Biện pháp phòng ngừ a:

Một phần của tài liệu Luận văn Thiết kế khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift liên tục cho giếng N711 tại giàn MSP7 Mỏ Bạch Hổ (Trang 91)

Để ngăn chặn hiện tượng lắng đọng parafin, chúng ta cần phải giữ nhiệt độ cho dầu trong quá trình vận chuyển cũng như nâng lên trong ống nâng, bằng cách gia nhiệt cho đường ống để cho nhiệt độ của dầu lớn hơn nhiệt kết tinh của parafin. Người ta có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm sự lắng đọng parafin:

+ Tăng áp lực trong đường ống (từ 10 – 15at), làm cho khí khó tách ra khỏi dầu để tạo điều kiện cho parafin hoà tan.

+ Giảm độ nhám trên đường ống và hạn chế sự thay đổi đột ngột đường kính của ống nâng cũng như các đường ống vận chuyển.

+ Tăng nhiệt độ dòng khí ép xuống giếng. Nó sẽ làm cho nhiệt độ dòng dầu đi lên được ổn định hơn.

+ Dùng hóa phẩm chống đông đặc parafin, với mỗi hoá phẩm khác nhau cần dùng nồng độ khác nhau, đối với nhiều parafin dùng từ 0,2–0,3%. Các chất hoá học đó gồm các loại xăng dầu nhẹ làm dung môi hoà tan parafin hoặc các chất chống đông đặc như các chất hoạt tính bề mặt (hàm lượng từ 1–5%).

+ Bơm dầu cùng nước làm giảm tổn thất thuỷ lực, bơm dầu nhờ các nút đẩy phân cách ( bơm xen kẽ các đoạn dầu có độ nhớt nhỏ).

c. Biện pháp khắc phục:

Để phá vỡ các nút parafin người ta sử dụng các phương phác sau:

+ Phương pháp nhiệt học: bơm dầu nóng hoặc hơi nóng vào trong ống để kéo parafin đi.

+ Phương pháp cơ học: dùng thiết bị cát nạo parafin trên thành ống khai thác. Hệ thống thiết bị này được lắp đặt vào dưới dụng cụ cáp tời, thả vào

giếng để đóng giếng và cắt gọt parafin. Dụng cụ cắt gọt phải có đường kính tương xứng với đường kính trong của ống khai thác, sau đó kéo bộ thiết bị từ từ ra khỏi giếng để tránh trường hợp rơi các ngạnh cặn.

+ Phương pháp hóa học: là phương pháp ngươi ta ép chất lưu H-C nhẹ hoặc chất hoạt tính bề mặt vào trong giếng khai thác qua khoảng không vành xuyến. H-C nhẹ sẽ hoà tan parafin vì thế làm giảm sự kết tinh của parafin. Chất hoạt tính bề mặt được đưa vào trong dòng chảy của dầu ở trong giếng để hấp thụ các thành phần nhỏ của parafin để làm giảm hoặc ngừng kết tinh parafin. Các chất hoá học thường được dùng như tác nhân phân tán, tác nhân thấm ướt rất phổ biến trong công nghiệp khai thác dầu khí ở các nước. Tác nhân thấm ướt có khả năng phủ lên bề mặt ống một lớp màng mỏng, điều đó ngăn ngừa sự tích tụ parafin và giữ các phần tử parafin phân tán dính lại với nhau từ đáy giếng đến hệ thống xử lý dầu thô. Ngoài ra có thể đưa vào ống chất Polyme ( sản phẩm của Mỹ). Chất được sử dụng là Nỉcomat natri – Na2Cr2O7.2H2O (10%) đưa vào buồng trộn với nhiệt độ 80 – 900C. Nó có tác dụng phá dần các nút parafin.

6.3. Sự tạo thành những nút rỉ sắt trong khoảng không gian vành xuyến

a. Nguyên nhân phát sinh.

Sự tạo thành nút rỉ sắt trong khoảng không gian vành xuyến là do kim loại ở thành ống bị ăn mòn hóa học, bị ôxi hóa.

4Fe + 6H2O + 3O2 = 4Fe(OH)3

Sự ăn mòn mạnh nhất khi dòng khí ép có độ ẩm từ 70-80%. Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng: áp suất trong ống khí cũng ảnh hưởng tới sự ăn mòn, áp suất tăng thì sự hình thành các rỉ sắt cũng tăng lên. Nút rỉ sắt chủ yếu là ôxit sắt (chiếm 50%) còn lại là bụi đá vôi và cát. Hiện tượng này được biểu hiện khi áp suất của đường khí vào tăng mà lưu lượng khai thác giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thiết kế khai thác dầu khí bằng phương pháp gaslift liên tục cho giếng N711 tại giàn MSP7 Mỏ Bạch Hổ (Trang 91)