Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã phát triển mạnh và vững chắc, có thành tựu đó là do nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng góp phần quyết định là các tiến bộ khoa học kĩ thuật về di truyền giống mà lai tạo và chọn lọc là các biện pháp được các nhà nghiên cứu và sản xuất sử dụng rộng rãi. Từ kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, có thể thấy công tác giống trong nước đang phát triển theo 3 hướng chính như sau :
- Chọn lọc nhân thuần và nâng cao năng suất của các giống gà nội nhằm ổn định đặc điểm ngoại hình và năng suất. Hồ Xuân Tùng và cs (2010) đã bước đầu đưa vào chọn lọc nhân thuần gà Hồ, Mía và Móng. Kết quả đã ổn định được đặc điểm ngoại hình đặc trưng của các giống gà này với màu lông lúc 01 ngày tuổi của đồng thời nâng được năng suất trứng/năm của các đàn gà lên 2 - 3 quả/mái.
Phạm Công Thiếu và cs (2010) đã chọn lọc và nâng cao năng suất chất lượng giống gà H'Mông, một giống gà thuốc có da, thịt và xương đen. Kết quả qua 3 thế hệ chọn lọc đã nâng được năng suất trứng đến 72 tuần tuổi lên 10 quả/mái (114,3 quả/mái), giảm được tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 0,32 kg. Khối lượng gà nuôi thịt đến 12 tuần tuổi đạt 1,16 kg với mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,27 kg.
- Từ các nguồn nguyên liệu nhập nội chọn lọc tạo ra các dòng gà mới có năng suất đạt từ 90 - 95% so với nguyên gốc, giảm được chi phí do nhập con giống từ nước ngoài. Đoàn Xuân Trúc và cs (2004) đã nghiên cứu chọn tạo 4 dòng TĐ1, TĐ2, TĐ3 và TĐ4 từ gà Sasso tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm và Xí nghiệp gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo; và 4 dòng HB1, HB2, HB3 và HB4 từ gà ISA Color tại Xí nghiệp gà giống Hòa Bình. Đối với gà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 TĐ, đề tài đã chọn tạo thành công bộ giống gà TĐ với 4 dòng có đặc điểm ngoại hình ổn định và tương tự như các dòng A, B, C, D của hãng. Năng suất trứng đến 60 tuần tuổi của các dòng gà TĐ tương ứng là 117,0 (đạt 97,5% so với mục tiêu), 123,2 (đạt 93,6% so với mục tiêu), 129,6 và 150,1 quả/mái (đạt 100,5 so với mục tiêu). Gà bố mẹ TĐ34 đến 64 tuần tuổi có năng suất trứng đạt 172,52 quả/mái với mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,98 kg, kết quả này đạt tương đương so với đàn gà SA31 (CD) nhập năm 2002. Gà thương phẩm TĐ1234 nuôi thịt đến 70 ngày tuổi đạt khối lượng cơ thể trung bình cả mái và trống là 2.415,4 g (nuôi nhốt) và 2.291,4 g (nuôi bán chăn thả) với mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng tương ứng là 2,88 và 2,97 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 78,0% đối với cả 2 phương thức nuôi.Đối với gà HB, đề tài cũng chọn tạo thành công được 4 dòng gà của bộ giống HB có màu lông ổn định và tương tự như của hãng. Năng suất trứng đến 64 tuần tuổi của 4 dòng HB1, HB2, HB3 và HB4 tương ứng là 87,8, 100,8, 141,0 và 155,8 quả/mái với mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng tương ứng là 5,96, 5,08, 2,68 và 3,28 kg; so với đàn ông bà nhập từ Pháp năm 2002 thì HB2 và HB4 có năng suất trứng đạt 91,8 - 95,2%. Gà bố mẹ HB34 có năng suất trứng đến 64 tuần tuổi 169,3 - 177,6 quả/mái với mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,21 - 2,33 kg. Gà thương phẩm HB1234 nuôi thịt đến 9 tuần tuổi khối lượng cơ thể trung bình cả trống và mái đạt 2.122,2 g với mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,32 kg và tỷ lệ than thịt đạt 75,7 - 76,1%.
