Bình

thường Yếu

Xây dựng nền nếp cho HS, xây

Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết GVCN đã tập trung xây dựng được tập thể lớp có nền nếp cho HS, xây dựng tập thể HS đoàn kết, thân ái từ mức khá trở lên chiếm 87.5%. Vẫn còn một số lớp chưa được GVCN quan tâm xây dựng nền nếp lớp, nhất là vẫn còn 5% ở mức yếu. Qua tìm hiểu cho thấy đây là các trường hợp thiếu tích cực trong công tác nói chung, lãnh đạo nhà trường cũng đã có biện pháp xử lý.

Đầu năm học, hiệu trưởng ban hành nội qui HS cho GVCN tổ chức phổ biến kỹ đến từng HS và cha mẹ HS. Đoàn thanh niên tổ chức Đội thanh niên xung kích theo dõi nền nếp của HS có tác dụng vừa theo dõi vừa hỗ trợ GVCN xây dựng nền nếp cho HS. Hàng tuần hiệu trưởng kiểm tra sổ ghi đầu bài và tổng hợp phiếu thông tin của GVCN để nắm tình hình nền nếp HS các lớp. Cuối học kỳ và cuối năm học đều có tổng hợp và chọn ra các tập thể HS có thành tích xuất sắc để khen thưởng.

2.3.3.3. Phối hợp với cha mẹ HS, các lực lượng khác:

Khảo sát ý kiến lãnh đạo nhà trường về việc đánh giá chất lượng việc phối hợp của 40 GVCN với cha mẹ HS và các lực lượng khác, thu được kết quả sau:

Bảng 2.8. Khảo sát đánh giá chất lƣợng việc phối hợp của GVCN với cha mẹ HS và các lực lƣợng khác

Nội dung

Mức độ

Rất tốt Tốt Khá Bình

thường Yếu Phối hợp với cha mẹ HS và các lực

lượng khác 20 10 7 2 1

Qua kết quả đánh giá cho thấy việc phối hợp của GVCN với cha mẹ HS và các lực lượng khác hầu hết là thực hiện tương đối tốt (mức khá trở lên chiếm 92.5%), còn một số trường hợp chưa nhiệt tình trong việc phối hợp dẫn đến công tác giáo dục học sinh còn gặp nhiều khó khăn.

Hàng năm, hiệu trưởng tổ chức các cuộc họp cha mẹ HS, mỗi năm học ít nhất 3 lần (đầu năm, cuối học kỳ 1, cuối năm học). Trước khi họp

cha mẹ HS, hiệu trưởng họp GVCN để hướng dẫn về nội dung, cách thức tổ chức họp cha mẹ HS.

Ngoài ra, hiệu trưởng cũng có hướng dẫn GVCN cụ thể trong phối hợp với cha mẹ HS: lập sổ tiếp cha mẹ HS, mẫu giấy cho cha mẹ HS xin phép cho con nghỉ học…

Hiệu trưởng có qui chế phối hợp giữa GVCN với GV bộ môn, Đoàn thanh niên, Công đoàn …

Nhà trường có hệ thống liên lạc điện tử qua trang web

http://www.thptbavi.edu.vn, cha mẹ HS có thể cập nhật kết quả học tập của

con mình.

2.3.3.4. Tìm hiểu HS và môi trường GD

Khảo sát ý kiến lãnh đạo nhà trường về việc đánh giá chất lượng việc tìm hiểu HS và môi trường GD của 40 GVCN, thu được kết quả sau:

Bảng 2.9. Khảo sát đánh giá chất lƣợng việc tìm hiểu HS và môi trƣờng GD của GVCN

Nội dung

Mức độ

Rất tốt Tốt Khá Bình

thường Yếu

Tìm hiểu HS và môi trường GD 10 10 9 8 3

Qua kết quả đánh giá của lãnh đạo nhà trường cho thấy số GVCN được đánh giá mức khá trở lên chiếm 72.5% đều rơi vào các GVCN đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác CNL. Số còn lại 27.5% được đánh giá mức trung bình trở xuống, chứng tỏ công tác chỉ đạo GVCN tìm hiểu HS và môi trường GD còn chưa tốt, chưa được sát sao.

Hàng năm, hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN việc lập hồ sơ HS ngay từ đầu năm học và cập nhật trong năm học. Đây là công việc đã có nền nếp ở nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả QL, chỉ đạo GVCN tìm hiểu kỹ HS và môi trường GD còn thấp, nhiều GVCN chưa thực hiện tốt việc này.

2.3.3.5. Tổ chức các hoạt động GD HS

Khảo sát ý kiến lãnh đạo nhà trường về đánh giá chất lượng việc tổ chức các hoạt động GD HS của 40 GVCN, thu được kết quả sau:

Bảng 2.10. Khảo sát đánh giá chất lƣợng việc tổ chức các hoạt động GD HS của GVCN Nội dung Mức độ Rất tốt Tốt Khá Bình thường Yếu Tổ chức các hoạt động GD HS 8 15 10 5 2

Qua kết quả đánh giá của lãnh đạo nhà trường cho thấy, số GVCN được đánh giá ở mức khá trở lên về việc sáng tạo tổ chức các hoạt động GD HS chiếm 82.5%, đây là việc làm tốt giúp cho công tác GD HS đạt hiệu quả cao, các trường hợp ở mức trung bình trở xuống đều đã được lãnh đạo nhà trường tổ chức chỉ đạo góp ý và cử người có kinh nghiệm giúp đỡ.

