Tình hình, đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại ThừaThiên

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 56)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1.Tình hình, đặc điểm các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại ThừaThiên

Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987. Có thể coi đây là bước ngoặc quan trọng đánh dấu cho sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Trước đây ,Nhà nước ta không thừa nhận thành phần kinh tế tư bản nước ngoài, nên thành phần kinh tế này không được quan tâm đúng mức. Sau cải cách những năm 1986, trước đòi hỏi của tình hình mới, cũng như để thúc đẩy tăng trưởng, hội nhập kinh tế, chúng ta cũng đã có những điểu chỉnh để phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt

Nam. Trong hơn 25 năm qua, Luật đầu tư nước ngoài đã 4 lần được sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và năm 2006 được hợp nhất với Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật đầu tư. Cho đến nay chúng ta cũng đã xây dựng một khung pháp lý chung dựa trên Luật đầu tư điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp trong cả nước không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

ngoài với tổng vốn đăng ký 2.211,68 Triệu USD, vốn thực hiện là 794,024 Triệu USD , chiếm 35,9 % tổng số vốn đăng ký.

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có số lượng không lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt đông kinh doanh nhưng đóng góp khoảng từ 30 đến 43 % vào tổng thu ngân sách Nhà nước tỉnh hàng năm. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là sản xuất Bia của Công ty Bia Huế, sản xuất xi măng của Công ty Xi măng luks Việt nam, Lĩnh vực du lịch của công ty TNHH LAGUNA VIETNAM, lĩnh vực Dệt may, nuôi trồng Thủy hải sản…

Trong những năm tới thì lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư FDI sẽ là các dự án du lịch nghĩ dưỡng ven biển, đầm phá; xây dựng cảng biển, dịch vụ hậu cảng, logistics, cảng du thuyền; Hạ tầng Khu đô thị, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu phi thuế quan; Công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ; Chế biến nông lâm thủy sản; Năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Giáo dục và đào tạo. Mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015 kêu gọi 300- 500 triệu USD vốn FDI/năm; Giai đoạn 2015-2020 kêu gọi 500- 800 triệu USD vốn FDI/năm.

Để thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, một số giải pháp chính cũng được Sở Kếhoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế nêu lên đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài; Tăng cường công tác hỗ trợ pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế và chủ động đối thoại với nhà đầu tư, doanh nghiệp; Tập trung các nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt vào các vùng trọng điểm kêu gọi đầu tư; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tập trung xúc tiến đầu tư thông qua các đầu mối xúc tiến ba miền và các đối tác FDI đã đầu tư trên địa bàn; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hoàn thiện công táclập quy hoạch...

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 56)