Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 59)

- Sâu đục thân, đục bắp (%): được tính bằng số cây bị hại/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây.

trưởng chiều cao cây.

Chiều cao cây ngô là một đặc trưng hình thái do tính di truyền quyết định. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lại phụ thuộc rất lớn vào yếu tố ngoại cảnh và điều kiện dinh dưỡng. Chiều cao cây ảnh hưởng tới khả năng nhận ánh sáng và khả năng chống đổ của cây ngô. Vì vậy, biết được động thái tăng trưởng chiều cao cây, chúng ta sẽ có biện pháp tác động trong canh tác tạo

điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.

Qua bảng 4.3.a ta thấy, 3 tuần đầu sau mọc cây ngô sinh trưởng chậm. Giai

đoạn này cây ngô sử dụng các chất dinh dưỡng từ hạt để hình thành bộ rễ. Bộ rễ

và lá chưa phát triển nên diện tích đồng hóa thấp. Từ tuần thứ 4 sau mọc , tốc độ

sinh trưởng thân lá nhanh hơn.

Bảng 4.3.a : Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô C919 và NK6326 vụ Đông 2013.

Đơn vị: cm TG theo dõi CT 3TSM 4TSM 5TSM 6TSM 7TSM 8TSM G1N1 35,8 62,6 89,9 139,3 167,7 180,9 G1N2 36,2 63,6 91,5 141,4 172,0 182,7 G1N3 35,3 64,1 98,4 152,3 183,9 200,0 G1N4 33,6 64,8 99,1 156,9 190,7 207,2 G1N5 34,5 64,3 98,7 152,4 187,3 202,1 G2N1 33,7 61,0 89,6 139,9 168,5 182,3 G2N2 34,3 62,6 92,3 144,1 175,0 189,5 G2N3 37,3 65,2 100,3 156,2 190,0 205,6 G2N4 34,3 66,0 102,1 161,0 197,2 214,0 G2N5 33,2 64,0 99,9 155,8 193,8 209,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Qua bảng 4.3.a cho thấy quá trình tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm ở vụ Đông có sự khác biệt rõ ràng qua các lần đo. Giống C919 không bón đạm G1N1 phát triển chiều cao thấp nhất đạt 62,6 cm (4TSM), 89,9 cm (5TSM), 139,3 cm (6TSM), 167,7 cm (7TSM), 180,9 cm (8TSM); cao nhất ở công thức giống NK6326 bón PVNNC cách hạt ngô 10cm G2N4 đạt 66,0 cm (4TSM), 102,1 cm (5TSM), 161,0 cm (6TSM), 197,2 cm (7TSM), 214,0 cm (8TSM). Các khoảng cách bón PVNNC khác nhau quá trình phát triển chiều cao cây khác nhau.

Qua các lần theo dõi, ở lần theo dõi 3 tuần sau mọc sự sai khác về chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm là không rõ và không tuân theo quy luật nhất định. Ở những lần theo dõi tiếp theo, quá trình tăng trưởng chiều cao cây có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Lần theo dõi 4 tuần sau mọc: công thức giống C919 khả năng tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất là công thức không bón đạm, đạt cao nhất ở công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm; ở công thức giống NK6326 khả năng tăng trưởng chiều cao cây

đạt cao nhất ở công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm (N4), thấp nhất ở

công thức không bón đạm (N1). Cùng mức đạm 120kgN/ ha nhưng công thức dạng đạm rời có khả năng tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn công thức đạm dạng PVNNC. Ở lần theo dõi 8 tuần sau mọc, chênh lệch chiều cao cây giữa công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm và công thức bón 120kgN/ ha dạng đạm rời là 5,1 cm (giống C919) và 4,7 cm (giống NK6326)

Qua các lần đo cho thấy, thời kỳ cây còn nhỏ ở các khoảng cách bón PVNNC khác nhau ít ảnh hưởng tới chiều cao cây và ảnh hưởng rõ ràng khi cây đã thành thục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 4.3.b : Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô C919 và NK6326 vụ Xuân 2014.

Đơn vị: cm TG theo dõi CT 3TSM 4TSM 5TSM 6TSM 7TSM 8TSM G1N1 35,8 54,9 87,5 129,4 169,0 197,3 G1N2 32,7 55,5 90,4 139,3 180,4 212,1 G1N3 35,7 57,5 95,6 150,8 194,6 223,8 G1N4 34,6 58,5 97,4 153,3 198,2 228,2 G1N5 37,9 57,4 94,6 150,1 193,8 222,7 G2N1 38,8 58,1 90,3 143,1 173,2 199,6 G2N2 32,6 55,4 94,8 143,1 185,8 214,5 G2N3 35,7 56,8 97,7 153,8 197,0 228,8 G2N4 36,4 57,5 100,3 157,4 202,8 235,8 G2N5 35,1 55,6 95,6 153,5 196,9 227,2

Bảng 4.3.b cho thấy: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ở vụ Xuân chênh lệch nhau rất rõ. Qua từng tuần theo dõi, tốc độ

tăng trưởng chiều cao cây cao nhất ở giai đoạn 5 - 6 tuần sau mọc là công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm, đạt 55,9 cm/ tuần (giống C919), đối với giống NK6326 đạt 57,1 cm/ tuần. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất

ở giai đoạn 3 - 4 tuần sau mọc là công thức không bón đạm, đối với giống C919 đạt 19,1cm/tuần, giống NK6326 đạt 19,3 cm/tuần. Cùng mức đạm bón là 120kgN/ha, công thức bón đạm dạng phân rời có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn công thức bón PVNNC.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các công thức thay đổi qua từng giai đoạn. Dinh dưỡng đạm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô. Khi bón PVNNC cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và đạt chiều cao cây cao hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Cụ thể: ở vụ Xuân 2014, chiều cao cây của giống C919 bón PVNNC cách hạt ngô 7cm đạt 57,5 cm (4TSM), 95,6 cm (5TSM), 150,8cm (6TSM), 194,6 cm (7TSM), 223,8 cm (8TSM); khi bón 120kgN/ ha dạng đạm rời chiều cao cây đạt 57,4cm (4TSM), 94,6cm (5TSM), 150,1cm (6TSM), 193,8cm (7TSM), 223,8cm(8TSM). Giống NK6326 chiều cao cây khi bón PVNNC cách hạt 7cm đạt 56,8cm (4TSM), 97,7cm (5TSM), 153,8cm (6TSM), 197,0cm (7TSM), 228,8cm(8TSM) trong khi

đó bón 120kgN/ha dạng đạm rời đạt 55,6cm (4TSM), 95,6cm (5TSM), 153,5cm (6TSM), 196,9cm (7TSM), 227,2cm (8TSM).

Qua hai thời vụ chúng tôi nhận thấy rằng, các công thức bón PVNNC

đem lại hiệu quả cao hơn so với công thức bón rời theo kiểu truyền thống.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)