Để giảm áp suất khởi động người ta có thể chuyển tạm thời chế độ vành xuyến sang chế độ trung tâm, bởi vì chế độ trung tâm được xác định theo công thức sau : Pkđ = gh d D D L ρ 2 2 2 − . Trong đó : D2 – d2 > d2
3.6. Trình tự khởi động giếng khai thác bằng gaslift.
∗Áp suất cực đại của trạm nén khí mà nén tới đáy của ống nâng gọi là áp suất khởi động (Pkđ). Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến áp suất khởi động:
- Cấu trúc hệ thống cột ống nâng.
- Đường kính của ống nâng và ống chống khai thác. - Độ nhúng chìm của ống nâng.
- Mực thuỷ tĩnh trong giếng.
- Tỷ trọng của chất lỏng trong giếng.
Đường biến thiên Pkđ theo thời gian (đến khi giếng làm việc bình thường) thể hiện qua đồ thị :
Hình 3.12.- Sơ đồ biến thiên áp suất theo thời gian khi khởi động
Độ sâu lắp van được tính toán sao cho khi cột khí nén ở KGVX nén chất lỏng xuống dưới mức đặt van thì sau đó van đóng lại.
∗Trình tự khởi động:
- Khi bơm khí vào ống bơm ép, chất lỏng ở ống bơm ép đi ra ngoài qua ống nâng. Mực chất lỏng trong ống bơm ép dừng lại ở chiều sâu h1 (ứng với công suất max của máy nén khí).
- Để khí nén đi vào ống nâng một cách dễ dàng, người ta lắp van gaslift số 1 ở độ sâu H1.
H1 = h1 – 20m
- Khi lắp van gaslift số 1 (đang mở), khí nén đi vào ống nâng qua van số 1 trộn với chất lỏng trong ống nâng làm cho tỷ trọng cột chất lỏng từ van 1 đến miệng giếng giảm, tại thời điểm này áp suất ở đế ống nâng giảm dẫn đến mực chất lỏng ở ống bơm ép tiếp tục giảm và dừng lại ở độ sâu h2 (ứng với công suất max của máy nén khí).
- Cũng như trường hợp trên, để khí nén đi vào ống nâng dễ dàng người ta đặt van gaslift số 2 ở độ sâu H2 :
H2 = h2 – 20m
Khi lắp van số 2, khí nén đi vào ống nâng qua cả 2 van 1 và 2 làm cho áp suất bên ngoài Png giảm nhanh. Sự chênh áp tại van 1 (∆P1 = Png1 −Ptr1) giảm.
Khi ∆P1 đạt đến 1 giá trị nhất định (gọi là áp suất đóng van) thì van 1 đóng
lại. . Mực chất lỏng tiếp tục đi xuống.
- Mực chất lỏng ở KGVX đã hạ thấp hơn van 3. Khí nén đi vào ống nâng qua van 2 và 3 . Áp suất ngoài cần tiếp tục giảm đi và chênh áp ở van 2 đạt đến giá trị đóng van, van 2 đóng lại.
Cứ như vậy mực chất lỏng hạ xuống tới van cuối cùng là van làm việc. Các van phía trên đóng trong suốt quá trình khai thác, chỉ riêng van làm việc mở. Tuy nhiên ở một số giếng người ta còn lắp thêm một số van dự phòng dưới van làm việc để dùng cho thời gian sau này khi lưu lượng của giếng giảm đi.