8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc bồi dƣỡng giáo viên
theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bạn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Dựa trên thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp đối với các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò của việc bồi dƣỡng và nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi gƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc bồi dƣỡng GV THPT theo chuẩn Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 5: Tăng cƣờng các điều kiện về phƣơng tiện, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lí tự đào tạo, tự bồi dƣỡng.
Trong mỗi biện pháp thể hiện cách trình bày theo một cấu trúc chung gồm 3 phần:
- Mục tiêu của biện pháp - Nội dung biện pháp
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa vai trò của việc bồi dưỡng giáo viên và nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp
- Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức là một trong những biện pháp đặc thù của quản lí nhằm làm cho các đối tƣợng có nhận thức đúng và đầy đủ về mức độ, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc quản lí bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp. Đây là cơ sở dể có thể tiến hành thực hiện các biện pháp khác đúng và phù hợp với các điều kiện thực tiễn đặt ra trong việc quản lí bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp, trong việc lựa chọn tầm quan trọng của từng biện pháp.
Tạo nên sự đồng thuận về nhận thức của các cá nhân và các bộ phận có liên quan, để tạo sự phối hợp hiệu quả trong việc thực hiện quản lí bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng.
- Nội dung của biên pháp
Để nâng cao nhận thức về việc bồi dƣỡng và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bội dƣỡng giáo viên theo chuẩn Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các cán bộ giáo viên hiểu rõ mục tiêu: Giúp GV THPT phấn đấu đạt Chuẩn nghề nghiệp; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, chất lƣợng tổ chuyên môn; Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục của trƣờng THPT; Góp phần xây dựng, phát triên chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng GV THPT; Giúp cho việc đề xuất các chế độ chính sách giáo viên.
Nâng cao nhận thức về việc thực hiện tốt các nội dung bồi dƣỡng GV THPT đạt Chuẩn nghề nghiệp thê hiện trên các mặt:
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: thể hiện ở phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Ứng xử với học sinh; Ứng xử với đồng nghiệp.v.v.
+ Về năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục: Có phƣơng pháp thu thập, xử lí thông tin về đối tƣợng giáo dục và môi trƣờng giáo dục; Sừ dụng thông tin vào dạy học, giáo dục.
+ Về năng lực dạy học: Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học; Đảm bảo chƣơng trình môn học; Vận dụng các phƣơng pháp dạy học; sử dụng các phƣơng tiện dạy học; Xây dựng môi trƣờng học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Quản lí hồ sơ.v.v.
+ Về năng lực giáo dục: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; Giáo dục qua dạy học; Thông qua các hoạt động giáo dục: Đoàn đội, ngoài giờ lên lớp; Thông qua các hình thức lao động công ích, hoạt động chính trị - xã hội; Vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức giáo dục; Đánh giá kết quả giáo dục.
+ Về năng lực chính trị - xã hội thể hiện ở việc nắm vững hai nội dung cơ bản: Phối hợp với gia đình, cộng đồng và xã hội; Tham gia các hoạt động chính trị-xã hội.
+ Về năng lực phát triển nghề nghiệp: Tự học, tự ren luyện, tự đánh giá; Phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.
- Cách thức thực hiện biện pháp:
Trƣớc hết, cần tổ chức tuyên truyền, giúp giáo viên nâng cao nhu cầu và phƣơng pháp tự học, tự bồi dƣỡng, chủ động thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Làm cho mỗi giáo viên có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng, tự hoàn thiện trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp nhằm đáp ứng với yêu cầu giảng dạy, yêu cầu của chƣơng trình giáo dục THPT hiện hành và thực tiễn đang đặt ra đới với giáo dục phổ thông nƣớc ta hiện nay.
Làm cho mỗi giáo viên thực sự say sƣa với nghề, yêu nghề, tâp trung vào các hoạt động chuyên môn, những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết, không ngừng nâng cao nhận thức về các phẩm chất chính trị.
Thứ hai, mỗi cán bộ quản lí phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng các kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, tạo điều kiện để các giáo viên ở các bộ môn có thể tự bồi dƣỡng.