Hàng năm, Hiệu trưởng có yêu cầu và hướng dẫn GVCN xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động. Hiệu trưởng có giám sát, đôn đốc các hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung kế hoạch tổ chức hoạt động của nhiều GVCN còn chưa đạt yêu cầu, hiệu quả các hoạt động còn thấp.

2.3.3.6. Đánh giá, xếp loại HS

Các qui định về đánh giá, xếp loại HS đã được hiệu trưởng triển khai kỹ. Đồng thời hiệu trưởng đã hướng dẫn GVCN và tổ chức thận trọng, chu đáo việc đánh giá xếp loại HS (hướng dẫn trực tiếp và phát văn bản hướng dẫn cho GVCN). Kết quả khảo sát cho thấy đa số GVCN thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại HS, chỉ còn một số GVCN do kinh nghiệm còn ít, mới được phân công chủ nhiệm nên còn bỡ ngỡ.

2.3.4.Thực trạng biện pháp QL công tác CNL ở trường THPT Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.3.4.1. Kế hoạch QL, chỉ đạo công tác chủ nhiệm

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát CBQL về kế hoạch QL công tác CNL

Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trực tiếp 03 lãnh đạo nhà trường, thu được kết quả sau:

STT Kế hoạch QL chỉ đạo công tác CNL Tán thành Không tán thành Ý kiến khác 1 Lập thành bản kế hoạch riêng 0 0 3

2 Lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm

vụ năm học của nhà trường 3 0 0

3 Đã chỉ rõ các nội dung cần bồi dưỡng 3 0 0 4 Đã chỉ rõ thời gian tổ chức bồi dưỡng 1 0 2 5 Đã chỉ rõ lịch các cuộc họp giao ban về công

tác chủ nhiệm 3 0 0

6 Đã chỉ rõ các đợt kiểm tra công tác chủ

nhiệm của lãnh đạo trường 3 0 0

7 Đã chỉ rõ các hình thức khen thưởng cho

GVCN có nhiều thành tích 0 0 3

8 Đã chỉ rõ cách thức phối hợp giữa GVCN

với các lực lượng khác 2 0 1

9 Chưa có kế hoạch QL, chỉ đạo công tác chủ

nhiệm 0 3 0

Số liệu bảng 2.11 ở trên cho thấy:

CBQL nhà trường chưa chú trọng kế hoạch hóa công tác QL, chỉ đạo hoạt động của GVCN, chưa lập kế hoạch QL, chỉ đạo công tác chủ nhiệm thành bản riêng. Kế hoạch QL chỉ đạo công tác chủ nhiệm mới chỉ được lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung của năm học. Một số vấn đề cơ bản trong kế hoạch đã được CBQL nhà trường đề cập tới như: Đã chỉ rõ lịch các cuộc họp giao ban về công tác chủ nhiệm; cách thức phối hợp giữa GVCN với các lực lượng khác. Tuy nhiên công tác thi đua, khen thưởng

còn yếu. Qua đây, để QL công tác CNL được tốt, CBQL nhà trường cần chú trọng hơn nữa việc lập kế hoạch (cần có kế hoạch riêng), tăng cường công tác thi đua khen thưởng (khen, chê kịp thời).

2.3.4.2. Bồi dưỡng đội ngũ GVCN

Tiến hành lấy ý kiến của 40 GVCN về thực trạng công tác bồi dưỡng, thu được kết quả sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát GVCN việc thực hiện bồi dƣỡng của nhà trƣờng

STT Thực tế việc bồi dƣỡng GVCN trong năm học của nhà trƣờng Tán thành Không tán thành Ý kiến khác

1 Chỉ tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD

và ĐT 0

40 0

2

Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD và ĐT và tổ chức bồi dưỡng thêm những nội dung phù hợp với điều kiện của nhà trường

40

0 0

3 Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình 35 0 5 4 Phương pháp bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới:

GV được thảo luận và làm bài tập thực hành 5

30 5

5 Hiệu trưởng trực tiếp làm giảng viên một số ND

bồi dưỡng 40

0 0

6 Hiệu trưởng giao cho một số GV cốt cán làm

giảng viên 40

0 0

7 Nội dung bồi dưỡng thiết thực 30 10 0

8 Nội dung bồi dưỡng ít thiết thực 10 25 5

9 Việc bồi dưỡng có hiệu quả 28 10 2

10 Việc bồi dưỡng ít hiệu quả 12 28 0

Số liệu bảng 2.12 ở trên cho thấy:

Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm bồi dưỡng GVCN, phương pháp bồi dưỡng đã có đổi mới, nội dung bồi dưỡng đã thiết thực đối với nhiều GVCN. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về thời gian, tài liệu, giảng viên nên hiệu quả bồi dưỡng GVCN còn nhiều hạn chế. Số GVCN đánh giá về

hiệu quả bồi dưỡng chưa cao chiếm 30%. Qua tìm hiểu tôi cũng nhận được ý

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 39 -39 )

×