Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái ra lá.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 62)

- Sâu đục thân, đục bắp (%): được tính bằng số cây bị hại/tổng số cây trong ô thí nghiệm.

4.4Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái ra lá.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái ra lá.

Lá cây có vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Lá là nơi thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra hydratcacbon cung cấp cho hoạt động sống của cây đồng thời cũng là quá trình tích lũy vật chất vào hạt. Tốc độ ra lá là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua từng thời kỳ. Tốc độ ra lá và tổng số lá chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết

định. Ngoài ra điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến động thái ra lá, đặc biệt là thời vụ trồng và chếđộ canh tác. Để cây ngô đạt số lá tối

đa của giống ngoài đặc tính di truyền, cây ngô còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, chếđộ canh tác.

Qua kết quả bảng 4.4.a và 4.4.b cho thấy trong vụĐông 2013 tốc độ ra lá nhanh hơn vụ Xuân 2014 và cho thấy tốc độ ra lá ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau không đáng kể. Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm qua các tuần theo dõi là tăng dần.

Trong vụĐông 2013, hai giống tham gia thí nghiệm ở tuần thứ 3 sau mọc có tốc độ ra lá nhanh, tuần thứ 4 sau mọc tốc độ ra lá có xu hướng chậm lại.

Tuần thứ 5 sau mọc tương ứng với thời kỳ từ xoắn nõn đến trỗ tốc độ ra lá của các công thức tham gia thí nghiệm là nhanh nhất. Giống C919: công thức G1N4 đạt số lá cao nhất là 10,3 lá (bón PVNNC cách hạt ngô 10cm), số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 lá thấp nhất là công thức G1N1 đạt 8,2 lá (không bón đạm), công thức bón PVNNC cách hạt 7cm và công thức bón 120kg N/ha dạng đạm rời có số lá bằng nhau là 9,8 lá; giống NK6326: công thức bón PVNNC cách hạt 10cm

đạt số lá cao nhất là 10,6 lá, thấp nhất là công thức không bón đạm đạt 8,4 lá, công thức bón PVNNC cách hạt 7cm đạt 10,2 lá trong khi đó công thức bón 120kg N/ha dạng đạm rời đạt 10,1 lá. Đây là giai đoạn cây phát triển mạnh, số

lá tăng nhanh vì vậy cần chú ý để cung cấp đầy đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Bảng 4.4.a: Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái ra lá của giống ngô C919 và NK6326 ở vụ Đông 2013.

Đơn vị: lá/cây TG theo Dõi CT 3TSM 4TSM 5TSM 6TSM 7TSM 8TSM SLCC G1N1 5,5 6,5 8,2 9,8 11,4 13,6 15,7 G1N2 5,8 6,8 9,2 10,7 12,4 14,2 16,0 G1N3 6,0 7,1 9,8 11,3 13,0 14,8 16,1 G1N4 6,2 7,4 10,3 11,7 13,5 15,7 16,4 G1N5 6,2 7,2 9,8 11,5 13,0 14,7 16,2 G2N1 5,6 6,6 8,4 9,9 11,5 13,8 15,8 G2N2 6,0 7,0 9,6 10,9 12,6 14,4 16,2 G2N3 6,2 7,4 10,2 11,6 13,3 15,1 16,3 G2N4 6,3 7,6 10,6 12,0 13,8 15,9 16,6 G2N5 6,2 7,3 10,1 11,6 13,3 15,2 16,4 Từ 6 tuần sau mọc đến 8 tuần sau mọc số lá vẫn tiếp tục tăng. Ở 8 tuần sau mọc, giống C919 số lá đạt cao nhất ở công thức G1N4 (bón PVNNC cách hạt 10cm) là 15,7 lá, thấp nhất ở công thức G1N1 ( không bón đạm) là 13,6 lá, công thức bón PVNNC cách hạt 7cm đạt 14,8 lá trong khi công thức bón 120kg N/ha dạng đạm rời đạt 14,7 lá; giống NK6326 số lá đạt cao nhất ở công thức G2N4 (bón PVNNC cách hạt 10cm) là 15,9 lá, thấp nhất ở công thức G2N1 ( không bón đạm) là 13,8 lá, công thức bón PVNNC cách hạt 7cm đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 15,1 lá và công thức bón 120kg N/ha dạng đạm rời đạt 15,2 lá.

Bảng 4.4.b.: Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến động thái ra lá của giống ngô C919 và NK6326 ở vụ Xuân 2014.

Đơn vị: lá/cây TG theo dõi CT 3TSM 4TSM 5TSM 6TSM 7TSM 8TSM SLCC G1N1 4,0 5,1 6,9 9,6 12,0 14,0 16,7 G1N2 4,4 5,5 7,8 10,3 12,6 14,6 17,0 G1N3 4,5 5,7 8,1 10,8 13,5 15,7 17,1 G1N4 4,4 5,8 8,4 11,3 14,0 16,2 17,4 G1N5 4,6 5,8 8,2 10,8 13,4 15,6 17,2 G2N1 4,2 5,4 7,3 10,1 12,5 14,4 17,0 G2N2 4,5 5,7 8,1 10,7 12,9 15,0 17,2 G2N3 4,6 5,9 8,5 11,3 14,0 15,9 17,3 G2N4 4,8 6,4 9,2 11,9 14,3 16,6 17,6 G2N5 4,7 6,1 8,8 11,6 14,1 16,0 17,4

Qua bảng số liệu 4.4.b, trong vụ Xuân 2014 do nhiệt độ thấp nên ở giai

đoạn đầu (3TSM - 4TSM) tốc độ ra lá chậm hơn. Tuần thứ 5 sau mọc mới đạt từ 7 - 9 lá. 5 tuần sau mọc có tốc độ ra lá là nhanh nhất tương ứng với thời kỳ

từ xoắn nõn đến trỗ. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh chúng ta cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Số lá cuối cùng do đặc tính di truyền của giống quy định, không chịu tác động của ngoại cảnh hay kỹ thuật canh tác, sự biến động giữa các công thức là không đáng kể. Tổng số lá trên cây trong vụ Xuân 2014 dao động trong khoảng từ 16,7 đến 17,4 lá (giống C919), từ 17,0 đến 17,6 lá (giống NK6326).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt ngay từ tuần theo dõi đầu tiên, các tuần theo dõi tiếp theo thì mức độ khác biệt này giảm xuống điều đó chứng tỏ khoảng cách bón PVNNC so với hạt ngô khi gieo hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt, tốc độ ra lá nhanh và sớm hoàn thành số lá trên cây, còn các công thức không bón hoặc bón PVNNC với khoảng cách không hợp lý thì cây sinh trưởng chậm hoàn thành số lá trên cây muộn hơn và tốc độ

ra lá ở các tuần theo dõi cuối cao hơn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 62)