chúng:
Thiết bị miệng giếng khai thác bằng Gaslift ở mỏ Bạch Hổ được chuyển nhận từ đầu miệng giếng khai thác tự phun, được tạo thành từ 3 thành phần chính:
- Tổ hợp đầu ống chống. - Đầu ống treo.
- Cây thông khai thác.
Tổ hợp đầu ống chống là bộ phận dưới cùng của thiết bị miệng giếng. Nó được lắp ngay trên đầu các cột ống chống kỹ thuật và khai thác.
Tổ hợp ống chống bao gồm: - Các đầu treo ống chống. - Các đầu bao ống chống. - Gioăng và vành làm kín.
- Van cửa, van cho áp kế và áp kế.
Đầu ống chống chỉ có một dạng, chúng được phân loại theo kích thước và mặt bích nối.
Tổ hợp đầu ống chống có những nhiệm vụ sau: - Liên kết các cột ống chống.
- Bịt kín khoảng không gian vàng xuyến giữa 2 cột ống chống liên tiếp. - Đo áp suất trong khoảng không gian giữa 2 ống chống.
∗ Đầu treo ống khai thác:
Đầu treo ống khai thác nằm ngay bên dưới cây thông khai thác và được nối với đường dập giếng và đường tuần hoàn nghịch.
Bộ đầu treo ống khai thác bao gồm: - Đầu treo cột ống nâng.
- Đầu bao cột ống nâng.
- Các van cửa, van cho áp kế và áp kế. Bộ đầu treo cần có nhiệm vụ sau:
- Treo và giữ cột ống nâng.
- Bịt kín khoảng không gian vành xuyến giữa ống khai thác và ống chống khai thác.
- Thông qua đường dập giếng nối với hệ thống máy bơm cao áp có công suất lớn để thực hiện công nghệ dập giếng, bơm ép khi cần thiết.
- Thông qua đường tuần hoàn nghịch để xả áp suất ngoài cần, bơm rửa tuần hoàn giếng.
- Thông qua các đồng hồ và van để kiểm tra áp suất ngoài cột ống nâng khi thực hiện các giải pháp công nghệ khai thác.
Đầu ống treo có nhiều loại khác nhau, chúng có chức năng như nhau nhưng khác nhau về hình dáng và cấu tạo.
∗ Cây thông khai thác:
Là phần trên của thiết bị miệng giếng, được nối trên đầu ống khai thác. Thông thường cây thông khai thác gồm 2 nhánh làm việc: nhánh làm việc chính và nhánh dự phòng.
Trên đầu cây thông khai thác có thiết bị gọi là lubricater cho phép dùng các phương pháp cơ học để nạo vét parafin lắng đọng hoặc để dùng thả các thiết bị đo đạc kiểm tra trong giếng đang hoạt động mà không cần phải đóng giếng. Đối với giếng Gaslift cây thông khai thác còn lắp đặt các bộ phận sau: - Đồng hồ chỉ áp suất trong cột ống nâng.
- Van chặn trên nhánh làm việc. - Van an toàn thuỷ lực.
- Van tiết lưu.
Cây thông khai thác có những nhiệm vụ sau:
- Hướng cho dòng sản phẩm đi vào hệ thống thu gom và xử lý.
- Cho phép điều chỉnh lưu lượng khai thác một cách thuận lợi, dễ dàng nhờ côn điều tiết.
- Tạo đối áp trên miệng giếng để sử dụng năng lượng vỉa một cách hợp lý - Cho phép đo được áp suất đường nén, đường xả.
- Đảm bảo an toàn khi có sự cố (đóng van an toàn trung tâm).
- Cho phép thực hiện các thao tác kỹ thuật sau: bơm dập giếng, xử lý vùng cận đáy giếng, gọi dòng sản phẩm, bơm ép vỉa.
Cây thông có 2 loại: chạc 3 và chạc 4.
1. Áp kế 2. Van chặn 3. Chạc 3 4-Van tiết lưu
5.Nhánh làm việc chính 6. Nhánh dự phòng 7. Van an toàn trung tâm 8. Điểm giao cắt
9. Mặt bích 10. Áp kế
11. Đường dẫn khí ép
12. Đường tuần hoàn nghịch
1. Áp kế 2. Van chặn 3. Van tiết lưu
4. Nhánh làm việc chính; 5. Van an toàn trung tâm 6. Đường tuần hoàn nghịch 7. Đường dẫn khí ép
8. Mặt bích
9. Đường dập giếng
Hình 5.11- Sơ đồ cây thông kiểu chạc 4.
- Cây thông kiểu chạc 3.
+ Ưu điểm: khi chạc 3 bị hỏng thì có thể thay thế mà không phải đóng giếng. Lúc đó ta chỉ cần đóng van và cho giếng làm việc theo nhánh dự phòng. Loại này thường dùng cho giếng có cát hoặc tạp chất.
+ Nhược điểm: Kích thước cao, cồng kềnh vừa chiếm không gian vừa yếu sàn công tác, khó vận hành
- Cây thông kiểu chạc 4:
+ Ưu điểm: Đỡ cồng kềnh dễ vận hành, kết cấu vững chắc, độ chịu mài mòn cao.
+ Nhược điểm: Không có nhánh dự phòng nên khi có sự cố hư hỏng ở nhánh làm việc chính và chạc tư thì phải ngừng làm việc để thay thế. Chỉ sử dụng loại này cho giếng có sản phẩm ít cát.
5.3. Hệ thống thu gom xử lý.
5.3.1.. Chức năng nhiệm vụ.