Trần Công Xuân và cs (2004) đã tiến hành chọn tạo 3 dòng gà LV1, LV2 và LV3 từ nguồn nguyên liệu là gà Lượng Phượng. Kết quả qua 3 thế hệ chọn lọc đã ổn định được đặc điểm ngoại hình của 3 dòng gà LV1, LV2 và LV3 với màu lông vàn đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi của gà LV1 là 145 - 155 quả/mái; LV2 là 157 - 167 quả/mái và LV3 là 158 - 174 quả/mái. Khối lượng trứng đạt 55 - 57 g, tỷ lệ nở/tổng ấp đạt 85%. Gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi LV12 đạt khối lượng cơ thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 1.738 - 1.956 g và LV13 đạt 1.822 - 2.075 g với tỷ lệ nuôi sống 93 - 95% và mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,60 - 2,71 kg.
Đoàn Xuân Trúc và cs (2006) đã tiến hành chọn tạo 2 dòng gà K1 và K2 từ nguồn nguyên liệu gà Kabir dòng A (K43) với B (K400) và C (K27) với D (K2700). Qua 5 thế hệ chọn lọc đã ổn định được đặc điểm ngoại hình của cả 2 dòng gà K1 với màu lông đỏ có ánh vàng và K2 có màu lông trắng tuyền. Năng suất trứng bình quân đến 70 tuần tuổi đạt 175 quả/mái đầu kỳ và 192,5 quả/mái bình quân. Gà K12 nuôi sinh sản có màu lông vàng rơm, năng suất trứng đến 70 tuần tuổi đạt 197,3 quả/mái bình quân. Gà K12 thương phẩm thịt đến 9 tuần tuổi đạt 2,3 kg với tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 1,85 - 1,9 kg.
- Hướng thứ ba là từ nguồn nguyên liệu gà nội và nhập nội trên cho lai, áp dụng phương pháp chọn lọc định hướng để tạo các dòng gà mới có năng suất cao hơn gà nội và có khả năng phù hợp với nhiều phương thức nuôi và điều kiện khí hậu khác nhau của nước ta.
Bùi Quang Tiến và cs (1985) đã nghiên cứu chọn tạo ra giống gà kiêm dụng Rhoderi từ nguồn nguyên liệu gà Rhode và gà Ri, cho năng suất trứng cao hơn gà Ri 27%. Nguyễn Huy Đạt và cs (2004) đã nghiên cứu chọn tạo ra dòng gà Ri cải tiến có năng suất chất lượng cao phục vụ cho chăn nuôi trong nông hộ sử dụng nguồn nguyên liệu gà Ri, Lương Phượng và Kabir. Kết quả đã chọn tạo được 2 dòng gà Ri cải tiến R1 và R2 có màu lông cánh gián và vàng nhạt được người tiêu dùng ưa chuộng. Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi đạt 167 - 170 đối với dòng R1 và 156 - 159 đối với dòng R2 với mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng tương ứng là 3,08 và 3,46 kg, đồng thời đã cải thiện được tỷ lệ ấp bóng so với gà Ri khoảng 19%. Nuôi thịt đến 84 ngày tuổi khối lượng cơ thể của gà Ri cải tiến đạt 1,65 - 1,80 kg với mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1 kg tăng khối lượng 2,70 - 2,81 kg.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 dòng mái (TP1, TP2 và TP3) và một dòng trống TP4 từ nguồn nguyên liệu gà Sasso (dòng X44 và SA31L), LV 2 và LV3. Kết quả qua 4 thế hệ đã chọn lọc ổn định được đặc điểm ngoại hình của cả 4 dòng gà. Chọn lọc khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi của dòng TP4 tăng 113,18 g đối với gà mái và 95,38 g đối với gà trống so với thế hệ xuất phát, đồng thời xác định được hệ số di truyền (h2) khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi là 0,30 - 0,37. Ba dòng TP1, TP2 và TP3 được chọn lọc theo định hướng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu; ở thế hệ 2 có năng suất trứng đến 68 tuần tuổi dòng TP3 đạt 98,69 % so với gà Sasso SA31L và TP1, TP2 cao hơn gà LV 8 - 10 quả/mái. Bên cạnh đó cũng đã xác định được hệ số di truyền về năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu của 3 dòng gà này là 0,13 - 0,18. Gà lai TP12 và TP21 nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi có năng suất trứng tương ứng là 182,1 và 178,6 quả/mái cao hơn so với LV3 11 - 14 quả và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,53 - 2,55 kg (Phùng Đức Tiến và cs, 2010b). Gà thịt TP412 và TP421 nuôi đến 9 tuần tuổi đạt 2,4 kg và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,4 kg (Phùng Đức Tiến và cs, 2010b).
