Kiến nghị Tổng cục thuế:

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

3.3.2.Kiến nghị Tổng cục thuế:

- Hiện nay Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, cần nâng cấp thành Phòng thuế quốc tế ở cấp Tổng cục, là đầu mối để quản lý chuyên sâu, chỉ đạo hỗ trợ các cục thuế địa phương trong công tác chống chuyển giá.

-Tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên sâu về giá chuyển nhượng; biên soạn sách hỏi đáp, hướng dẫn vướng mắc trong thực hiện chính sách quản lý giá chuyển nhượng

Tóm tắt chương 3:

Từ những hạn chế, tồn tại , những nguyên nhân được phân tích qua kết quả nghiên cứu và căn cứ vào ý kiến của đa số các chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN có vốn ĐTNN .Tác giả đã phân loạitheo nhóm vấn đề và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN có vốn ĐTNN tại Cục thuế Thừa Thiên Huế, Bao gồm:

- Nhóm giải pháp tăng cườngquản lý thuế TNDN gồm có 8 giải pháp

- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các căn cứ tínhthuế TNDN ,chống chuyển giá đối với các DN có vốn ĐTNN gồm có 2 giải pháp

Đồng thời kiến nghị sửa đổi một số nội dung về chính sách thuế TNDN chưa phù hợp với thực tế mà vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục thuế.

KẾT LUẬN

Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DN có vốn ĐTNN là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể thực hiện thành công nhưng lại được tiến hành trong hoàn cảnh nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Những kết quả quản lý thuế TNDN đối với cácDN có vốn ĐTNN tại Cục thuế Thừa Thiên Huế rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế phát sinh trong thực tiễn, những bất cập về cơ chế , chính sách ,một số quy định trong Luật đã không theo kịp sự vận động, biến đổi của tình hình mới và quy trình quản lý thuế TNDN chưa được hoàn thiện; Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết diễn ra phổ biến, chưa được ngăn chặn kịp thời.

Luận văn đã trình bày nghiên cứu nội dung quản lý thuế TNDN theo Luật quản lý thuế, khảo sát tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục thuế Thừa Thiên Huế,tập trung tìm hiểu thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các DN có vốn ĐTNN tại cục thuế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 để đánh giá các kết quả đạt được , những hạn chế tồn tại về cơ chế chính sách, về quản lý thuế theo các chức năng, về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và nguyên nhân.

Từ đó, kết hợp với ý kiến của chuyên gia để phân loại nhóm vấn đề để đề ra giải

pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các DN có vốn ĐTNN tại Cục thuế Thừa Thiên Huế.Trên cơ sở đó Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Các giải pháp đưa ra nếu được thực hiện đồng bộ ,kịp thời thì công tác quản lý thuế TNDN sẽ được tăng cường, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách, là một tiền đề quan trọng để Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới, là địa điểm hứa hẹn một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng cho các nhà đầu tư, là một địa chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ ,công bằngvà văn minh.

Trong điều kiện hạn chế, Luận văn chưa đủ điều kiện để đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể và mang tính kỹ thuật như hệ thống các tiêu chí để đánh giá

mức độ hoạt động đối với việc quản lý thuế 1 sắc thuế (TNDN).Các giải pháp đưa ra còn mang tính chất mở, trong quá trình thực hiện cải cách trong thời gian tới,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2012), Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam,Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính(2012) ,Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015

3. Cục thuế Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo quá trình hình thành và phát triển ngành thuế Thừa Thiên Huế.

4. Cục thuế Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo Tổng kết thuế 2006 - 2010, nhiệm vụ và giải pháp 2011 - 2015.

5. Gangadha Prasad Shukla, Phan Minh Đức, Michael Engels chalk, Lê Minh

Tuấn - Ban quản lý kinh tế và xóa đói giảm nghèo khu vực Châu Á Thái bình dương- Ngân hàng Thế Giới (2011),Cải cách thuế ở Việt nam hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn(2011)

6. Nguyễn Đức Hạnh (2011) ,Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cục thuế tỉnh ĐĂKLĂK, Luận văn Thạc sĩ

7. Trần Tiến Lập (2013), Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Quảng nam” , Luận văn Thạc sỹ

8. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2013), Các văn bản pháp luật về thuế, Hà

Nội

4. TS Đỗ Thị Thìn (2012), Báo cáo nghiên cứu đánh giá sơ bộ nhu cầu tăng cường năng lực phân tích rủi ro tuân thủ cho ngành thuế Việt nam

9. Tổng cục Thuế (2012),Tài liệu Hội thảo chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

10. OECD (2012) ,Transfer Pricing Rules in Asia Pacific

PHỤ LỤC 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

Kính thưa Anh/chị:

Mục đích của phỏng vấn này là tìm hiểu thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để giúp cơ quan thuế rút ra những vấn đề không phù hợp với thực tiển ,cần phảisửa đổi, bổ sung vàtổng hợp, phân loại xây dựng những giải pháp để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển.

