10. Cấu trúc của luận văn
3.6.2. Đánh giá kết quả TNSP
Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học để so sánh và đánh giá chất lượng học tập của HS ở lớp TN và lớp ĐC.
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số Xi của các bài kiểm tra
Nhóm Tổng số Điểm số (Xi)
HS
2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 97 1 8 14 19 25 20 9 1 0
TN 96 0 0 5 15 24 28 19 4 1
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm số của hai nhóm ĐC và TN
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất
Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt mức điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 97 1,0 7,2 13,4 19,6 25,8 20,6 9,3 1,0 0 96 0 0 5,2 15,6 25,0 29,2 19,8 4,2 1,0
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất điểm số của hai nhóm TN và ĐC
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất tích lũy
Nhóm Tổng số HS
Số % HS đạt mức điểm Xi trở xuống (Wi %)
ĐC 97 1,0 8,2 21,6 41,2 67,0 87,6 96,9 97,9 100
TN 96 0 0 5,2 20,8 45,8 75,0 94,8 99,0 100
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy
Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy
Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm Tổng số HS Số % HS Kém (0-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) ĐC 97 1,0 20,6 45,4 29,9 1,0 TN 96 0 5,2 40,6 49,0 5,2
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm
Bảng 3.6. Bảng các thông số thống kê
Nhóm Số HS S V
ĐC 97 5,6 2,25 1,5 26,78
TN 96 6,6 1,65 1,3 19,70
Trong đó:
- Giá trị trung bình cộng:
Với fi là số HS đạt điểm Xi;còn Xi là điểm số (i = 19); n là số HS dự kiểm tra. - Phương sai:
- Độ lệch chuẩn: S = cho biết mức độ phân tán quanh giá trị , S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán, tức là trị trung bình có độ tin cậy càng cao.
- Hệ số biến thiên: V = 100% cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu. Dựa vào bảng phân loại theo học lực, bảng các thông số thống kê, đồ thị phân phối tần suất và phân phối tích lũy, có thể rút ra kết luận sau:
- Điểm trung bình của các bài kiểm tra của HS ở lớp TN (6,6) cao hơn so với HS ở lớp ĐC (5,6). STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC (Bảng 3.6).
- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với các nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại Khá, Giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (Bảng 3.5).
- Đường tích lũy ứng với nhóm TN nằm bên phải và về phía dưới đường tích lũy của nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Để
khẳng định một cách chắc chắn kết luận này, chúng tôi dùng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê.
3.6.3. Kiểm định giả thiết thống kê
Từ kết quả trên cho thấy: Điểm trung bình cộng ở nhóm TN ( ) cao hơn nhóm ĐC (). Câu hỏi đặt ra là: Sự khác nhau giữa hai điểm trung bình và có ý nghĩa gì không? Việc tổ chức DH Vật lí theo chủ đề có sự hỗ trợ của PTDH hiện đại có tốt hơn PPDH thông thường không hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Để trả lời câu hỏi đó, trước hết phải đề ra giả thiết thống kê.
Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa giá trị trung bình ở nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa.
Giả thiết H1: Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC là có ý nghĩa.
Để kiểm định giả thiết, chúng tôi tiến hành xác định đại lượng kiểm định t theo công thức:
t = = s
với TN = 6,6 ; ĐC = 5,6 ; nTN = 96 ; nĐC = 97 ; STN = 1,3 ; SĐC = 1,5 ; Ta có: S = 2,23 ; t = 3,12
Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2.
- Nếu t tα thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. - Nếu t tα thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α=0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2 =191 > 120, ta có tα = 1,96.
Như vậy t tα chứng tỏ sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên với mức ý nghĩa .
Do đó, ta có thể kết luận: Giả thiết khoa học của đề tài đã nêu trên đã được kiểm chứng, HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức hơn so với HS ở nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức DHTCĐ với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại mang lại hiệu quả cao hơn so với hình thức tổ chức DH thông thường.
3.7. Điều kiện triển khai dạy học theo chủ đề ở trường phổ thông
Ngoài những kết quả thu được, việc DHTCĐ còn gặp một số khó khăn nhất định như sau:
- Đa số GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp để thông báo, giảng giải kiến thức. Nhiều GV còn ngại đổi mới, chưa thực sự thấm nhuần bản chất, phương hướng và cách thức đổi mới PPDH hoặc những hiểu biết về cơ sở lí luận của đổi mới PPDH chưa sâu sắc nên không tự tin và không chủ động áp dụng các hình thức dạy học khác và chưa có kĩ năng trong việc sử dụng các PTDH hiện đại nên chưa phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS. Có chăng chúng chỉ được sử dụng trong các tiết thao giảng, tiết dạy tốt.
