Những kết quả quảnlý thuế đạt được:

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 59)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2.2.Những kết quả quảnlý thuế đạt được:

a- Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ

-. Về công tác tuyên truyền

Trong những năm qua công tác tuyên truyền được tiến hành đúng quy trình và thông qua nhiều hình thức phong phú như:

- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng: Đài phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế; Trung tâm Truyền hình Việt nam tại Huế; Báo Thừa Thiên Huế; Đài truyền thanh TP Huế bằng các chuyên mục tư vấn thuế, hỏi đáp chính sách thuế, các tin bài, hình ảnh; việc cung cấp các tài liệu in ấn, tờ rơi... với số lượng nhiều hơn so với các năm trước; Các hội nghị tập huấn, phổ biến về chính sách mới, tập huấn cho các doanh nghiệp mới thành lập được tổ chức kịp thời và có chất lượng hơn.

Số lượng chuyên mục đã tuyên truyền ngày càng lớn và ổn dịnh, chất luợng các bài viết, các chưong trình nhìn chung được nâng cao hơn trước, năm qua số lưọng tin bài đăng tải và phát thanh, truyền hình trên các đài báo như sau:

- Báo Thừa Thiên Huế: 4 chuyên mục/tháng và các tin bài của các tuyên truyền viên mỗi tháng bình quân có 1 đến 2 bài.

- Đài Phát thanh - Truyền hình: Mởchuyên mục “Thuế và chính sách thuế”

- Đài truyền thanh TP Huế: 3 chuyên mục /tháng.

- Báo Công thương: từ 1 đến 2 bài/ tháng.

Ngoài ra trên các báo của ngành như Thời báo Tài chính, Tạp chí thuế Nhà nước đều có các tin, bài của những người làm công tác tuyên truyền.

- Bản tin thuế Thừa Thiên Huế: đã phát hành 4 số trong năm với số lượng 6.000 bản.

- Tổ chức tốt công tác tuyên dương đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách, đây là hình thức không chỉ động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế mà còn là đòn bẩy nhằm thúc đẩy tinh thần thi đua của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và thực hiện trách nhiệm của mình đối với Nhà nước.

-Về công tác hỗ trợ người nộp thuế

Đã hỗ trợ người nộp thuế với các hình thức như qua điện thoại, bằng văn bản, trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế và mở các lớp tập huấn, các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp.

b- Chỉ số thanh tra, kiểm tra

Bảng 2.8 Kết quả thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra 2009 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Số cuộc thanh tra, kiểm tra

Số thuế truy thu và phạt sau thanh tra,

kiểm tra

Bình quân

số truy thu và phạt/ 1 dn sau

thanh tra, kiểm tra

2009 49 3.920 81,2

2010 54 9.200 169,1

2011 108 17.040 156,6

2012 120 9.780 80,9

2013 125 0.187 73,5

(Nguồn Cục thuế Thừa Thiên Huế)

Lực lượng công chức làm công tác thanh, kiểm tra mặc dù vẫn còn mỏng và thiếu nhưng luôn được chú trọng bổ sung lực lượng như năm 2009 tổng số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra là 86 công chức, chiếm 14,2 % so tổng số công chức thuế toàn ngành (606 công chức); đến năm 2013 số công chức làm

công tác thanh tra, kiểm tra lên đến 116 công chức, chiếm 18,5% công chức thuế toàn ngành (627 công chức). Chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra luôn được nâng cao chất lượng cả về trình độ chuyên môn và cả về đạo đức nghề nghiệp: có 80 công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra được đào tạo qua lớp thanh tra viên do Tổng cục phối hợp với Thanh tra Chính phủ mở hàng năm, được tập huấn và hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp, thanh tra như kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, phân tích số liệu trên tờ khai thuế, kỹ thuật phỏng vấn đối tượng nộp thuế, trình tự kiểm tra sổ sách, chứng từ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, do điều kiện nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra đối với các DN có vốn ĐTNN còn hạn chế, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thường tiến

