* Phương pháp ép chất lỏng vào vỉa:
Khí nén với một áp suất cực đại vào giếng sau đó đóng giếng lại cho chất lỏng thấm vào vỉa (nhằm giảm h). Dưới tác dụng của áp suất khí nén thì Pkđ > Pv nên chất lỏng thấm vào vỉa dẫn đến mực chất lỏng trong giếng giảm xuống. Sau một thời gian ta mở van cho giếng làm việc bình thường thì Pkđ giảm. Phương pháp này sử dụng cho những giếng có độ thấm lớn.
* Phương pháp dung piston để múc bớt chất lỏng:
Dùng piston chuyên dụng múc bớt chất lỏng trong giếng nhằm mục đích giảm chiều cao mực chất lỏng trong giếng. Sau đó mở van cho giếng làm việc bình thường. Phương pháp này được sử dụng cho những giếng có áp suất vỉa và hệ số sản phẩm nhỏ.
* Phương pháp thả ống nâng từng đợt :
Dùng piston chuyên dụng để múc bớt chất lỏng trong giếng nhằm mục đích giảm chiều cao của cột chất lỏng trong giếng. Như vậy khi ta khởi động giếng thì Pkđ sẽ nhỏ. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những giếng có áp suất vỉa nhỏ và hệ số sản phẩm nhỏ.
Thả ống nâng đến chiều cao thiết kế. Trên các đầu nối chuyên dụng có các lỗ thủng (gần giống như van Gaslift). Phương pháp này có nhược điểm là trong suốt quá trình làm việc khí ép luôn luôn đi qua lỗ thủng do vậy làm tăng chi phí ép khí lên (vượt khoảng 10%). Để khắc phục trường hợp này người ta sử dụng van Gaslift để thay thế các đầu nối chuyên dụng này.
* Phương pháp dùng van Gaslift :
Dùng van Gaslift để khởi động sẽ làm giảm được áp suất khởi động, đồng thời giảm được chi phí áp trong quá trình làm việc. Bản chất của phương pháp này là chia h ra thành nhiều đoạn h1, h2, … < h. Ở đây chúng ta chọn phương pháp khởi động giếng thiết kế bằng cách đặt van Gaslift.