Khối lượng trứng và chất lượng trứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 65)

- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Liên Ninh

4.7. Khối lượng trứng và chất lượng trứng

* Khối lượng trứng có ý nghĩa quan trọng, đây là một chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm cũng như gà nói riêng. Khối lượng trứng có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ ấp nở và khối lượng gà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 con 01 ngày tuổi. Nhiều tác giả cho rằng trong cùng một giống, dòng hoặc cùng một nhóm giống những quả trứng có khối lượng quá to hoặc quá nhỏ đều cho kết quả ấp nở kém hơn so với các quả trứng có khối lượng nằm xung quanh mức trung bình. Khối lượng trứng của 3 đàn gà thí nghiệm được theo dõi qua các tuần tuổi cho thấy khối lượng trứng tăng dần theo tuần tuổi. Bảng 4.12: Khối lượng trứng của gà thí nghiệm Đơn vị: gam Tuần tuổi R (n = 30) S (n = 30) DRS (n = 30) SE X± X±SE X±SE 28 37,42c ± 0,39 53,8a ± 0,4 50,95b ±0,61 32 40,81c ± 0,72 56,7a ± 0,6 51,52b ± 0,78

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác

có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Khối lượng trứng ở tuần 28, 32 cho thấy gà R có khối lượng thấp nhất: 37,42 gam và 40,81 gam; khối lượng trứng gà S cao nhất: 53,8 gam và 56,7 gam; còn gà DRS là 50,95 gam và 51,52 gam. Khối lượng trứng của 3 đàn gà thí nghiệm được khảo sát tại 2 thời điểm cho thấy có sự khác nhau giữa 3 giống về chỉ tiêu khối lượng trứng (sự sai khác này có ý nghĩa thống kê, P<0,05). So với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (2001); Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) thì khối lượng trứng của gà Ri cao hơn 2,93 - 4,13 gam. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) nghiên cứu thì khối lượng trứng gà Sasso lúc đạt đỉnh cao là 54,7 – 55,3 gam, vậy gà S thí nghiệm thấp hơn 1,4–2gam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Bảng 4.13: Chất lượng trứng của gà thí nghiệm tại 32 tuần tuổi Chỉ tiêu Đơn vị R (n=40) S (n=40) DRS (n=30) X SE Cv(%) X SE Cv(%) X SE Cv(%) Khối lượng trứng g 40,81c 0,72 6,91 56,7a 0,6 8,18 51,52b 0,78 8,09 Khối lượng lòng đỏ g 14,32b 0,17 7,58 16,35a 0,20 9,87 13,30c 0,24 9,70 Khối lượng lòng trắng g 21,17b 0,39 9,83 34,95a 0,49 10,25 33,19a 0,58 9,90 Khối lượng vỏ g 5,32a 0,08 9,30 5,40a 0,07 8,85 5,03b 0,11 12,22 Tỷ lệ lòng đỏ % 35,09a 0,40 7,86 28,84b 0,36 9,00 25,82c 0,42 8,71 Độ chịu lực kg/cm2 3,66c 0,11 18,74 4,00b 0,10 23,08 4,30a 0,13 17,01 Độ dầy vỏ mm 0,39a 0,00 5,53 0,38a 0,00 6,60 0,33b 0,01 8,84 Chỉ số hình dạng 1,30 0,01 3,09 1,28 0,02 3,30 1,26 0,01 2,63 Chỉ số lòng đỏ 0,45a 0,00 5,67 0,41b 0,03 5,75 0,47a 0,00 4,55 Chỉ số lòng trắng 0,08c 0,00 19,73 0,13a 0,01 21,33 0,10b 0,00 23,06 Đơn vị Haugh HU 80,90b 0,88 6,87 89,10a 2,10 6,60 86,63a 1,37 8,64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Đối với trứng thương phẩm ngoài khối lượng của trứng, các chỉ tiêu chất lượng trứng được người tiêu dùng rất quan tâm. Chất lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dòng, giống gia cầm, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trứng của gà R và DRS đều có màu trắng hồng, rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Còn trứng của gà S có màu trắng hồng và nâu. Khảo sát chất lượng trứng tại thời điểm 32 tuần tuổi cho thấy khối lượng trứng của gà S là lớn nhất, sau đó là gà DRS và bé nhất là gà R. Tuy nhiên, tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà R (35,09%) lại cao hơn so với trứng của S (28,84%) và DRS (25,82%). Độ chịu lực của vỏ trứng cả 3 đàn gà thí nghiệm có sự sai khác nhau trong đó vỏ trứng gà R có độ chịu lực thấp nhất (3,66kg/cm2), tiếp theo là vỏ trứng gà S (4,0kg/cm2), vỏ trứng gà DRS (4,3kg/cm2) (sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Về chỉ số hình dạng trứng của gà R, S và DRS tương đương nhau ở mức 1,26 - 1,3. Đơn vị Haugh có sự chênh lệch giữa các đàn gà thí nghiệm, cao nhất là gà S (89,1HU) tương đương với gà DRS (86,63HU), thấp nhất là gà R (80,9HU). Cơ bản trứng của 3 đàn gà thí nghiệm đều có đơn vị Haugh đạt trên 80%, đảm bảo chất lượng trứng tốt. 4.8. Tỷ lệấp nở Bảng 4.14: Kết quảấp nở trứng gà thí nghiệm Chỉ tiêu ĐVT R S DRS Tổng số trứng vào ấp Quả 1.000 1.000 2.200 Tỷ lệ trứng có phôi % 96,3a 94,1b 90,3b Tỷ lệ nở/ trứng ấp % 80,3b 84,7a 82,6ab

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Kết quả ấp nở là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, nó là khâu nối cuối cùng trong việc đánh giá khả năng sinh sản cũng như sức sản xuất của đàn gà giống bố mẹ. Chế độ ấp nở của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: chất lượng trứng, thời gian và chế độ bảo quản trứng, chế độ máy ấp, chế độ máy nở (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, đảo trứng....). Hơn nữa tỷ lệ phôi còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi của đàn gà, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng...

Từ kết quả theo dõi cho thấy: Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp của gà R (96,3%) cao hơn đàn gà S (94,1%) và DRS (90,3%). Tuy nhiên tỷ lệ nở và tỷ lệ gà con loại I của R tương ứng là 80,3% và 78,4%, thấp hơn so với gà DRS có tỷ lệ nở 82,6% và tỷ lệ gà loại I đạt 81%; cao nhất là đàn gà S có tỷ lệ nở là 84,7%, tỷ lệ gà con loại I là 81,5%.

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2005): tỷ lệ trứng có phôi của gà Ri trung bình từ 95 – 95,7%; tỷ lệ nở /tổng ấp là 79,6% – 80,8%; tỷ lệ gà con loại I trung bình 76,69% - 77,86% thì có thể thấy đàn R tỷ lệ trứng có phôi và gà con loại I cao hơn, tỷ lệ nở là tương đương. Kết quả đàn S cho thấy tỷ lệ trứng có phôi cao hơn 0,3% và tỷ lệ gà con loại I thấp hơn 2,7% so với nghiên cứu của (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2004).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)