Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 54)

Tỉnh Nghệ An nằm ở Bắc Trung Bộ, với đủ các vùng: thành thị, đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và vùng cao. Phía Đông nhìn ra biển rộng, phía Tây tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ; Nghệ An là tỉnh lớn, chiều dài và chiều rộng gần 200 km. Đây là vùng đất có cấu tạo địa hình, địa chất đa dạng; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Hiện nay, các đơn vị hành chính của Nghệ An gồm có: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện (7 huyện miền xuôi, 5 huyện miền núi và 5 huyện vùng cao). Diện tích 16.487,4 km2, dân số khoảng 3.113 nghìn người mật độ 177 người/km 2.. Là một cộng đồng đa dân tộc, Nghệ An hiện có 26 dân tộc; đông nhất là dân tộc Kinh, kế theo là các dân tộc Thái, Tày, Hmông, Mường, Dao, Nùng, Hoa, Ngài, Ê đê, Gia rai,Ba na, Bru- Vân kiều, Khơ me, Chăm, Gia glai, Mnông, Xơ Đăng ... Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú và làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa của Nghệ An.

Nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo nhân dân địa phương triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, nhằm phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của mình. Nhìn vào sự phát triển của kinh tế Nghệ An thời gian gần đây có thể thấy rõ nét nổi bật là nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh, ổn định; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH); tiềm năng kinh tế hộ được phát huy, các thành phần kinh tế được đa dạng hóa và đang thích ứng dần với cơ chế thị trường. Cụ thể:

Trước hết, về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch đúng hướng trong các ngành, các lĩnh vực.

Trong 5 năm 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt bình quân 9,54%%/năm, trong khi đó, bình quân GDP cả nước đạt 6,9% [3][3].; bình quân GDP đầu người năm 2010 đạt 13,85 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH: tỷ trọng công nghiệp -

xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010; tỷ trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010.

Thu hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm qua, đã thu hút được 224 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 51,7 ngàn tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư xã hội huy động đạt 76 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó nguồn huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%.

Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được tăng cường.

Về giao thông: Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thuỷ 2, đường nối Quốc lộ 7 - Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1 - Đông Hồi, đường ven Sông Lam, đường phía Tây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chưa có đường ôtô đều được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đường đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đường vùng nguyên liệu, đường du lịch; các tuyến đường vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò,... Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vốn xây dựng được 1.245 km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông.

Về phát triển đô thị: tập trung quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh được công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt đô thị loại III; quy hoạch, xây dựng thành lập thị xã Thái Hoà, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, Con Cuông; nhiều thị trấn, trung tâm của các huyện được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp, nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Các công trình văn hoá, xã hội đều cơ bản được triển khai xây dựng hoặc đang lập thủ tục triển khai, như: bệnh viện Đa khoa khu vực 700 giường, các bệnh viện khu vực và một số khu lâm viên ở Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc. Xây dựng xong Đền thờ Vua Quang Trung.

Văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

Trong giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến rõ rệt: Thực hiện cuộc vận động “hai không” trong giáo dục và đào tạo bước đầu có hiệu quả; chất lượng giáo dục mũi nhọn và toàn diện được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia năm sau cao hơn năm trước; đạt mục tiêu 20/20 huyện, thành, thị được công nhận phổ cập THCS, 100% xã có trường mầm non. Chương trình kiên cố hoá trường học được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được nâng lên. Cơ bản hoàn thành chương trình nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng. Đào tạo và dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng một số trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao để xây dựng Vinh và Cửa Lò thành trung tâm đào tạo, dạy nghề của vùng Bắc Trung Bộ.

