Thực trạng chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp Kỹ thuật – Nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 62)

Nghiệp vụ Vinh

Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể CB, GV, CNV nhà trường đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thách thức để mở rộng các ngành nghề đào tạo, góp phần đáng kể cho sự nghiệp xây dựng Đất nước, với các ngành nghề truyền thống mà Nhà trường đã đào tạo như: 03 ngành TCCN, 10 nghề hệ trung cấp nghề và 05 ngành nghề sơ cấp nghề.

Bên cạnh đó, hiện nhà trường còn đào tạo bồi dưỡng nâng bậc cho công nhân, đào tạo hướng nghiệp cho người Việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, liên kết đào tạo với Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học các chuyên ngành xây dựng DD&CN, cấp thoát nước, , Điện DD&CN, công trình ngầm công trình đặc biệt,...

Khi mới thành lập năm 1973, Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên Nhà trường được điều động về chỉ có 28 người. Bộ máy điều hành Trường chỉ có một chi

bộ trực thuộc với 05 Đảng viên, 01 công đoàn bộ phận. Số cán bộ giáo viên ở trình độ đại học là 01 đồng chí, trình độ trung cấp là 03 đồng chí, số còn lại là giáo viên thực hành, chủ yếu là có tay nghề bậc thợ. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy chưa đủ.

Cơ sở vật chất của nhà trường chỉ có 01 nhà ký túc xá 2 tầng, còn lại nhà học, nhà hiệu bộ, các nhà xưởng là nhà cấp 4. Song được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo cấp trên, cộng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, GV, CBCNV nhà trường đã khắc phục những khó khăn, quyết tâm xây dựng trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học.

Thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị trong Tổng công ty, cho ngành xây dựng và cho xã hội.

40 năm qua, trường đã đào tạo được hơn 30 ngàn công nhân, cán bộ kỹ thuật xây dựng, liên kết đào tạo hơn 2.000 kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp ra trường gần 1.200 SV. Từ mái trường này, những cán bộ kỹ thuật, những người công nhân đã toả đi khắp mọi nơi, đóng góp sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều người đã đạt ở trình độ thợ bậc cao, có người trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi, cán bộ lãnh đạo quản líở nhiều cương vị khác nhau.

Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1994 là thời kỳ nhà trường gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hoá, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo chắp vá, chưa có định hướng cụ thể, đời sống CB, GV, CNV còn khó khăn với lí do đang ở giai đoạn giao thời, từ chỗ xoá bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Song được sự chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, thầy và trò nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn vươn lên và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1995 đến nay là giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Lãnh đạo trường ý thức sâu sắc rằng, sự thành bại của đơn vị là do cán bộ quyết định, chính vì thế mà công tác cán bộ và đội ngũ giáo viên được trường đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kể cả về tinh thần và vật chất để họ yên tâm công tác, gắn bó với trường, với nghề. Đem tài năng trí tuệ để phục vụ sự nghiệp dạy nghề.

nghề còn hạn hẹp. Song được sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã tích cực mở ra các loại hình đào tạo, đào tạo liên kết, đào tạo tại chỗ nơi có khu công nghiệp, đào tạo cho người nghèo tỉnh Nghệ An, đào tạo cho người sau cai nghiện.

Về công tác liên kết đào tạo, từ năm 1993 nhà trường liên kết với Trường ĐH Xây dựng Hà Nội mở hệ đào tạo đại học tại chức ngành xây dựng DD&CN, cấp thoát nước. Tính đến năm 2011, trường đã và đang liên kết đào tạo 17 khoá, trong đó 13 khoá tốt nghiệp ra trường với gần 1000 kỹ sư xây dựng.

Số kỹ sư tốt nghiệp ra trường đã và đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhiều người đã giữ các cương vị cán bộ chủ chốt.

Ngoài ra trường còn mở các hệ đào tạo sơ cấp nghề, hệ nâng cao, đào tạo định hướng cho người Việt Nam đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài, đào tạo liên kết với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trung tâm học tập cộng đồng các huyện, thị xã như: trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An, đào tạo cung cấp nhân lực cho các công trình thuỷ điện Sơn la, Thuỷ điện Bản Cốc, Trung tâm Hội nghị Quốc gia,...

Về qui mô đào tạo:

Hàng năm nhà trường duy trì tuyển sinh và đào tạo từ 800 đến 1.550 học sinh sinh viên. Liên kết đào tạo 200 sinh viên.

Về chất lượng đào tạo

Nhà trường đã tập trung chỉ đạo, lấy chất lượng làm trọng tâm, tổ chức quản lícông tác học tập, thực hành, thực tập để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Kết quả năm học 2009- 2010 tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi là 60,2%, trung bình khá là 24%, trung bình là 15,8%, không có học sinh yếu kém.

- Năm học 2010- 2011 tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi tăng lên 64,6%, trung bình khá là 26%, trung bình là 9,4%, không có học sinh yếu kém.

- Năm học 2011- 2012 tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi tăng lên 71,55%, trung bình khá là 17%, trung bình là 11,45%, không có học sinh yếu kém.

Nhiều học sinh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp ngành, cấp toàn quốc.

Về đội ngũ giáo viên

Hiện nay tổng số cán bộ giáo viên toàn trường có 61 đồng chí. Hệ thống điều hành là 1 Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty XD Hà Nội, có 3 chi bộ với tổng số gần 40 đảng viên, một công đoàn cơ sở gồm 61 đoàn viên công đoàn và hơn 1.000 đoàn viên thanh niên.

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên thường xuyên được bổ sung. Đến nay đã có 40 giáo viên. Trong đó Thạc sỹ 06 đồng chí trình độ đại học, cao đẳng là 34 đồng chí, trình độ trung cấp và công nhân bậc cao 5 đồng chí. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ sư phạm bậc I trở lên, 80% cán bộ, giáo viên có trình độ ngoại ngữ ở chương trình B. Nhiều đồng chí đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh và cấp ngành.

- Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến nội dung chương trình đào tạo. Đã được nhà trường quan tâm và thực hiện có kết quả tốt. Nhiều đề tài sáng kiến đã được áp dụng và chương trình giảng dạy. Đặc biệt từ năm 2009- 2012, các đề tài của trường đã tập trung làm 09 đề tài biên soạn chương trình chi tiết trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

Về cơ sở vật chất

Những năm gần đây trường được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ xây dựng, Tổng công ty cho trang bị các thiết bị máy móc và đồ dùng dạy học theo chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng như:, mua sắm chương trình mục tiêu từ năm 2006 - 2011 với giá trị gần 8 tỷ đồng

Công tác tổ chức ứng dụng nghiệm tổ chức sản xuất

Nhà trường đã luôn nghiên cứu và tạo ra môi trường sử dụng mối quan hệ giữa học lí thuyết đi đôi với thực hành sản xuất. Từ đó có điều kiện rèn luyện tay nghề, được làm quen với thực tế và quy trình tổ chức quản lí sản xuất, thông qua việc tổ chức sản xuất học sinh được tiếp cận với công nghệ và thiết bị hiện đại.

Tóm lại: Trường trung cấp kỹ thuật - Nghiệp vụ Vinh đã không ngừng phát triển đi lên, liên tục hoàn thành nhiệm vụ đào tạo mà Bộ xây dựng, Tổng công ty giao cho với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước và chất lượng mỗi ngày một tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn.

CB, GV, CNV của nhà trường luôn giữ được tác phong của đội ngũ kỹ sư tâm hồn, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để truyền đạt kiến thức nghề nghiệp cho học sinh để các em trở thành người công nhân có bàn tay vàng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ vinh (Trang 62)