Dầu thô là sản phẩm mới được khai thác từ các giếng dầu gồm một hỗn hợp dầu, khí, nước, các tạp chất cơ học và các thành phần đồng hành khác. Để lấy dầu thương phẩm và vận chuyển được ta phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý.
Nhiệm vụ của hệ thống thu gom và xử lý là: + Tách dầu ra khỏi khí và nước.
+ Dùng hóa phẩm để gia nhiệt hoặc hạ nhiệt của dầu.
+ Phân phối dòng sản phẩm nhờ cụm Manhêphon đến các thiết bị đo, kiểm tra, xử lý theo sơ đồ công nghệ.
5.3.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống thu gom và xử lý dầu.
Sau khi dòng sản phẩm ra khỏi miệng giếng, nó đi qua hệ thống phân dòng(cụm manhêphon) để phân phối dòng theo các đường ống phù hợp với từng mụch đích công nghệ sau:
Sản phẩm dầu khí sau khi ra khỏi miệng giếng được phân phối về đường gọi dòng để đưa vào bình gọi dòng. Tại đây:
- Dầu được tách ra và đưa về bình chứa 100m3 để tách lần 2. - Khí đưa ra pakel đốt.
- Nước, dung dịch khoan, dung dịch gọi dòng xả xuống biển.
Khi thấy dầu phun lên thì người ta không đưa sản phẩm vào bình gọi dòng mà chuyển sang bình tách (HΓC hoặc bình 100m3).
∗ Đối với giếng cần đo:
Khi tiến hành khảo sát giếng, kiểm tra định kì hoặc đột xuất để xác lập các thông tin của vỉa và giếng nhằm xây dựng chế độ khai thác hợp lý người ta tiến hành công tác đo.
Quy trình công nghệ như sau: dầu-khí sau khi ra khỏi miệng giếng được đưa về đường đo dẫn về bình đo. Bình đo có tác dụng tách dầu riêng, khí riêng. - Dầu sau khi qua hệ thống tuabin đo được đưa về bình 100m3 để tách tiếp. - Khí sau khi qua thiết bị đo nếu áp suất cao được đưa về bình HΓC để tách tiếp, nếu áp suất thấp được đưa ra pakel đốt.
∗ Đối với giếng khai thác bình thường:
Sản phẩm đi ra khỏi miệng giếng qua đường làm việc chính vào bình tách HΓC 25m3
- Dầu tách được sẽ chuyển sang bình 100m3 tách tiếp, sau đó dầu được bơm ra tàu chứa, còn khí được đưa lên bình sấy áp suất thấp.
- Khí tách được sẽ chuyển sang bình tách tia (bình condensat): dầu thô được đưa về bình tách HΓC hoặc bình 100m3 , khí đưa ra pakel đốt.
Trường hợp khí có áp suất thấp, sản phẩm theo đường xả trực tiếp dẫn về bình 100m3 để tách.
5.3.3. Các loại bình tách.
Bình tách có nhiệm vụ tách dầu, khí, nước và các vật cứng(cát). Nhưng chủ yếu là tách khí ra khỏi dầu.
Quá trình tách được thực hiện trên cơ chế sau:
- Thay đổi vận tốc và áp suất chuyển động của sản phẩm khai thác. - Va đập sản phẩm khai thác trên chướng ngại vật.
- Nhờ lực ly tâm để tách khí có tỷ trọng nhỏ hơn dầu. - Nhờ trọng lực.
Có nhiều loại bình tách khác nhau. Tuỳ thuộc vào áp suất tác động lên bình mà chia ra thành: bình tách cao áp (16-64at); bình tách trung áp (6-16at); bình tách thấp áp (0,6-6at). Tuỳ thuộc vào thế nằm chia ra: bình tách đứng, bình tách ngang.
∗ Đặc điểm kỹ thuật của bình tách ngang:
- Áp suất làm việc: 22at - Áp suất tính toán: 25at - Áp suất thử: 33at
- Nhiệt độ môi trường: 0-1000C - Nhiệt độ tính toán của bình: 1000C - Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất: 300C - Thể tích: 16m3
∗ Nguyên lý làm việc:
- Tách sơ cấp: sản phẩm đi vào cửa thứ nhất, khi gặp tấm chắn dòng chảy thay đổi hướng chuyển động và tăng tốc độ làm cho nhũ tương của hợp chất bị phá vỡ. Những giọt chất lỏng có khối lượng lớn được tách ra khỏi hợp chất và rơi xuống bộ phận tích tụ chất lỏng.
- Tách thứ cấp: hợp chất gồm các giọt chất lỏng có khối lượng nhỏ, sau khi ra khỏi bộ phận tách sơ cấp chuyển động vào phần tách thứ cấp. Do cấu tạo của phần tách thứ cấp mà hợp chất tăng tốc độ và chuyển động theo nhiều hướng. Tại đây hợp chất được phân tán:
+ Các giọt chất lỏng có khối lượng nhỏ tách khỏi hợp chất rơi xuống bộ phận tích tụ chất lỏng.
+ Khí được tách ra khỏi bộ phận tách thứ cấp được dẫn đến bộ chiết sương mù.
- Bộ chiết sương mù: Khi ra khỏi bộ tách thứ cấp còn chứa một lượng nhỏ chất lỏng, tại đây chúng tiếp tục được tách: hạt sương chất lỏng được tách ra khỏi khí và rơi xuống bộ phận tích tụ chất lỏng. Khí khô thoát ra khỏi bộ chiết sương mù đi vào buồng chứa khí khô và thoát ra ngoài qua cửa thoát khí.