Hoàn thiện chính sách thuế TNDN nhằm thu hút đầu tư ĐTNN,

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47)

7. Kết cấu luận văn

1.7.2.1 Hoàn thiện chính sách thuế TNDN nhằm thu hút đầu tư ĐTNN,

triển kinh tế

Để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam,phát triển kinh tế thì việc sửa đổichính sách thuế TNDN theo hướng như sau:

+ Về Thuế suất:

Xây dựng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướngđảm bảo khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhưng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các thành phần kinh tế.

+ Về ưu đãi thuế:

- Ưu đãi đối với đầu tư mở rộng

- Miễn thuế TNDN của thu nhập từ việc thực hiện hợp đồngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật .

- Ở Việt Nam việc áp dụngcác biện pháp ưu đãi thuế TNDN vào các ngành, nghề đặc biệt cần phát triển, vào các địa phương, vùng, miền khó khăn, đặc biệt khó khăn,tuy nhiên các ưu đãi này chưa thật sự thu hút những dự án lớn,công nghệ cao. Vì vậy,chính sách ưu đãi thuế đối với các nhà ĐTNN cần phải thực hiện có trọng

tâm,cần ưu đãi riêng cho các dự án FDI có vốn đầu tư lớn,công nghệ cao. Bên cạnh đó,chính sách ưu đãi thuế cũng cần phải đảm bảo yếu tố ổn định.Một số chính sách

ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế TNDN, trong thời gian qua thường xuyên thay đổi, làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách đầu tư, tạo ra tâm lý lo sợ rủi ro và không ổn định khi đầu tư vào Việt nam.

+ Về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

Quy định chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốctế về các khoản chi được trừ và không được trừ Mặt khác, để đảm bảo phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn tài chính cho DN và cho nền kinh tế, chống chuyển giá, cần áp dụng tỷ lệ khống chế về vốnvay trên vốn chủ sở hữu (vốn mỏng) ở mức phù hợp kèm theo lộ trình thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực; đơn giản hoá chế độ khấu hao; hoàn thiện các quy định về chống chuyển giá.Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều nước có quy định về vốn mỏng,

theo đó lãi phải trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị, áp dụng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là 3:1. Trên thực tế, đa số các nước như Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand, Đức, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha… quy định vốn vay của DN trên vốn chủ sở hữu vượt quá tỷ lệ 3:1 thì được coi là vốn mỏng; ở một số nước phát triển quy định tỷ lệ thấp hơn như Canada là 2:1, Pháp, Mỹ là 1,5:1, thậm chí tỷ lệ này ở Venezuela là 1:1 Theo đó, phần lãi vay phải trả vượt quá tỷ lệ được coi là vốn mỏng thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính,suy thoái kinh tế toàn cầu,DN đang thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì cần quy định lộ trình thực hiện để tạo điều kiện cho DN có đủ thời gian cơ cấu lại nguồn vốn.Đồng thời,cần quy định cụ thể đối với DN thông thường và DN trong một số lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng để đảm bảo tính khả thi.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, việc cải cách, hoàn thiện chính sách thuế nói chung,chính sách thuế TNDN nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, tạo đà và thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu QUẢN lý THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP đối với DOANH NGHIỆP có vốn đầu tư nước NGOÀI tại cục THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)