Công tác giống trong nước hiện nay cũng đang từng bước đưa vào sản xuất con giống theo hệ thống giống hình tháp với 3 - 4 dòng tham gia để tạo con thương phẩm bán ra thị trường. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ áp dụng được đối với các gống mới được chọn tạo ra (theo hướng 2 và 3) còn đối với các giống gà nội chỉ có duy nhất một dòng do đó không thể áp dụng được. Bên cạnh đó, các giống được chọn lọc và chọn tạo ở nước ta chủ yếu là sản phẩm của các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, sau khi đề tài kết thúc đối với các giống hoặc dòng gà được công nhận là giống gốc sẽ tiếp tục được nhà nước hỗ trợ kinh phí nuôi giữ còn lại chủ yếu các đơn vị nghiên cứu tạo ra giống phải tự túc nguồn kinh phí nếu muốn nuôi giữ hoặc tiếp tục nghiên cứu. Chính vì vậy một số giống gà sau khi được chọn tạo ra sau một thời gian không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường chấp đã dần bị thu hẹp lại hoặc bị loại thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
2.2.2.1. Kết quả nghiên cứu về gà Ri
- Đặc điểm ngoại hình: Gà Ri là giống gà nội được nuôi phổi biến ở nhiều vùng trong cả nước, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung. Về hình thái, gà có nhiều loại hình và màu lông đa dạng. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quanh cổ đôi khi có hàng lông đen. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, màu da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ có khi xem lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng đôi khi xen lẫm màu vàng đỏ tươi (Viện Chăn nuôi, 2004). Bùi Đức Lũng và cs (2001), khi đưa gà Ri từ trong dân vào nghiên cứu và chọn lọc qua 3 thế hệ đã xác định được gà lúc 01 ngày tuổi có 4 nhóm màu lông chủ yếu, trong đó màu lông vằn vàng đen trên lưng và vàng rơm chiếm chủ yếu với tỷ lệ tương ứng là 51,1 và 24,4%, gà trưởng thành gà mái có lông màu vàng rơm, gà trống có màu lông mận chín; kiểu mào của gà được xác định là mào cờ chiếm 97,4% còn lại là các kiểu mào khác. Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) đã nghiên cứu chọn lọc đàn gà Ri vàng rơm từ quần thể gà Ri, qua 3 thế hệ chọn lọc đã nâng được màu lông vàng rơm lúc 01 ngày tuổi từ 24,4 lên 62,2%, gà mái trưởng thành có màu lông vàng rơm điểm những lông đen ở đầu cánh và chóp đuôi, gà trống có lông màu vàng rơm đậm, điểm những lông đen quanh cổ, đầu cánh và chóp đuôi; gà có mào cờ.
- Khả năng sản xuất: Bùi Đức Lũng và cs (2001), cho biết gà Ri sau khi được chọn lọc qua 3 thế hệ có khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi 29,5 - 29,8 gam, đến 20 tuần tuổi khối lượng gà mái 1.214 - 1.251 gam và gà trống 1.700 - 1.743 gam; năng suất trứng đến 68 tuần tuổi 122 - 124 quả/mái và khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi 41,2 - 42,3 gam; tỷ lệ lòng đỏ so với khối lượng trứng 34,63 - 35,33%. Viện Chăn nuôi (2004) cho biết gà Ri có khối lượng lúc 01 ngày tuổi là 30 gam, lúc trưởng thành con trống có khối lượng 2.700 gam và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 con mái là 1.2 gam; gà Ri bắt đầu đẻ lúc 130 ngày tuổi, nếu để gà tự ấp thì gà đẻ 4 - 5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10 - 15 quả trứng; khối lượng trứng 42 - 45 gam và có màu nâu nhạt. Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) nghiên cứu trên đàn gà Ri vàng rơm qua 3 thế hệ chọn lọc đã xác định được khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi là 29,0 - 29,5 gam; lúc 19 tuần tuổi gà trống là 1.735 - 1.747 gam và gà mái là 1.241 - 1.256 gam; năng suất trứng đến 68 tuần tuổi của đàn gà Ri vàng rơm thế hệ III là 129,01 quả/mái với khối lượng trứng ở 38 tuần tuổi là 43,26 - 43,50 gam.