hành phân loại, chọn lọc đối tượng nộp thuế để kiểm tra, giám sát theo kết quả phân tích rủi ro nên tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực, các trường hợp có khả năng không tuân thủ, rủi ro , trốn lận thuế cao. Công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên có sự phối hợp của các ngành khai thác để thu thập đầy đủ thông tin về đối tượng bị thanh tra và tránh sự thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp giữa các

c- Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Bảng 2.9 Tỷ lệ số nợ thuế trên số thuế thực thu giai đoạn 2009 - 2013

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số thuế nợ đến 31/12 ( Tỷ đồng) 1,6 4,4 3,8 10,8 12,9 Tổng số thuế thực thu do ngành thuế quản lý (Tỷ đồng) 49,6 92,4 135,1 152,1 173,7 Tỷ lệ số nợ thuế/ số thuế thực

thu do ngành thuế quản lý 3,2% 4,8% 2,84% 7,1% 7,4% Nhận xét: Qua số liệu tỷ lệ số nợ thuế Ttrên số thuế thực thu do ngành thuế quản lý cho thấy cục thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ thu nợ do Tổng cục thuế giao nhưng ở mức độ chưa cao(mức C là lớn hơn 7%). Tỷ lệ nợ các năm 2012, 2013

tăng cao hơn những năm trước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, do cắt giảm chi tiêu công các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng thiếu việc làm , hàng tồn kho cao... cục thuế cần quan tâm hơn công tác cưỡng chế thu nợ thuế nhằm phấn đấu chỉ tiêu nợ thuế dưới 5% tổng số thuế thu được trong năm.

d-. Chỉ số khai thuế

Bảng 2.10 Tỷ lệ kê khaithuế TNDNthuế giai đoạn 2009 - 2013 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ số Tờ khai TNDN đã nộp/ số tờ khai phải nộp 97 98 98 98 98 Tỷ lệ số Tờ khai TNDN nộp đúng hạn/ số tờ khai đã nộp 91 92 92 96 94

(Nguồn: Cục thuế Thừa Thiên Huế)

Qua số liệu ở bảng 2.10 cho thấy cục thuế Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp quản lý tốt hồ sơ khai thuế.Tỷ lệ số tờ khai đã nộp/ số tờ khai phải nộp các năm 2009-2013 đạt từ 97-98% hoàn thành nhiệm vụ ở Mức 1(> 95%) và vượt so với mục tiêu yêu cầu cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 ban hành

theo quyết định 732/QĐ-TTG ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ,tỷ lệ số tờ khai nộp đúng hạn/ số tờ khai đã nộp từ 91-96% đạt Mức2( từ 90% đến dước 95%)và Mức 1(> 95%), vượt so với mục tiêu yêu cầu cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015(là 85%)

đ-. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực

Bảng 2.11Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức thuế quản lý thuế đối với các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: % Năm Trình độ 2009 2010 2011 2012 2013 Thạc sĩ 1,67 2 1 2,5 11,5 Đại học 98,33 98 99 97,5 88,5 Trung cấp 0 0 0 0 0 Tổng cộng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức 2009 -2013)

Bảng tổng hợp trên cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế làm công tác quản lý thuế các DN Đầu tư nước ngoài tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây; số lượngcông chức có trình độ thạc sĩ năm 2009 chiếm 1,67 % trên tổng số công chức đến năm 2013 toàn ngành chiếm

11,5% trên tổng số công chức; số lượng công chức có trình độ Đại học năm 2009 chiếm 98,33% trên tổng số công chức đến năm 2013 t chiếm 88,5 % trên tổng số công chức.