- GV phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để thiết kế bộ CHĐH và Website hỗ trợ DH có chất lượng, tìm kiếm các trang web và diễn đàn học tập có chất lượng trên internet để hỗ trợ HS trong quá trình soạn thảo bài trình chiếu của nhóm trong khi trình độ tin học của một bộ phận GV còn hạn chế.
- DH theo mô hình này cũng khó đảm bảo về mặt thời gian như quy định và cần có PTDH hiện đại để hỗ trợ. Trong khi đó, thực tế ở các trường cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ yêu cầu đổi mới, khả năng sử dụng phương tiện hiện đại của GV chưa có.
- HS đã quen với việc học từng bài với hình thức học chung cả lớp, ít tham gia hoạt động nhóm trong giờ học và chủ yếu vẫn thầy giảng trò nghe rồi ghi chép. Kỹ năng sử dụng máy tính của một số HS còn yếu, thậm chí các em chưa từng sử dụng CNTT để tự tìm kiếm tri thức và soạn thảo bài trình chiếu, ít được học tại phòng học bộ môn và không được tiếp xúc với các PTDH hiện đại, chưa biết cách tìm kiếm thông tin và trao đổi với các bạn khác.
- HS ít có cơ hội làm việc nhóm hay hợp tác để giải quyết các vấn đề của bài học, ít được tiếp xúc với các PPDH và PTDH hiện đại, các tiết lí thuyết nhiều trong khi các tiết thực hành quá ít và không liên tục.
- Nội dung kiến thức trong SGK ít liên hệ thực tiễn đời sống. Việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức môn học, tri thức liên môn vào giải quyết những vấn đề có tính chất phức tạp, gắn với thực tế chưa được chú ý.
Từ thực tế của quá trình TNSP, chúng tôi xin đề xuất một số điều kiện để triển khai DHTCĐ đạt hiệu quả ở trường THPT như sau:
- HS cần phải được làm quen với việc tự học, làm việc theo nhóm. Nếu HS chưa quen với hình thức học tập theo nhóm GV nên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn các em cách thức hoạt động và cách phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Giới thiệu cho các em phương pháp học theo chủ đề và một số sản phẩm học tập làm mẫu. Tập huấn cho các nhóm cách sử dụng powerpoint để thiết kế bài trình chiếu, hướng dẫn HS cách tìm kiếm thông tin trên internet (nếu cần).
- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với phương pháp dạy hoc mới. Điều này rất quan trọng vì nó có tác động rất lớn tới tâm lí và suy nghĩ của HS.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ một cách tốt nhất cho QTDH và đổi mới PPDH. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban
giám hiệu nhà trường để trang bị cho GV những kiến thức và kĩ năng cơ bản phục vụ cho việc khai thác và sử dụng PTDH và internet trong DH. Có thể tổ chức các buổi tập huấn cho GV về sử dụng CNTT và PTDH hiện đại, khuyến khích các tiết dạy trên máy nhất là các tiết thao giảng để GV thuần thục hơn.
Việc đổi mới này nên tiến hành một cách toàn diện sẽ thu được hiệu quả cao hơn.
Kết luận chương 3
Qua quá trình TNSP, với việc phân tích và xử lí kết quả đạt được về mặt định tính (quan sát, mô tả) và định lượng (kiểm tra), tôi đã có cơ sở để khẳng định tính đúng đắn về giả thuyết khoa học của đề tài. Việc ứng dụng PTDH hiện đại trong DHTCĐ chương “Các định luật bảo toàn” đã kích thích hứng thú học tập, góp phần phát triển tư duy HS và rèn luyện cho các em kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS và nâng cao chất lượng DH Vật lí ở trường phổ thông. Cụ thể:
- Đối với HS, tôi nhận thấy khi tổ chức DHTCĐ, tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của HS. HS chủ động hơn trong việc tìm kiếm tri thức, chọn lọc, xử lí thông tin. Tuy chưa quen với việc tự mình ứng dụng các PTDH hiện đại và trình bày báo cáo, song không thể phủ nhận tác dụng của nó đã ảnh hưởng tốt đến tinh thần, thái độ học tập của các em. Sự tò mò, hào hứng đã tạo không khí học tập thoải mái hơn.