Việc trả lời nội dung các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra chính là sự thể hiện trách nhiệm của cá nhân Anh/ Chị đối với sự nghiệp phát triển của ngành; Chúng tôi rất mong sự cộng tác nhiệt tình của các anh chị trong việc trả lời các câu hỏi dưới đây.

Người được Phỏng vấn

Số TT Tên người được phỏng vấn

Chức vụ

01 Ngô Cẩm Trưởng Phòng thanh tra Thuế

Câu hỏi 1: Anh vui lòng cho biết việc quản lý thuế TNDN của các DN có

vốn ĐTNN được đánh giá theo tiêu chí nào?

Hiện tại, Luật quản lý thuế không có quy định đánh giá quản lý thuế cho từng sắc thuế cụ thể, việc đánh giá quản lý thuế được đánh giá chung theo 4 chức năng quản lý thuế: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Kê khai và Kế toán thuế, Công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, Thanh tra, kiểm tra thuế theo Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế kèm theo Quyết định 688/QĐ-TCT ngày 22/04/2013

của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Đồng thời, để đánh giá việc quản lý thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN phải đánh giá những nội dung đặc thù của sắc thuế TNDN như những căn cứ tính thuế TNDN: Doanh thu tính thuế, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, thuế suất, việc ưu đãi thuế.. , Vấn đề chống chuyển giá hiện nay.

Câu hỏi 2: Anh vui lòng cho biết qua trình thực hiện Luật thuế TNDN đối

với các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 2009-2013 có đạt được mục tiêu đề ra khi sửa đổi Luật thuế TNDN (2008)?

-Tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh;

-Thực hiện giảm mức thuế chung đã doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

-Việc sửa đổi quy định về ưu đãi thuế đã góp phần tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và lĩnh vực quan trọng theo

chính sách phát triển của Nhà nước, đồng thờigóp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

- Bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Câu hỏi 3: Anh vui lòng cho biết qua trình thực hiện Luật thuế TNDN đối

với các DN có vốn ĐTNN thời gian qua có những vấn đề gì còn chưa phù hợp, nguyên nhân của những hạn chế đó?

Qua quá trình thực hiện Luật sửa đổi bổ sung luật thuế TNDN (2008) và

Luật quản lý thuế còn một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiển như:

+ Về chính sách Thuế TNDN: Chưa bao quát hết nguồn thu thực tế phát sinh, thuế suất chưa đảm bảo tính canh tranh trong khu vực, ưu đãi thuế chưa quy định ưu đãi mở rộng dẫn đên một số DN lách luật bằng cách thành lập dự án mới gây tăng chi phí tuân thủ cho NNT và chí phí quản lý cho cơ quan thuế.

+ Về Luât quản lý thuế: Biểu mẫu kê khai, Quyết toán thuế còn rườm rà gây mất thời gian cho NNT.

+ Vấn đề chuyển giá khá phổ biến đối với các DN có vốn ĐTNN nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, các phương pháp xác định giá thị trường hiện nay tại Thông tư 66 đã có những chuyển biếntích cực nhưng vẫn còn khó áp dụng trong thực tế.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

Kính thưa Anh/ Chị:

Mục đích của phỏng vấn này là tìm hiểu thực trạng quản lý thuế thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếđể giúp cơ quan thuế rút ra những vấn đề cần phảisửa đổi, bổ sung và tổng hợp, phân loại xây dựng những giải pháp để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế và yêucầu phát triển.

Việc trả lời nội dung các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra chính là sự thể hiện trách nhiệm của cá nhân Anh/ Chị đối với sự nghiệp phát triển của ngành; Chúng tôi rất mong sự cộng tác nhiệt tình của các anh chị trong việc trả lời các câu hỏi

dưới đây.