Để có sự chuyển biến nhanh và bền vững, Nghệ An phải đấu tranh mạnh mẽ với tư tưởng bảo thủ trì trệ; sử dụng thật hiệu quả các dự án đầu tư xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bổ sung cơ chế chính sách thông thoáng. Để từng bước nâng cao tỷ lệ lao động trẻ được đào tạo nghề và có việc làm ổn định, trước hết cần tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên, giúp lao động trẻ sớm xác định nghề nghiệp phù hợp năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng xã hội hóa, da dạng hóa các hình thức đào tạo, sớm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là thợ lành nghề. Cần rà soát, bổ sung các cơ chế chính sách và chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện tốt chính sách thu hút lao động trẻ được đào tạo cơ bản có trình độ về làm việc tại tỉnh nhất là các địa bàn nông thôn, miền núi. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các sự án đầu tư, phát triển thêm các loại hình doanh nghiệp, làng nghề, hỗ trợ thêm nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện cho lao động trẻ có việc làm, thu nhập ổn định, đóng góp cho xã hội.

Đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2015; cơ bản thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; phấn đấu xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ; trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc

sinh thời, là nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh nghệ An đã và đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015. Chúng ta tin tưởng, trong một thời gian không xa nữa, tỉnh Nghệ An và người dân xứ Nghệ thêm những bước tiến mới về chất trên chặng đường CNH, HĐH.

- Hệ thống trường đào tạo nghề trong tỉnh Nghệ An

Nghệ An hiện có với 30 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, TCN bao gồm 06 trường Đại học, 01 phân hiệu Đại học, 04 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 05 trường Cao đẳng nghề, 06 trường TCCN, 08 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương, 17 trung tâm Hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực. . Gồm các trường:

- Đại học Vinh

- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh - Đại học Kinh tế Nghệ An

- Đại học Y Vinh

- Đại học Công nghiệp Vinh - Đại học Vạn Xuân

- Đại học Điện lực phân hiệu Nghệ An - Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

- Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An - Cao đẳng Giao thông Vận tải miền trung - Cao đẳng Hoan Châu

- Cao đẳng nghề Việt – Hàn - Cao đẳng Nghề Việt – Đức - Cao đẳng Nghề số 4

- Cao đẳng Nghề thương mại và du lịch - Cao đẳng Nghề số 1

- Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh - Trung cấp kinh tế kỹ thuật Việt Anh - Trung cấp Việt Úc

- Trung cấp Du lịc Miền trung - Trung cấp kỹ thuật công nghệ

- Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam

- Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật miền Tây Nghệ An

- Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp – Thủ công nghiệp Nghệ An - Trung cấp nghề kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Vinh

- Trung cấp nghề kinh tế - Kỹ thuật Công – Nông nghiệp Yên thành - Trung cấp nghề dân tộc miền núi Nghệ An

- Trung cấp nghề kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An - Trung cấp nghề kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương - Trung cấp nghề kinh tế - Kỹ thuật Nghi Lộc

2.1.2. Khái quát về Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp vụ Vinh

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để có một lực lượng chuyên ngành xây dựng kiến thiết đất nước, ngày 28/4/1958 Bộ Kiến trúc được thành lập (nay là Bộ Xây dựng). Ngay sau đó, ngày 31/8/1958 Bộ Kiến trúc thành lập Công ty Kiến trúc Vinh( Sau này là Công ty Xây dựng số 6 và nay là Công ty Cổ phần Trung Đô). Công ty Kiến trúc Vinh là đơn vị chủ lực của Trung ương đóng trên địa bàn miền Trung để xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, quốc phòng quan trọng của đất nước trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đang tiến gần đến ngày toàn thắng, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho Công ty Kiến trúc Vinh trở nên vô cùng quan trọng, nhằm tăng cường nguồn nhân lực để hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước và chuẩn bị nguồn nhân lực khi miền Nam hoàn toàn giải phóng nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH trên khắp cả nước.

Trước yêu cầu quan trọng và cấp bách đó ngày 28/6/1973 Trường Công nhân Xây dựng thuộc Công ty Kiến trúc Vinh được thành lập (Nay là Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh). Thời điểm đỉnh cao là năm 1977 lưu lượng học sinh Trường lên tới 4.000 học sinh, tuy nhiên Trường thuộc doanh nghiệp, nguồn kinh phí

do ngân sách nhà nước cấp rất hạn hẹp, toàn bộ hệ thống Trường, lớp nhà xưởng đều là nhà cấp 4 và tranh tre nứa lá; khí hậu khắc nghiệt, bốn mùa nắng gió, mưa bão. Mặc dù khó khăn và gian khổ nhưng cán bộ, giáo viên, học sinh Nhà trường luôn đoàn kết vượt lên hoàn thành chỉ tiêu đào tạo hàng năm Bộ giao.

