Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô C919 và NK6326.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 55)

- Sâu đục thân, đục bắp (%): được tính bằng số cây bị hại/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

4.2Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô C919 và NK6326.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô C919 và NK6326.

trưởng của giống ngô C919 và NK6326.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bắt đầu từ khi hạt nảy mầm

đến lúc hoàn thành chín sinh lý. Dựa vào thời gian sinh trưởng người ta chia ra làm 3 nhóm giống là nhóm chín sớm, chín trung bình và chín muộn. Giống ngô C919 và NK6326 thuộc nhóm giống chín trung bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Qua nghiên cứu thực tế trên đồng ruộng, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của khoảng cách bón PVNNC đến sinh trưởng của ngô qua bảng 4.3.a như sau:

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ và tung phấn: đây là giai đoạn có thời gian sinh trưởng dài nhất trong chu kỳ sống của cây ngô. Ở giai đoạn này, cây ngô có khả năng chống chịu khá tốt với điều kiện bất lợi. Cây ngô đạt tốc độ sinh trưởng mạnh nhất khi đạt 7- 9 lá đến xoắn nõn. Đây cũng là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất cây ngô, ảnh hưởng tới số hoa cái, hoa đực, độ

lớn của bắp, số hàng hạt của bắp.… Trong giai đoạn này, nếu thời tiết ấm áp giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh và ngược lại.

Bảng 4.2.a: Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô C919 và NK6326 vụ Đông 2013.

Đơn vị: ngày

Giai đoạn tung phấn, phun râu có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ kết hạt của cây ngô. Cây ngô tiếp tục hút chất dinh dưỡng để hoàn thiện cơ quan sinh sản, cuối giai đoạn cây ngô ngừng phát triển thân lá, các chất dinh dưỡng được tập

TG theo dõi CT G - M G - T G - TP G - PR Chênh lệch TP-PR Gieo - CSL G1N1 5 55 59 63 4 100 G1N2 5 55 60 63 3 103 G1N3 5 56 61 63 2 104 G1N4 5 58 62 64 2 106 G1N5 5 55 59 63 4 102 G2N1 5 52 56 60 4 97 G2N2 5 54 58 60 2 101 G2N3 5 53 58 61 3 100 G2N4 5 55 59 61 2 103 G2N5 5 54 58 62 4 101

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 trung để nuôi cơ quan sinh sản. Ở giai đoạn này xảy ra quá trình thụ phấn, thụ

tinh và hình thành hạt, do đó đây là thời kỳ quyết định năng suất của cây ngô. Kết quả điều tra bảng 4.2.a cho thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của công thức thí nghiệm trong vụĐông dao động từ 59 đến 62 ngày (giống C919), từ 56

đến 59 ngày (giống NK6326). Công thức có thời gian từ gieo đến tung phấn dài nhất là công thức G1N4 (giống C919 bón PVNNC cách hạt ngô 10cm), ngắn nhất là công thức G2N1 (giống NK6326 không bón phân).

Sự chênh lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì tỷ lệ kết hạt càng cao. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ngắn nhất ở các công thức bón PVNNC, đây là tác dụng tốt của PVNNC vì thời gian chênh lệch giữa tung phấn phun râu ngắn sẽ làm cho ngô ít bị đuôi chuột, các công thức không bón đạm và bón đạm rời có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu dài nhất.

Giai đoạn thụ phấn, thụ tinh đến thu hoạch: sau quá trình thụ phấn thụ

tinh hạt ngô được hình thành ở thời kỳ này có sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thân lá và các bộ phận khác về bắp, từđó quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất hạt khi thu hoạch.

Các công thức thí nghiệm các khoảng cách bón PVNNC có ảnh hưởng tương đối lớn đến thời gian chín sinh lý của các giống ngô tham gia thí nghiệm, có sự chênh lệch rõ rệt. Giống C919 dao động từ 100 - 106 ngày, giống NK6326 dao động từ 97 - 103 ngày. Thời gian chín sinh lý ngắn nhất ở công thức không bón đạm và dài nhất ở công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 4.2.b: Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô C919 và NK6326 vụ Xuân 2014.

Đơn vị: ngày TG theo dõi CT G - M G - T G - TP G - PR Chênh lệch TP-PR Gieo - CSL G1N1 5 68 70 74 4 112 G1N2 6 69 73 76 3 116 G1N3 6 68 73 75 2 114 G1N4 5 70 75 77 2 118 G1N5 5 68 72 76 4 115 G2N1 5 65 69 73 4 110 G2N2 6 67 72 74 2 113 G2N3 5 68 72 74 2 114 G2N4 6 68 73 75 2 115 G2N5 5 65 70 73 3 114

Qua bảng 4.2.b chúng ta thấy: giai đoạn từ gieo đến tung phấn của các công thức tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân chênh lệch nhau không lớn. Công thức có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn nhất là công thức không bón đạm 70 ngày (giống C919), 69 ngày (giống NK6326); dài nhất là công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm 75 ngày (giống C919), 73 ngày (giống NK6326).

Thời gian từ gieo đến phun râu có sự chênh lệch rõ rệt giữa các công thức. Công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất, ngắn nhất là công thức không bón đạm.

Các công thức thí nghiệm khoảng cách bón PVNNC có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian chín sinh lý. Sự chênh lệch giữa công thức không bón đạm và công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm là 6 ngày (giống C919), 5 ngày (giống NK6326).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Kết quả bảng 4.2.a và 4.2.b cho thấy: các công thức không bón đạm có xu hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng so với các công thức bón PVNNC và công thức bón truyền thống, điều này cho thấy đạm có vai trò kéo dài thời gian sinh trưởng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 55)