Một số thực vật có tác dụng chống oxyhóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (aganonerion polymorphum) (Trang 35)

5. Nội dung đề tài

1.2.6.4. Một số thực vật có tác dụng chống oxyhóa

- Cây chè: Trong trà xanh chứa nhiều EGCG (Epigallocatechin-3-gallate) là một trong bốn loại polyphenol bao gồm epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epicatechin–3-gallate (ECG), và EGCG (Epigallocatechin-3-gallate).

Trƣớc kia, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao EGCG, thậm chí còn cho rằng nó làm giảm vị ngon của trà. Sau này, với sự nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản về vai trò của trà xanh với sức khỏe, ngƣời ta mới khẳng định công dụng của hoạt chất này. Ngày nay, EGCG đƣợc coi là một chất chống oxy hóa cực hữu hiệu, gấp 100 lần so với vitamine C và 25 lần so với vitamine E. ngoài ra EGCG còn ngăn ngừa bệnh ung thƣ. Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đƣờng theo nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Zhuo Fu (2010), EGCG hạ thấp lƣợng đƣờng trong máu ở những con chuột ăn thức ăn có bổ sung EGCG. Hơn nữa, nó còn chống lại sự phá hủy tế bào –một loại tế bào đặc biệt làm nhiệm vụ sản xuất insulin.

- Gấc: trong quả gấc chứa nhiều lycopen. Theo tỷ lệ khối lƣợng nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà chua. Ngƣời ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang.

Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong gấc liên kết với các acid béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt tính sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thƣ.

Beta-carotene là một loại chất có khả năng chống oxy hóa rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hóa và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh… do tiến trình oxy hóa gây ra.

- Nho: nho xanh (hay trắng) cũng đều có chứa chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu mới đây khi nhìn vào tổng khả năng chống oxy hóa (theo nhƣ cách đo của ORAC) đã tìm thấy mức độ đáng kể của nho xanh và nho; khả năng chống oxy hóa của nho đỏ là 2016 trong khi của nho xanh là 1789. Nho chứa một hợp chất polyphenol phong phú bao gồm các Flanvoratrol dƣợc biết đến nhƣ là chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm nhiễm.

- A-ti-sô: Cung cấp một lƣợng đáng kể chất chống oxy hóa. Trong đó silymarin là chất chống oxy hóa chính, có khả năng chống bệnh ung thƣ da và giảm cholesterol.

1.3. Các phƣơng pháp xác định hoạt tính chống oxi hóa của các dịch trích từ thực vật[70]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết và bảo quản đến hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá giang (aganonerion polymorphum) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)