Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô C919 và NK6326.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 70)

- Giai đoạn cây ngô được 79 lá:

4.6 Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô C919 và NK6326.

chiều cao đóng bắp của giống ngô C919 và NK6326.

Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của giống trong thí nghiệm được trình bày ở các bảng 4.6.a

Một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng chống đổ của cây ngô là chiều cao cây. Chiều cao cây ngô chịu ảnh hưởng rất lớn của các biện pháp kỹ

thuật như bón phân, mật độ…

Chiều cao cây cuối cùng được tính từ mặt đất đến đốt phân cờ đầu tiên.

Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, nó đánh giá mức sinh trưởng và khả năng chống đổ của từng dòng ngô, đồng thời nó liên quan tới số lá trên cây và việc thu hoạch sản phẩm.

Bảng 4.6.a : Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở vụ Đông 2013

Chỉ tiêu

Giống K.c bón

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp

cm % so với chiều cao cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 N1 176,4 179,2 89,1 90,1 50,5 50,3 N2 184,6 199,6 90,6 97,8 49,1 49,0 N3 200,1 207,5 95,2 99,0 47,6 47,7 N4 208,7 215,6 98,1 102,6 47,0 47,6 N5 201,8 208,7 97,3 103,7 48,2 49,7 LSD(5%) 22,15 9,72 CV% 6,5 5,8

Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Vì vậy chiều cao cây cuối cùng hợp lý sẽ nâng cao hiệu suất quang hợp, nâng cao năng suất và chất lượng của các dòng ngô. Trong sản xuất, dựa vào chiều cao của các giống ngô mà ta bố trí chúng vào các vùng sinh thái và mùa vụ cụ thểđể có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất

Kết quả bản g 4 . 6. a cho thấy: Các công thức giống và liều lượng phân đạm có ảnh hưởng rõ đến chiều cao cây cuối cùng. Đối với giống C919 chiều cao cây cuối cùng cao nhất ở công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm (208,7cm), thấp nhất ở công thức không bón đạm (176,4 cm), chiều cao cây cuối cùng của công thức bón PVNNC cách hạt ngô 7cm và 120 kgN/ha không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%. Đối với giống NK6326 chiều cao cây cuối cùng cao nhất ở công thức bón PVNNC cách hạt 10cm (215,6 cm), thấp nhất

ở công thức không bón đạm (179,2 cm), chiều cao cây cuối cùng của công thức bón PVNNC cách hạt ngô 7cm và 120 kgN/ha dạng đạm rời không có sự

sai khác ở mức ý nghĩa 5%. Chiều cao cây chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định tuy nhiên giống và khoảng cách bón PVNNC khác nhau cũng

ảnh hưởng đến chiều cao của giống ngô.

Chiều cao đóng bắp: được tính từ gốc tới đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên. Chiều cao đóng bắp hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp cơ giới hóa. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: Chiều cao đóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 bắp tỷ lệ thuận với chiều cao cuối cùng của giống, kết quả theo dõi với giống C919 và NK6326 ta thấy cũng phù hợp với kết luận trên đây. Nếu chiều cao

đóng bắp quá cao thì khả năng chống đổ kém, còn nếu chiều cao đóng bắp quá thấp thì bắp hay bị sâu bệnh, chuột phá hại, khả năng nhận phấn kém quả

trình thụ phấn thụ không được đảm bảo dẫn đến năng suât thấp.

Trong vụ Đông 2013, chiều cao đóng bắp ở các công thức biến động từ

90,1 cm đến 103,7 cm. Trong đó chiều cao đóng bắp cao nhất là công thức G2N5 (103,7 cm), công thức có chiều cao đóng bắp thấp nhất là G1N1(90,1 cm).

Bảng 4.6.b : Ảnh hưởng của giống và khoảng cách bón PVNNC đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp ở vụ Xuân 2014

Chỉ tiêu

Giống K.c bón

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp

cm % so với

chiều cao cây

G1 G2 G1 G2 G1 G2 N1 182,1 186,1 91,4 91,6 50,2 49,2 N2 201,7 207,5 99,0 99,4 49,1 47,9 N3 211,8 216,1 101,0 101,8 47,7 47,1 N4 219,2 225,2 102,6 105,6 46,8 46,9 N5 212,2 217,2 102,7 106,0 48,4 48,8 LSD5% 23,10 10,5 CV% 6,4 6,1

Trong vụ Xuân 2014, chiều cao cuối cùng của các công thức khác nhau là khác nhau dao động trong khoảng từ 182,1 - 219,2 cm ở giống C919 và từ 186,1 - 225,2 cm ở giông NK6326. Ở cả 2 giống chiều cao cây cuối cùng đạt lớn nhất

ở công thức bón PVNNC cách hạt ngô 10cm và thấp nhất ở công thức không bón đạm. Chiều cao đóng bắp ở các công thức biến động từ 91,4 - 102,7 cm

đối với gống C919, giống NK6326 là 91,6 - 106,0 cm. Trong đó chiều cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 cao đóng bắp thấp nhất là công thức không bón phân.

Vị trí đóng bắp trong cả hai vụ không có sự chênh lệch nhau nhiều. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy ở cả hai giống nghiên cứu G1 (C919), G2 (NK6326) và 3 khoảng cách bón PVNNC thì các công thức có khoảng cách bón PVNNC với hạt tăng có vị trí đóng bắp tăng lên nhưng vẫn nằm trong phạm vi thích hợp 45 - 60%.

Như vậy, qua kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức cho thấy: sự tương tác giữa yếu tố giống và khoảng cách bón PVNNC có

ảnh hưởng đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của các công thức.

Ảnh hưởng của giống đến chiều cao cuối cùng và chiều cao đóng bắp của ngô. Kết quả thể hiện qua bảng 4.6.c :

Bảng 4.6.c : Ảnh hưởng của giống đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp trong vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014

Chỉ tiêu

T.Vụ Giống

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp

cm % so với chiều cao cây

Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân

G1 194,3 205,4 94,1 99,3 48,5 48,4

G2 202,1 210,4 98,6 100,9 48,9 48,0

LSD 5% 9,91 10,33 4,35 4,70

CV% 6,5 6,4 5,8 6,1

Qua kết quả bảng 4.6.c ta thấy trong cả hai vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 chiều cao cây ở các lần theo dõi của giống G2 (NK6326) cao hơn G1 (C919).

Như vậy chiều cao cây ngô ở công thức giống NK6326 cao hơn ở

giống C919, sự sai khác có ý nghĩa ở mức 5%.

Số liệu ở bảng 4.6.c cho thấy giống trong thí nghiệm ảnh hưởng đến chiều cao đóng bắp ở cả hai vụ. Chiều cao cây đóng bắp trong vụ Đông 2013 có sự sai khác giữa hai giống. Ở giống G2 (NK6326) cao hơn G1 (C919) sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 sai khác có ý nghĩa ở mức 5%.

Khoảng cách bón PVNNC giúp chúng ta biết được vị trí bón viên phân

để rễ ngô hút dinh dưỡng thuận lợi nhất. Khoảng cách bón PVNNC có sựảnh hưởng lớn đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp thể hiện qua bảng 4.6.d.

Bảng 4.6.d : Ảnh hưởng của khoảng cách bón PVNNC đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp trong vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014

Chỉ tiêu

T.Vụ K.c bón

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp

cm % so với

chiều cao cây

Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân

N1 177,8 184,1 89,6 91,5 50,4 49,7 N2 192,1 204,6 94,2 99,2 49,1 48,5 N3 203,8 214,0 97,1 101,4 47,7 47,4 N4 212,2 222,2 100,4 104,1 47,3 46,9 N5 205,3 214,7 100,5 104,4 49 48,6 LSD 5% 15,66 16,33 6,87 7,42 CV% 6,5 6,4 5,8 6,1

Ảnh hưởng của yếu tố phân bón đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp:

Xem bảng 4.6.d cho thấy: Khoảng cách bón PVNNC trong thí nghiệm

ảnh hưởng rõ đến CCCC và chiều cao đóng bắp của giống ngô trong cả hai vụ

thí nghiệm:

Khoảng cách bón PVNNC ở khoảng cách hạt là 10cm đạt chiều cao cuối cùng lớn nhất (222,2cm) và thấp nhất ở công thức N1 (177,8cm) không bón phân và chiều cao đóng bắp đạt cao nhất ở mức phân N5 (100,5cm) và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 thấp nhất ở mức N1 (89,6 cm) trong vụĐông 2013. Trong vụ Xuân 2014, với khoảng cách bón PVNNC cách hạt 10cm N4 chiều cao cuối cùng lớn nhất (222,2cm) và thấp nhất ở công thức N1 (184,1cm) không bón phân, chiều cao

đóng bắp đạt cao nhất ở mức phân N5 (104,4 cm) và thấp nhất ở mức N1 (91,5 cm).

Bón PVNNC đảm bảo cây ngô được cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng phân trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Và hơn nữa khắc phục được hạn chế của phương pháp bón phân rời: cung cấp không kịp thời lượng phân trong giai đoạn cây cần và phân bón bị rửa trôi khi gặp điều kiện khí hậu không thuận lợi. Do vậy, trong điều kiện Đông luôn có lượng mưa lớn nên bón PVNNC sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khoảng cách bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất ngô tại diễn châu nghệ an (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)