Bảng 2.12Cơ cấu ngạch của công chức Thuế giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: %

Năm

Ngạch 2009 2010 2011 2012 2013 Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0 0

Chuyên viên chính 5 5 7 6 6

Chuyên viên 95 95 93 94 94

Cán sự 0 0 0 0 0

Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức Năm 2009 -2013

Như vậy, cơ cấu ngạch công chức Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế mấy năm qua có biến đổi, nhưng tỷ lệ không lớn. Đến tháng 12/2013, ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa có chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính chỉ chiếm 6%. Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức thuế theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.

Do việc quản lý thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN là một bộ phận cấu thành trong tổng thể quản lý hoạt động của ngành thuế Thừa Thiên Huế,

việc đánh giá thực trạng quản lý thuế theo Luật quản lý thuế thực hiện các chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số hoạt động đã được trình bày ở mục 2.3.2.2 . Tác giả xin trình bày thêm một số nội dung nghiên cứu đặc thù đối việc quản lý thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN như sau:

Bảng 2.13. Tổng hợp một số chỉ tiêu quản lý thuế TNDN của các DN có vốn ĐTNN của tỉnh thừa Thiên Huế từ năm 2009-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng doanh thu 4.250.333 3.311.746 4.317.742 5.344.557 9.920.392

2 Tổng Thu nhập chịu thuế 2.066.587 265.446 375.059 574.636 573.461

3 Tổng số lỗ 7.461 18.307 31.891 30.347 382.820

4 Tổng số thuế TNDN

Biểu đồ 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu quản lý thuế TNDN của các DN có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh thừa Thiên Huếgiai đoạn 2009-2013

0 100 200 300 400 500 600 700 4. 250. 333 3. 311. 746 4. 317. 742 5. 344. 557 9. 920. 392 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Thu nhập chịu thuế Tổng số lỗ Tổng số thuế TNDN phải nộp

Qua số liệu ở biểu đồ 2.2, từ năm 2009-2013, tốc độ tăng của số lỗ lớn hơn tốc độ tăng của tổng số thuế TNDN phải nộp của các DN có vốn ĐTNN cho thấy việc kê khai nộp thuế của các DN có vốn ĐTNN có vấn đề, ngành thuế cần quan tâm, có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng gian lận, làm thất thu NSNN. 2.3.2.3. Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

a- Nhận diện các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang xảy ra

Qua nghiên cứu kết quả của 60 Biên bản thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN có vốn ĐTNN do cục thuế Thừa Thiên Huế thực hiện. Tác giả nhận thấy các nhà đầu tư nước ngoàilợi dụng chính sách thôngthoáng về thu hút đầu tư của Việt nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên đất đai và nhân công, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt nam về nguồn lực Tài chính và khả năng thẩm định giá trị TSCĐ, khả năng đối chiếu xác định nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ… các nhà đầu tư nước ngoài nâng khống giá trị máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa mua vào, giảm giá trị

hàng hóa do DN có vốn ĐTNN xuất khẩu cho các công tyliên kết. Tổng kết trong thời gian 05 năm trở lại đây(2009-2013),Cục thuế đã nhận diện được một số hành vi chuyển giá điển hình đã có trên địa bàn như:

- Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư: bằng cách nâng cao giá trị các dây chuyền máy móc, thiết bị đặc thù..

- Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: Dưới hình thức thu tiền bản quyền,nhãn hiệu thương mại. Chuyển giao công nghệ là loại hình chuyển giao tài sản vô hình,việc xác định giá đối với tài sản này rất khó khăn và mang tính đặc

thù.

- Chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa.

- Chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ: Dưới hình thức cung cấp các

dịch vụ quản lý , hỗ trợ kỹ thuật để ghi tăng chi phí nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của công ty con tại Việt nam.

b- Triển khai thực hiện quản lý hoạt động chuyển giá của Cục thuế

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013

Giai đoạn 2009-2013 là giai đoạn đầu tiên Cục thuế Thừa Thiên Huế đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý giá chuyển nhượng một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Cơ quan thuế từng bước làm quen với phương thức quản lý thuế mới, thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý thuế:

- Công tác tuyên truyền- Hỗ trợ

Cục thuế đã tổ chức triển khai phổ biến kiến thức về giá chuyển nhượng

cho công chức thuế và cán bộ thuế, đồng thời tập huấn các kỹ năng xử lýhồ sơ giá chuyển nhượng thực tế thông qua các bài tập tình huống như: Kỹ năng phân tích và xác định các đối tượng có rủi ro về giá chuyển nhượng; Kỹ năng thu thập và lựa chọn thông tin, dữ liệu so sánh; Kỹ năng phân tích chức năng hoạt động và rủi ro gánh chịu đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh; Kỹ năng áp dụng các phương pháp xác định gia thị trường.

- Công tác quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục thuế, Cục thuế Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Phòng Kê khai và Kế toán thuế phối hợp với các Phòng thanh ta, kiểm tra thuế tăng cường công tác quản lý thông tin giao dịch liên kết. Công việc cụ thể là: Rà soát, lập danh sách các các đối tượng thuộc diện kê khai giao dịch liên kết; Đôn đốc nhắc nhỡ các doanh nghiệp thực hiện kê khai; Tiếp nhận và lưu trữ thông tin thông tin kê khai giao dịch liên kết; Xử phạt các đơn vị không kê khai hoặc kê khai chậm. Kết quả theo đánh giá của phòng Kê khai và Kế toán thuế thì bình

quân có 71% DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng kê khai giao dịch liên

kết đã kê khai.

- Công tác thanh tra ,kiểm tra hoạt động chuyển giá

Thực tế cho thấy là trong thời gian qua mặc dù số vốn đầu tư , số thuế TNDN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là không ngừng tăng lên nhưng tỷ lệ báo lỗ của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Theo số liệu quản lý của cục thuế có thể thấycác công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đóng góp khoảng từ 30 đến 43 % vào tổng thu ngân sách Nhà nước của ngành thuế tỉnh hàng năm nhưng số thu thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNDN từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu về thuế ( Bình quân khoảng 2,94%). Trong khi số đơn vị kê khai lỗ chiếm hơn 50% số đơn vị ĐTNN đã thực hiện kê khai thuế và số lỗ trong kê khai thuế TNDN trong những năm gần đây ngày một tăng thì đây là một vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Công tác thanh tra ,kiểm tra giá chuyển nhượng trong những năm qua của Cục thuế Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các DN có vốn ĐTNN là sản xuất bia của Công ty Bia Huế, sản xuất

xi măng của Công ty xi măng luks Việt nam, lĩnh vực du lịch của công ty TNHH LAGUNA VIETNAM, lĩnh vực dệt may, xuất khẩu dăm gỗ, nuôi trồng thủy hải sản… Cục thuế đã từng bước đẩy mạnh công tác thanh tra giá chuyển nhượng đối

vớicác DN có vốn ĐTNN. Qua thu thập thông tin trong và ngoài ngành, Cục thuế đã thực hiện rà soát và phân tích đánh giá rủi ro về giá chuyển nhượng đối với các DN hoạt động trong một số ngành nghề dễ có phát sinh hành vi chuyểngiá. Từ đó lựachọn ra một số doanh nghiệp có nghi vấnchuyển giá để thực hiện thanh tra thí điểm. Một số DN được lựa chọn thanh tra thí điểm chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng Dệt may, chế biến và xuất khẩu Dăm gỗ làm nguyên liệu Giấy. Qua nghiên cứu 60 hồ sơ, kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cục thuế Thừa Thiên Huế, các hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu là hành vi làm giảm thuế TNDN phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn giảm. Phương thức thực hiện những hành vi gian lận này rất đa dạng, có thể kể ra một số trường hợp chủ yếu sau:

Xác định sai giá bán (thường là thấp hơn thực tế) để làm giảm doanh thu.

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 59)