- Đối với GV, việc tổ chức DHTCĐ đã giúp GV giảm được một lượng công việc đáng kể trên lớp, tiết kiệm được thời gian lên lớp, qua đó chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS, có điều kiện thuận lợi để theo dõi, quan tâm tới việc hình thành và phát triển nhân cách của HS.
Tuy nhiên, quá trình TNSP cũng cho thấy, để thực hiện được DHTCĐ đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều của GV và sự ủng hộ của HS là rất quan trọng. Trình độ của HS cũng là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sự thành công của quá trình dạy học.
Từ kết quả thống kê điểm số bài kiểm tra của hai lớp ĐC và TN cho thấy về mặt định lượng, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả của nhóm ĐC. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức hơn so với HS ở nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức DHTCĐ chương “Các định luật bảo toàn” với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong DH Vật lí ở trường THPT.
Như vậy, việc tổ chức DHTCĐ chương “Các định luật bảo toàn” với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong dạy học Vật lí phổ thông. Qua đây, có thể khẳng định hình thức dạy học này rất có tính khả thi và nên được áp dụng rộng rãi.
KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt được:
- Về mặt nghiên cứu lí luận:
+ Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc tổ chức DHTCĐ với sự hỗ trợ của một số PTDH hiện đại trong DH vật lí, đặc biệt là xây dựng được quy trình DHTCĐ và tiến trình DH cụ thể.
+ Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc ứng dụng PTDH hiện đại trong DH Vật lí.
+ Phân tích các đặc điểm, ưu-nhược của DHTCĐ và khả năng vận dụng vào dạy học vật lí ở bậc THPT với sự hỗ trợ của một số PTDH hiện đại.
+ Phân loại được DHTCĐ từ đó đề xuất quy trình tổ chức DHTCĐ với sự hỗ trợ của một số PTDH hiện đại.
- Về mặt nghiên cứu thực tiễn
+ Qua nghiên cứu chi tiết phần nội dung kiến thức, tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Các định luật bảo toàn”, tôi khẳng định có thể sử dụng mô hình DHTCĐ với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại cho HS trong quá trình DH Vật lí. Đồng thời, phát hiện ra những khó khăn khi DH chương này, từ đó xây dựng các chủ đề học tập, thiết kế Website nhằm khắc phục khó khăn trên, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
+ Dựa trên quy trình đề xuất và qua nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK và các tài liệu tham khảo liên quan đến chương “Các định luật bảo toàn” tôi đã thực hiện thiết kế được hai chủ đề dạy học với sự hỗ trợ của một số PTDH hiện đại và mỗi chủ đề được thiết kế theo tiến trình DH đã đề xuất.
+ Để xây dựng nguồn tư liệu hỗ trợ DH chương “Các định luật bảo toàn” tôi đã tìm hiểu, thu thập một số hình ảnh, video clip, phim thí nghiệm qua các nguồn là các đề tài khoa học và tài liệu trên Internet. Từ đó sắp xếp các tài liệu tham khảo hỗ trợ dạy học thành một thư viện dữ liệu dưới dạng một website hỗ trợ dạy học chương “Các định luật bảo toàn” với vai trò là một PTDH hiện đại.
+ Tiến hành dạy thực nghiệm tại một số lớp ở trường THPT Kỳ Anh hai trong ba chủ đề đã thiết kế được để kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết khoa học đưa ra và tính khả thi của đề tài. Các số liệu thu được là hoàn toàn trung thực, chính xác và được xử lý theo đúng phương pháp thống kê toán học.
+ Kết quả TNSP cho phép khẳng định: giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn. Nghĩa là việc tổ chức DHTCĐ với sự hỗ trợ của một số PTDH hiện đại trong QTDH sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực của HS đồng thời kích thích sự say mê tìm hiểu đối với môn học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật
lí ở trường THPT. Qua đó cho thấy việc tổ chức DHTCĐ với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại ở trường phổ thông đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, đồng thời giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và vận dụng nó linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác.
+ Đây có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho GV Vật lí trong việc ứng dụng các phương pháp DH tích cực nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của HS.
2. Hướng phát triển của đề tài:
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đề tài, từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn DH vật lí ở trường THPT tôi nhận thấy luận văn có thể được phát triển theo hướng sau:
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lí luận của DHTCĐ.
- Tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin, nguồn tài liệu để bổ sung và làm phong phú thêm kho tư liệu hỗ trợ dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT. Khắc phục những hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức của Website để có thể triển khai ứng dụng rộng rãi không chỉ trong DHTCĐ mà còn