Giáo viên phải chủ động trong việc tự học, tự bồi dƣỡng tỏng việc nâng cao trình độ chuyên môn, các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.
Các trƣờng cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các hình thức khác nhau nhƣ sinh hoạt thƣờng xuyên, sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm…
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp
- Mục tiêu của biện pháp: Tạo ra sự đồng bộ và thống nhất về các mặt nhƣ thời gian, chƣơng trình tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng VG THPT theo Chuẩn nghề nghiệp, sự phối hợp giữa các bộ phận, kinh phí tổ chức thực hiện. Đồng thời, các lực
lƣợng, cá nhân tham gia góp ý kiến vào bản kế hoạch tạo nên tính thống nhất về chủ trƣơng, nhận thức giữa các cá nhân, các lực lƣợng, phù hợp với quy định chung của Bộ GD&ĐT về các văn bản, theo hƣớng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên.
- Nội dung của biện pháp: Việc xây dựng nội dung các kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp cần phải theo các văn bản chung của Bộ Giáo dục. Hàng năm, giáo viên đƣợc đánh giá theo nhiều văn bản: Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8 tháng 6 năm 1994 của Bộ trƣởng - Trƣởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Giáo dục và Đào tạo (ngạch giáo viên trung học và giáo viên trung học cao cấp) [2]; Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập [3]; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông [7]. Dựa trên các văn bản trên, Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp theo các nội dung. Nội dung của bản kế hoạch cần chú ý đến việc bồi dƣỡng các mặt: Trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Ngoài ra, bản kế hoạch cần chú ý bồi dƣỡng giáo viên về một số lĩnh vực nhƣ tin học, ngoại ngữ.
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp có thể thực hiện theo các hƣớng: Chỉ nêu kế hoạch chung, không chi tiết hoặc có thể xây dựng kế hoạch cho cả năm học; Theo học kì hoặc theo chủ điểm. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch phải chú ý đến: Tính phù hợp của kế hoạch với đặc điểm điều kiện thực tiễn; Tính đồng bộ của kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên theo các tiêu chuẩn và tính khả thi của kế hoạch.
- Cách thức thực hiện biện pháp: Các bộ phận tham mƣu, giúp việc cho hiệu trƣởng chủ động xây dựng các kế hoạch tổng thê cho công tác quản lí việc bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc thiết kế kế hoạch phải phù hợp với đối tƣợng, loại hình bồi dƣỡng và có sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong trƣờng, có sự phối hợp chỉ đạo của cấp trên.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải tính đến tính chiến lƣợc và tính linh động của kế hoạch. Trong đó chú trọng đến khâu tự bồi dƣỡng của giáo viên, chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng trong việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ giáo viên.
Xây dựng khung kế hoạch, cần lập kế hoạch chi tiết về các vấn đề: + Xác định mục tiêu bồi dƣỡng;
+ Xác định nội dung bồi dƣỡng; + Xác định phƣơng pháp bồi dƣỡng; + Xác định thời gian thực hiện.
+ Xác định các nguồn lực về con ngƣời và các nguồn lực vật chất; + Xác định các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Xác định các điều kiện cần thiết làm căn cứ nhƣ các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục; xác định rõ các nguồn lực cần thiết nhƣng nguồn lực về con ngƣời, các điều kiện khác nhƣ sự phối hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng.
Hiệu trƣởng phải thể hiện rõ quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch và đôn đốc các bộ phận cùng tham gia thực hiện. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp cho từng giai đoạn trong toàn bộ tiến trình thực hiện nhƣ cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thƣởng.
