8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Luận văn đã đề xuất 06 biện pháp, trong mỗi biện pháp đều đƣợc xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung, cách thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp. Các biện pháp trên có mối liên hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, tƣơng tác lẫn nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp 1 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6
Biện pháp 1: Có tính cơ sở
Biện pháp 2,3,4,5: Có tính chủ công
Biện pháp 6: Có tính điều kiện công cụ thực hiện cho các biện pháp khác. Kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác, tất cả cùng hƣớng tới mục tiêu là quản lí có hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng trƣờng THPT. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tạo thành hệ thống logic trong quá trình thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Việc thực hiện các biện pháp trên chỉ có thể có hiệu quả khi đặt trong hệ thống, với mức độ và vai trò khác nhau theo thời gian, theo nội dung quản lí và theo từng bộ môn. Vì vậy, việc nhận thức vai trò của từng nội dung phải đƣợc đặt trong mối quan hệ đa dạng, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, nội dung bồi dƣỡng để có thể xác định biện pháp nào là quan trọng nhất. Ngoài ra, việc xác định tính hiệu quả của từng phƣơng pháp phải đặt trong hệ thống hoàn chỉnh và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phƣơng pháp. Đời thời, kết quả thực hiện các biện pháp trên phải tính đến các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lí hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của hiệu trƣởng.
Việc xây dựng các biện pháp trên còn đƣợc thể hiện trong mối quan hệ có tính hệ thống, bắt đầu từ việc nhận thức về ý nghĩa vai trò của việc nâng cao hiệu quả quản lí việc bồi dƣỡng GV THPT theo Chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở nhận thức đúng, Hiệu trƣởng trƣờng THPT tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức quản lí việc bồi dƣỡng giáo viên; cơ chế quản lí; cơ chế kiểm tra, giám sát; việc bổ sung, tăng cƣờng các điều kiện vật chất và kết quả của hoạt động quản lí của Hiệu trƣởng trƣờng THPT phải thê hiện qua hoạt động tự bồi dƣỡng, tự đánh giá của giáo viên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cần nắm vững và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp hiện nay.