Người được Phỏng vấn

Số TT Tên người được phỏng vấn

Chức vụ

01 Lê Văn Hà Trưởng Phòng Kiểm tra Thuế số 1

02 Trần Ngọc Trường Trưởng Phòng Kiểm tra Thuế số 2

03 Nguyễn Thị vân Phó Trưởng phòng Thanh tra thuế-

Trưởng đoàn Thanh tra

04 Nguyễn Mạnh Hùng Thanh tra viên- cán bộ thanh tra ,theo dõi chống chuyển giá của cục thuế.

Câu hỏi 1: Với kinh nghiệm nhiều năm công tác Thanh tra, kiểm tra đối với các

DN có vốn ĐTNN ,Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của quý anh chị về những quy định quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá khi xác định giá tính thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua có những vấn đề gì còn tồn tai hạn chế hoặc chưa phù hợp?

Tổng hợp ý kiến của nhóm chuyên gia:

Một số hình thức chuyển giá điển hình có dấu hiệu nghi vấn đã xảy ra trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế :

- Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết: Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư bằng tài sản để lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam thông qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị, nguyên liệu đặc thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho nhà ĐTNN như: Nhà ĐTNN có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thất thu thuế TNDN cho Nhà nước và thiệt hại cho bên liên doanh Việt Nam; Giúp nhà ĐTNN chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành DN theo mục đích của mình, thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên khiến DN Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại phần vốn góp cho nhà ĐTNN. Khi đó, liên doanh sẽ trở thành DN 100% vốn ĐTNN.

Nghi vấn chuyển giá qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế tại Công ty Bia Huế, công ty Thực phẩm Huế ( sản xuất rượu SAKE của Nhật đầu tư 100% vốn), Công ty Xi măng LUSK

- Chuyển giá thông qua việc mua, bán nguyên liệu, vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định và các tài sản hữu hình khác giữa các bên liên kết. Chuyển giá dạng này diễn ra tương đối phổ biến tại các DN liên kết trong những

năm qua, tại một số ngành nghề chính như: Dệt may, xuất khẩu dăm gỗ làm nguyên liệu giấy.

Nghi vấn qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế tại các DN Dệt may như CN Công ty Handbrand Huế, Công ty Dệt kim may mặcc Thừa Thiên Huế.

-Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình: Hình thức này diễn ra trong trường hợp công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Việc định giá đối với loại tài sản vô hình mang tính đặc thù này thường rất khó khăn. Lợi dụng đặc tính này, DN liên kết tại nước ngoài thường tính và thu phí bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam, khiến cho chi phí đầu vào của bên liên kết Việt Nam bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, Chính phủ Việt Nam bị mất quyền

Nghi vấn Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế tại Công ty Bia Huế về tiền Bản quyền phải trả cho Tập đoàn Bia Carberg

Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả ban đầu, trong quá trình thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng vẫn còn nhiều tồn tại cần được tháo gỡ, cụthể:

- Chưa có thoả thuận trước nào về phương pháp tính giá (APA) giữa cơ quan thuế với DN có vốn ĐTNN được ký kết nên việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá chưa được áp dụng linh hoạt trong một số trường hợp có tính phức tạp và chưa khắc phục được việc tranh chấp về thuế giữa cơ quan thuế và người nộp thuế;

- Đặc thù của công tác thanh tra giá chuyển nhượng đòi hỏi phải mất rất

nhiều thời gian để thu thập thông tin, phân tích, đối chiếu và kiểm tra số liệu. Tuy nhiên, thời hạn cho 1 cuộc thanh tra giá chuyển nhượng tại Việt Nam rất ngắn, bị giới hạn bởi quy định tại Luật thanh tra dẫn tới không đủ thời gian để thực hiện

các công việc cần thiết trong quá trình thanh tra;

- Chưa có quy định chế tài xử lý đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với những DN có hành vi chuyển giá;

- Quyền hạn của cơ quan Thuế còn bị giới hạn, do đó khó khăn trong quá trình xử lý các vụ việc cố tình vi phạm chuyển giá nhằm tối thiểu hoá nghĩa vụ thuế; Chưa có chế tài xử lý đủ mạnh đối với các DN có dấu hiệu không còn khả năng hoạt động nhằm tránh những hậu quả không tốt đối với nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cục thuế chưa có bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động

chuyển giá, việc quản lý thuế trong lĩnh vực này được thực hiện phân tán và lồng ghép với các chức năng quản lý thuế khác. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như vậy đã dẫn tới công tác chỉ đạo và triển khai chưa thực sự thống nhất, chưa đồng bộ và tập trung trọng tâm, trọng điểm, tính chuyên môn hoá trong công tác quản lý chưa

cao.

-Hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn chưa hoàn thiện, thiếu các thông

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92)