Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 91)

Có Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng đã tạo ra cơ chế mở cửa trong tất cả các lĩnh vực, tình hình kinh tế đất nước có bước phát triển nhảy vọt tạo tiền đề cho mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục, đào tạo nghề.

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, Nghị quyết đại hội Đảng khóa IX đã xác định nhiệm vụ cho giáo dục đào tạo là " tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, mũi nhọn, công nghệ cao. Hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lí hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề, đa dạng, đa năng".

Kỳ họp Quốc hội kỳ thứ VII khoá XI đã xác định " xã hội hoá Giáo dục - Đào tạo". Lãnh đạo Bộ xây dựng, UBND tỉnh Nghệ An, Tổng công ty chủ quản

quan tâm đến chất lượng và số lượng người lao động qua đào tạo. Đối với trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh, trong 3 năm từ 2009 đến 2012 đã được đầu tư xây dựng cơ bản với các dự án đầu tư cơ sở vật

chất, mua sắm thiết bị phụ vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo nghề với tổng mức kinh phí đầu tư lên đến gần 7 tỷ đồng.

Trong công tác quản lí, chỉ đạo tuyển sinh và đào tạo được nhà trường luôn quan tâm đổi mới. Lãnh đạo trường chủ động, mạnh dạn tìm hướng đi, cách làm. Quá trình thực hiện đều phân công, giao quyền chi tiết trong từng lĩnh vực cho cán bộ quản lí và các tập thể phòng, khoa hợp lí.

Đi đôi với việc tuyển sinh đào tạo đa dạng nhà trường còn những đợt điều tra xã hội học về việc học sinh tốt nghiệp ra trường được sử dụng bao nhiêu %, bao nhiêu phần trăm đúng ngành nghề... từ đó kiến nghị để Bộ xây dựng, Sở xây dựng tỉnh Nghệ An có chính sách sử dụng tốt hơn.

Cơ chế chính sách của nhà nước đối với nhà trường không công bằng như các trường khác. Sự quan tâm của Tổng công ty chủ quản rất sát sao, tuy nhiên do Tổng công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không nhiều nên sự hỗ trợ kinh phí cho trường rất ít. Do vậy, cơ sở vật chất nhà trường trong nhiều năm qua chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chỉ tiêu biên chế giáo viên dạy nghề ở các trường nghề nói chung và ở trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh nói riêng còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế so với tỷ lệ học sinh, sinh viên.

Tổng kết Chương 2:

Thực trạng công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh cho thấy tuy nhà trường thực hiện công tác đào tạo nghề dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình đào tạo nghề như: số lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác quản lí kiểm tra đánh giá và đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,...thực trạng này đã đặt ra yêu

cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lí đào tạo nghề đối với trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh Tỉnh Nghệ An

Nhà trường cần phải khẩn trương có giải pháp quản lí và hoạt động tích cực mới nhằm củng cố, duy trì và phát triển hoạt động đào tạo nghề có chất lượng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay, huy động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp đào tạo nghề mới theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động, "đào tạo cái người ta cần chứ không đào tạo cái mình có".

Chương 3

TRUNG CẤP KỸ THUẬT – NGHIỆP VỤ VINH 3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Vinh, gắn chất lượng đào tạo với quá trình “đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh ĐT theo nhu cầu xã hội” của Trường trong thời gian tới.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đỏi hỏi các giải pháp đề xuất được xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn công tác đào tạo nghề của Trường đang đặt ra có tính cấp thiết và dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trường TC Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Vinh.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của Trường và phù hợp với tình hình KT-XH của địa phương, yêu cầu đổi mới GD nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào công tác ĐT đáp ứng theo nhu cầu XH của Trường.

3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo Nghề ởTrường trung cấp Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Vinh Trường trung cấp Kỹ Thuật - Nghiệp Vụ Vinh

3.2.1. Giải pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lí giáo viên và cán bộ quản lí

a, Mục tiêu của giải pháp đổi mới

Nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cơ cấu các ngành nghề, yêu cầu đảo tạo, yêu cầu quản lí.

+ Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là người có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấp gương sáng cho học sinh noi theo

+ Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ GD – ĐT, Bộ lao động TBXH quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và trên thế giới. Có kiến thức, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch đào tạo các ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý – giáo dục học và các phương pháp giáo dục, day học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tụ bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp bồi dưỡng giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề học sinh....

+ Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lí là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy. Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi như vũ bảo của các ngành khoa học đặc biệt là ngành công nghệ xây dựng.

- Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ CBQL nhà trường: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân thực thi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị mình phụ trách, là người thiết kế xây dựng kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối và quan điểm của Đảng về GD – ĐT. Do vậy, ngoài những yêu cầu giống như giáo viên, người CBQL còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hóa và thuyết phục quần chúng. Nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước để góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu ấy.

đào tạo trong nhà trường thực hiện Luật giáo dục, Luật PCGDTH, Điều lệ trường TCCN. Ngoài những vấn đề về hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, CBQL cần được tăng cường học tập, bồi dưỡng nân cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Bồi dưỡng lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh.

+ Bồi dưỡng lòng yêu mến học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động "vì học sinh thân yêu" là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật quản lí giáo dục đào tạo nghề.

+ Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

c, Cách thức tổ chức thực hiện

Nhà trường phải thường xuyên quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí các cấp trong toàn trường. Tạo thành tiềm thức và tạo thành tính chủ động sáng tạo cuả mọi người. Xem đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình đào tạo để phát triển giáo viên và phát triển của nhà trường.

Tổ chức hội thảo bàn bạc về tính cấp thiết đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.

độ làm việc của giáo viên cần lập đề án quy hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trong từng giai đoạn cụ thể.

Mời những chuyên gia am hiểu sâu sắc về quản lí giáo dục và đào tạo nói chuyện, bồi dưỡng chuyên đề. Mời giáo viên dạy giỏi và cán bộ Tổng cục dạy nghề về dạy mẫu để toàn trường học tập kinh nghiệm.

Yêu cầu và chỉ đạo các khoa, phòng, các tổ bộ môn đưa nội dung phương pháp đổi mới giảng dạy vào kế hoạch công tác hàng quý, học kỳ của tổ bộ môn, của khoa phòng mình.

Thường xuyên tổ chức thao giảng, Hội thi giáo viên giỏi trong trường để tìm ra giáo viên dạy giỏi. Khuyến kích giáo viên giảng dạy bằng phương tiện hỗ trợ dạy học mới. Phương pháp giảng dạy các phương tiện dạy học đa chức năng. Hàng năm, trường tuyển chọn và thành lập đội tuyển giáo viên dạy giỏi cấp trường để bồi dưỡng dự thi giáo viên cấp tỉnh, cấp ngành xây dựng và cấp toàn quốc.

+ Trước xu thế hội nhập và những yêu cầu mới trong đào tạo nguồn nhân lực, việc mọi cơ sở đào tạo phải quan tâm đến cập nhập kiến thức, bồi dưỡng theo hình thức chuyên đề là cách làm hiệu quả nhất. Phương pháp tích luỹ kiến thức, giảng dạy và học tập theo phương pháp MODUL đã được nhà trường áp dụng từ năm 2003. Có 15 giáo viên đã hoàn thành chuyên đề này.

+ Bồi dưỡng định kỳ qua tổ chuyên môn: vào chiều thứ 5 hàng tuần các tổ bộ môn đều sinh hoạt chuyên môn. Đây là cách các tổ bộ môn giao lưu nhằm trao đổi, truyền đạt những kỹ năng, kinh nghiệm cho nhau.

Tuy nhiên, trong ba năm qua hoạt động này đã chưa phát huy hiệu quả, gây tốn kém thời gian và công sức. Các tổ trưởng tổ môn chưa được giao quyền chủ động trong điều hành chuyên môn, do sự can thiệp của khoa, phòng đào tạo còn nhiều. Các buổi bồi dưỡng thường không có chủ đề, nội dung chưa cụ thể mà chủ yếu là cuộc họp của tổ trưởng rút kinh nghiệm với các thành viên. Đây là hạn chế lớn nhà trường cần sớm chấn chỉnh khắc phục.

+ Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cũng là cách làm mới, thông qua đó nhà trường tạo ra được sự giao lưu rộng khắp giữa cán bộ, giáo viên các phòng, khoa, tổ bộ môn. Qua đây, mọi thành viên được tự do, dân chủ thể hiện quan điểm và trao đổi phổ biến kinh nghiệm. Đây cũng là cách giúp đội ngũ giáo

đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ năm 2006 đến nay mỗi quý một lần nhà trường đều tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các chuyên ngành mới. Giáo viên hướng dẫn là giảng viên các trường ĐH chuyên ngành, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ kinh nghiệm thực tế sản xuất, là các chuyên gia đầu ngành của chuyên ngành đó.

+ Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên của ngành, của trường để kịp thời dự báo quy hoạch.

d, Điều kiện để thực hiện giải pháp

+ Cung cấp đủ thông tin những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tin học, phương pháp giảng dạy mới, ngoại ngữ ở mức nào cho có hiệu quả và phù hợp.

+ Có kế hoạch chuẩn bị nguồn kinh phí cho công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí.

+ Xây dựng chính sách, tiêu chí đối với việc bồi dưỡng đào tạo Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lí, giáo viên trẻ giúp họ yêu tâm công tác. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng một cách khách quan, động viên kịp thời người có thành tích, xử lý nghiêm người vi phạm ký luật. Có chính sách ưu tiên giáo viên nữ, giáo viên chuyển sang làm công tác quản lí...

+ Quán triệt giá trị xã hội của việc bồi dưỡng, đào tạo, tự đào tạo nâng cao trình độ của mỗi giáo viên.

+ Xây dựng chính sách ổn định đối với giáo viên như khen thưởng, nâng lương trước thời hạn, đi thăm quan du lịch, đi gao lưu, tu nghiệp, tiếp xúc với những yếu tố nước ngoài khi có điều kiện thuận lợi, cho phép của Nhà nước và pháp luật.

3.2.2. Giải pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sởvật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo phải được coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự hưng thịnh và phát triển bền vững của các quốc gia, đồng thời chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo. Chất lượng đào tạo

là sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo và cũng là sự đáp ứng đầu vào của thị trường lao động. Nó cũng phải tuân theo quy luật cuả thị trường, do vậy các cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 91)