- Di ện tích, năng suất ngô:
3.4.4 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu được tiến hành đánh giá, phân cấp và thu thập số liệu theo hướng dẫn của CYMMYT, (1985)
* Chọn cây theo dõi:
- Cây theo dõi được xác định khi ngô có 5 lá.
- Mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây/công thức, lấy 5 cây liên tiếp ở
giữa của hàng thứ 2 và thứ 3 của ô.
* Thời gian sinh trưởng (ngày):
- Ngày gieo đến ngày mọc mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi 50% số cây mọc.
- Ngày trổ cờ. ngày tung phấn, ngày phun râu (50% trổ cờ, cây tung phấn, bắp phun râu, tính những cây có râu dài từ 2 - 3 cm).
- Ngày chín sinh lý: Khi chân hạt có chấm đen
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Động thái tăng trưởng chiều cao (7 ngày đo 1 lần).
- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tính từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc tới đốt mang bắp hữu hiệu
đầu tiên.
* Các chỉ tiêu sinh lý
- Chỉ số diện tích lá (LAI) được tính theo công thức:
LAI (Leaf area Index)( m2 lá/ m2 đất) = Diện tích lá /cây x Số cây/m2 Diện tích lá (S lá) được đo vào 3 thời kỳ: thời kỳ 7 - 9 lá, thời kỳ xoắn nõn, thời kỳ chín sữa và được tính theo công thức:
S lá = Dtb x Rtb x 0.7 x ∑Số lá
Trong đó: Dtb là chiều dài trung bình của các lá trên cây. Rtb là chiều rộng trung bình của các lá trên cây.
0.7là hệ sốđiều chỉnh.
∑Số lá là tổng số lá xanh có trên cây vào thời gian theo dõi.
- Tích lũy chất khô: Lấy mẫu ở thời kỳ 7 - 9 lá, xoắn nõn, chín sữa. Mỗi ô lấy một cây điển hình, tách các bộ phận, cân tươi, chẻ nhỏ, đem sấy khô đến khối lượng không đổi để cân trọng lượng chất khô.
* Các yếu tố cấu thành năng suất
Số bắp thu hoạch
Tỷ lệ bắp/cây = x 100 Số cây thu hoạch
- Đường kính bắp (cm): Đo chỗ phần rộng nhất của bắp.
- Số hàng hạt trên bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng hạt dài nhất.
- Số hạt trên hàng: Đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. - Khối lượng 1000 hạt (gram): Ở ẩm độ 14% cân làm 2 mẫu P1 và P2, mỗi mẫu là 500 hạt nếu chênh lệch giữa hai mẫu < 5% chấp nhận được.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 - Số bắp/cây được tính bằng cách đếm số bắp và số cây thu hoạch trong ô thí nghiệm rồi sau đó tính số bắp trên cây.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha). NSLT = A x B x C x D x P1000hạt/10.000 (tạ/ha) Trong đó: A: Số cây/ha B: Số bắp hữu hiệu/cây C: Số hạt/hàng D: Số hàng/bắp - Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha) ở độẩm 14%.
Trong đó ẩm độ hạt (A0) đo lúc thu hoạch bằng máy đo độ ẩm KETT Grainer. PM. 300 (%).
- Năng suất sinh vật học: Cân khối lượng tươi của cả ô thí nghiệm được Z, lấy 10 kg mẫu tươi phơi khô tự nhiên, rồi đem cân lại được X, sau đó tính năng suất sinh vật học theo công thức sau: