Biện pháp khắc phụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thiết kế khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift liên tục cho giếng N711 tại giàn MSP7 Mỏ Bạch Hổ (Trang 93)

Tích tụ muối trong giếng Gaslift ở trong ống nâng chủ yếu ở độ sâu 150m đến 300m từ miệng giếng. Nếu muối bám vào trong ống nâng và chiếm một phần của đường kính thì ta có thể dùng nước ngọt để loại bỏ tịch tụ muối cacbonat. Đối với muối như CaCo3, MgCO3, CaSO4, và MgSO4 thì dùng dung dịch NaPO3 và Na5P3O10 được ép vào khoảng không gian vành xuyến. Tinh thể cacbonat và sunfat nhanh chóng hấp thụ NaPO3 và Na5P3O10 để hình thành lớp vỏ keo trong tinh thể giữ chúng khôwwng dính lại với nhau và dính vào ống nâng. Sự lắng đọng muối ở cả ống nâng và vùng cận đáy giếng có thể nhanh chóng được loại bỏ bằng cách dùng từ 1,2-1,5% dung dich axit HCl .

CaCo3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2↑

Để loại bỏ tích tụ muối sunfat trong thực tế người ta bơm ép dung dịch NaOH CaSO4 + 2NaOH = Ca(OH)2 + Na2SO4 + H2O

6.5. Sự tạo thành nhũ tương trong giếng.

a. Nguyên nhân phát sinh.

Trong quá trình khai thác, nước vỉa cùng chuyển động với dầu và khí có thể tạo thành nhũ tương khá bền vững, do vậy làm tăng giá thành sản phẩm do phải chi phí tách nước ra khỏi dầu.

b. Biện pháp khắc phục.

Một trong những biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa sự tạo thành nhũ tương là việc sử dụng dầu làm nhân tố làm việc, sử dụng chất phụ gia bơm vào cùng với khí nén. Để thu nhận dầu sạch có hiệu quả cao hơn, người ta khử nhũ tương ngay trong giếng. Chất dùng để khử và ngăn chặn sự hình

thành nhũ tương là ΠAB hoặc HΓK. Nếu chúng ta trộn chúng với khí ép theo tỉ lệ 1-2% thì hỗn hợp này khử nhũ tương tương đối tốt.

6.6. Sự cố về thiết bị.

Một phần của tài liệu Luận văn Thiết kế khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift liên tục cho giếng N711 tại giàn MSP7 Mỏ Bạch Hổ (Trang 93)