Năm 1998, Trường chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, được Bộ Xây dựng và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi, cùng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của cán bộ giáo viên nên cơ sở vật chất của Nhà trường được cải thiện dần, nhà cấp 4 được thay thế bằng nhà bán kiến cố, trang thiết bị dạy và học được tăng cường bổ sung hiện đại dần. Từ tháng 10 năm 2006, Trường được nâng cấp lên Trường Trung cấp chuyên nghiệp và đổi tên thành Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh. Từ đó đến nay, tập thể cán bộ, giáo viên Nhà trường luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đào tạo được Bộ Xây dựng giao hàng năm, tiếp tục cung cấp cho ngành Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghê cao.

Trường có chức năng, nhiệm vụ là:

- Đào tạo Kỹ thuật viên, Cán bộ kỹ thuật trình độ Trung cấp chuyên nghiệp - Đào tạo Đội ngũ Công nhân kỹ thuật trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề - Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật.

- Đào tạo, giáo dục định hướng và tuyển chọn người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức thi chứng nhận tay nghề, tổ chức Thi nâng bậc thợ cho các cá nhân, Đơn vị và Doanh nghiệp có nhu cầu.

Hoạt động liên kết đào tạo

- Liên kết với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tuyển sinh mở các lớp đào tạo Kỹ sư xây dựng DD&CN, Kỹ sư cấp thoát nước hệ vừa làm vừa học.

- Liên kết với nhiều Trường Đại học, Cao đẳng khác tuyển sinh đào tạo, đào tạo liên thông Kỹ sư, Cử nhân ĐH, CĐ và Trung cấp các ngành Xây dựng, Kinh tế, Công nghệ Cơ khí,...

Hoạt động tư vấn-giám sát, thí nghiệm kiểm định chất lượng xây dựng, và dịch vụ xây dựng:

- Nhận làm dịch vụ tư vấn, giám sát công trình xây dựng DD&CN. - Nhận thi công công trình xây dựng.

Các ngành nghề đào tạo

Hệ Trung cấp chuyên nghiệp gồm 3 chuyên ngành:Xây dựng DD&CN, Hạch toán kế toán, Công nghệ thông tin.

Hệ Trung cấp nghề gồm 10 ngành nghề thuộc nhóm nghề cơ khí, cơ giới và xây dựng,....

Kết quả đào tạo và liên kết đào tạo:

40 năm xây dựng và trưởng thành. Nhà trường đã đào tạo được: 2.250 Kỹ thuật viên, gần 23.000 công nhân, Cán bộ kỹ thuật Xây dựng, liên kết Trường ĐH Xây dựng Hà Nội tuyển sinh và đào tạo hơn 2.000 Kỹ sư Xây dựng. tính đến tháng 8/2013 đã có gần 1500 kỹ sư ra trường. Hầu hết, HSSV tốt nghiệp tìm được công việc ổn định, có thu nhập tốt.

Số HS-SV hiện đang đào tạo tại trường:

+ 250 Kỹ thuật viên/năm Hệ Trung cấp chuyên nghiệp + 850 Học sinh/năm Hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề

+ Liên kết với Trường ĐH Xây dựng Hà Nội đào tạo 497 Sinh viên chuyên ngành xây dựng DD&CN.

- Tổ chức bộ máy nhà trường theo sơ đồ sau:

Đảng Ủy

Ban Giám Hiệu

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh

Một số thành tích Nhà trường đã đạt được:

Với truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo Nhà trường, cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trường Trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

- 01 Huân chương Lao động Hạng ba năm 2001. Ban Tuyển sinh

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 54)