3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi gưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp trong việc bồi gưỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp
- Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng cơ chế quản lí là xây dựng hệ thống các chế độ chính sách, các văn bản phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại các trƣờng, các địa phƣơng, phù hợp với đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn và bộ môn cần đƣợc quan tâm đầu tƣ một cách thỏa đáng. Do đó, các văn bản đƣợc xây dựng phù hợp với các yêu cầu chung với những tiêu chuẩn, các tiêu chí cụ thể là điều kiện cần và đủ, trên cơ sở đó các hiệu trƣởng có những căn cứ để thực hiện quản lí bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Nội dung của biện pháp: Việc xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp đỏi hỏi các biện pháp quản lí phải đƣợc thƣờng xuyên cải tiến, đổi mới cho phù hợp với các yêu cầu giáo dục phổ thông. Để thực hiện đƣợc vấn đề này, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ phận, các thành viên cùng tham gia vào việc quản lí hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp; sự đồng bộ trong việc đề ra các chủ trƣơng, kế hoạch cụ thể. Việc xây dựng cơ chế phối hợp chỉ có thể thực hiện đƣợc, chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu quả khi xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp và từng bƣớc đƣợc bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện trong toàn bộ quá trình thực hiện.
Xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận là một thành phần quan trọng để xác định cách thức tổ chức và hoạt động phối hợp để tăng cƣờng hoạt động quản lí của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT. Khi xây dựng đƣợc cơ chế quản lí sẽ có thể hình thành đƣợc các biện pháp phối hợp quản lí công tác bồi dƣỡng giáo viên một cách linh hoạt, hợp lí; kế hoạch quản lí việc bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp đƣợc triển khai thống nhất trong các khâu chỉ đạo cũng nhƣ tổ chức thực hiện, hình thanh mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ giữa bộ phận quản lí trong nhà trƣờng và sự chỉ đạo thƣờng xuyên và thống nhất từ cấp trên đến việc thực hiện của giáo viên, giúp cho quá trình bồi dƣỡng giáo viên theo chuẩn đƣợc liên tục, đảm bảo các nguyên tắc quản lí phù hợp với các quy luật giáo dục, đảm bảo sự tƣơng tác giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong hệ thống và đảm bảo chất lƣợng của hoạt động quản lí của Hiệu trƣởng.
Bộ Giáo dục ban hành các văn bản, các quy định và hƣớng dẫn thực hiện quản lí hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng, các cơ quan ban ngành chỉ đạo bằng những chủ trƣơng, chính sách và quan tâm, tạo mọi điều kiện về các nguồn lực cần thiết. Trên cơ sở chỉ đạo của các cấp, Sở GD&ĐT phối hợp với các trƣờng lập kế hoạch tổng thể về thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực giáo viên, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, kinh phí tổ chức thực hiện, thời gian, các điều kiện để tiến hành có hiệu quả. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các trƣờng lập kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn giáo dục chung của thành phố, của huyện và điệu kiện thực tế của các trƣờng.
- Cách thức thực hiện biện pháp:
Hiệu trƣởng cần chủ động trong chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lí trong việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp với các chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, có thể theo tháng, theo năm học.
Trên cơ sở chỉ đạo của Hiệu trƣởng, tổ trƣởng các tổ chuyên môn cần tƣ vấn, tham mƣu cho Hiệu trƣởng trong việc xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi dƣỡng giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp phù hợp với đặc thù của từng môn học.
Tổ chức các cuộc họp, qua đó các cá nhân có liên quan, các cán bộ quản lí cùng đóng góp ý kiến vào các khâu cụ thể, các hoạt động cụ thể nhằm tạo nên sự đồng thuận và thể hiện tính dân chủ, tính toàn diện trong việc xây dựng các cơ chế phù hợp với từng môn học, từng tổ chuyên môn, từng trƣờng và từng địa phƣơng, tạo nên sự thống nhất trong quản lí của Hiệu trƣởng.
Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, từng bộ môn và có chính sách khuyến khích giáo viên tham gia các chƣơng trình đào tạo do thành phố, Bộ GD&ĐT tổ chức để qua đó giáo viên có điều kiện giao lƣu, nâng cao nhận thức thực tiễn giáo dục.
Bộ phận quản lí, tham mƣu các cấp phải tham mƣu cho hiệu trƣởng xây dựng cơ chế quản lí phù hợp với điều kiện thực tế từng trƣờng trong việc cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kể cả trình độ về lí luận chính trị.
- Điều kiện thực hiện biện pháp: Để xây dựng cơ chế quản lí chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp, cần chú ý thực hiện các yêu cầu:
+ Hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch chi tiết, hƣớng dẫn các bộ phận chuyên môn thực hiện một cách chặt chẽ.