2.2.2.2. Kết quả nghiên cứu về gà Dominant
- Đặc điểm ngoại hình: Gà Dominant trưởng thành có đặc điểm ngoại hình màu lông đồng nhất, xung quanh cổ và vai có cườm đen, lông đuôi xanh đen, mỏ và chân màu vàng, chân cao, thiết diện hình nêm là đặc điểm đặc trưng của giống gà chuyên trứng. Gà trống mào đơn, tích to. Trứng gà có màu trắng hồng.
- Khả năng sản xuất: Năng suất trứng đến 78 tuần tuổi đối với các dòng gà có vỏ trứng màu trắng là 270 quả/mái và các dòng gà có vỏ trứng màu nâu là 300 quả/mái.
Phùng Đức Tiến và cs (2012) đã nuôi thử nghiệm 2 giống gà của hãng Dominant - Cộng hòa Séc, gồm: Dominant Sussex D304 (TM1) và Dominant Blue D107 (TM2). Kết quả theo dõi trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam khối lượng cơ thể 18 tuần tuổi của gà TM1 trống là 1.937 gam và mái là 1.433 gam; gà TM2 tương ứng là 1.956 gam và 1.456 gam. So với tiêu chuẩn của hãng thì mức khối lượng này đạt 94,95 - 98,73%. Năng suất trứng đến 52 tuần tuổi của gà TM1 và TM2 tương ứng là 137,73 và 142,88 quả/mái, đạt 77,81 - 80,72% so với tiêu chuẩn của hãng.
Nguyễn Đức Trọng và cs (2012) đã theo dõi trên đàn Dominant Sussex D104 nhập nội từ Cộng hòa Séc. Kết quả đến 18 tuần tuổi gà bố mẹ có khối lượng cơ thể 1.825 gam (gà trống) và 1.507 gam (gà mái) đạt 96,5 - 98,5% so
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 với tiêu chuẩn của hãng; gà thương phẩm có khối lượng 1.705 gam (gà trống) và 1.356 gam (gà mái) đạt 95,1 - 96,95% so với tiêu chuẩn của hãng. Theo dõi đến 48 tuần đẻ năng suất trứng trung bình của gà bố mẹ là 233,03 quả/mái và gà thương phẩm là 235,19 quả/mái, đạt 90 - 91% so với tiêu chuẩn của hãng.
2.2.2.3. Kết quả nghiên cứu về gà Sasso
- Đặc điểm ngoại hình: Gà Sasso nhập vào Việt Nam có màu nâu đỏ, da và chân có màu vàng, mào đơn. Mào, tích, lông kém phát triển hơn, phản ứng kém linh hoạt hơn gà chuyên trứng. Chi tiết: đầu to thô, mỏ ngắn, hơi cong; cổ ngắn, to; ngực rộng, dài; đùi to; bàn chân to; thế đứng rộng.
- Khả năng sản xuất: Theo Đoàn Xuân Trúc và cs (2004) nghiên cứu khả năng sản xuất của gà ông bà và bố mẹ Sasso. Kết quả theo dõi gà có khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao (giai đoạn hậu bị đạt 93 – 95%). Gà ông bà năng suất trứng đạt mái B: 150,93 quả/64 tuần tuổi, mái D 202 quả/68 tuần tuổi. Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở tốt, tương ứng là: 94,3 – 95,1%; 82,6 – 85,2%. Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng đối với mái B là 3,51kg, đặc biệt thấp với mái D là 2,374kg. Gà bố mẹ Sasso có khả năng sinh sản tương đối tốt: Năng suất trứng đạt 211,51 quả/68 tuần. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,9%, tỷ lệ nở 84,2%. Gà thương phẩm có chất lượng thịt thơm ngon, 9 tuần