- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Liên Ninh
4.5. Năng suất trứng
Bảng 4.8: Tuổi thành thục sinh dục của gà thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị R S DRS
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ngày 131 151 149
Tỷ lệ đẻ đạt 5% ngày 138 165 151
Tỷ lệ đẻ đạt 30% tuần 22 26 23
Tỷ lệ đẻ đạt 50% tuần 23 28 24
Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao tuần 25 32 29
Trong chăn nuôi gà tuổi thành thục sinh dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trứng. Tuổi thành thục phụ thuộc vào từng giống, chế độ nuôi dưỡng và mức khống chế khối lượng giai đoạn gà dò và hậu bị. Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi gà được sinh cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên đối với cá thể hoặc đến khi đàn gà có tỷ lệ đạt 5% đối với quần thể. Thông thường tuổi thành thục sinh dục của gà hướng trứng sớm hơn so với gà hướng kiêm dụng và muộn nhất là gà hướng thịt. Theo Brandsch và Biichel thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể của mỗi giống, dòng có mối tương quan âm (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) do
đó trong chăn nuôi gia cầm sinh sản nói chung và chăn nuôi gà sinh sản nói riêng khối lượng cơ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó liên quan đến khả năng sinh sản và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Kết quả theo dõi trên 4 đàn gà thí nghiệm cho thấy, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà R là 131 ngày tuổi và tỷ lệ đẻ đạt 5% ở 138 ngày tuổi; gà S là 151 ngày tuổi và đạt 5% ở 165 ngày tuổi; gà DRS là 149 ngày tuổi, đạt 5% khi 151 ngày tuổi. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), thông thường gà hướng trứng có tỷ lệ đẻ đạt 5% ở trong khoảng 18 - 22 tuần tuổi, như vậy 2 đàn gà R, DRS thí nghiệm đều nằm trong khoảng thời gian đó. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (2001); Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) thì gà Ri có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn 2 - 4 ngày; nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) trên 2 dòng TĐ3, TĐ4 thì gà S thành thục muộn hơn 01 – 05 ngày.
Khoảng cách giữa tuổi có tỷ lệ đẻ đạt 30%, 50% và đỉnh cao của gà R khá gần nhau (1 - 2 tuần) điều này cho thấy gà R có tỷ lệ đẻ tăng khá nhanh và đạt đỉnh cao sớm (ở tuần tuổi 25). So với gà R, gà DRS có tuổi thành thục (149 ngày) và tỷ lệ đạt đỉnh cao (ở 29 tuần tuổi) muộn hơn, tuy nhiên theo dõi đến 32 tuần tuổi có thể thấy tỷ lệ đẻ của gà R sẽ giảm nhanh sau khi đạt đỉnh, còn gà DRS duy trì tỷ lệ đẻ cao trong suốt thời gian theo dõi. Đây là đặc điểm nổi trội của gà DRS để đánh giá kết quả nâng cao năng suất trứng và hiệu quả chăn nuôi gà DRS. Gà S có tuổi thành thục (151 ngày) và tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao (đến thời điểm theo dõi 32 tuần tuổi) muộn nhất trong 3 đàn gà thí nghiệm, nguyên nhân một phần do việc chọn lọc và nuôi dưỡng S thường theo hướng thịt nên chỉ tiêu tỷ lệ đẻ của S không được nâng cao.
Tỷ lệ đẻ tỷ lệ thuận với năng suất trứng. Ở gia cầm trong khoảng thời gian sinh sản có tỷ lệ đẻ thấp ở các tuần đầu tiên, sau đó tăng nhanh và đạt đỉnh cao trong vài tuần tiếp theo, sau đó bắt đầu giảm từ từ. Đối với một đàn gà việc duy trì tỷ lệ đẻ cao trong một khoảng thời gian dài sẽ cho năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 suất trứng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc khác nhau thì tỷ lệ đẻ cũng có sự sai khác nhau.
Bảng 4.9: Tỷ lệđẻ của gà thí nghiệm giai đoạn 20 – 32 tuần tuổi Đơn vị: % TT R S DRS 20 5,27 - - 21 19,91 - 4,27 22 41,31 0,6 16,38 23 54,41 3,2 37,16 24 55,4 7,8 44,28 25 55,45 19,5 57,23 26 54,74 35,8 73,47 27 54,74 48,9 79,36 28 51,28 52,6 83,00 29 48,94 64,9 86,20 30 46,78 67,9 85,50 31 46,33 72,6 84,34 32 45,26 77,9 82,64 20 - 32 44,57 41,05 60,82 Đồ thị 4.2: Tỷ lệđẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Kết quả theo dõi cho thấy đàn gà R và DRS bắt đầu đẻ sớm hơn so với S khoảng 1 tuần. Khi bắt đầu đẻ, tỷ lệ đẻ của cả 3 đàn gà thí nghiệm đều thấp sau đó tăng nhanh ở các tuần tiếp theo, gà R mất khoảng 6 tuần là có tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao trong khi đó gà DRS mất khoảng 10 tuần, gà S cho đến thời điểm kết thúc theo dõi (32 tuần tuổi) vẫn chưa xác định tỷ lệ đạt đỉnh cao. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của các tác giả trước đây thì tỷ lệ đẻ đỉnh cao của gà S khoảng 30 – 32 tuần. Sau khi đạt đỉnh cao các đàn gà bắt đầu có tỷ lệ đẻ giảm, ở giai đoạn này các đàn gà có sự biến động tăng giảm về tỷ lệ đẻ giữa các tuần tuổi nhưng xu hướng chung là giảm dần. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi cho thấy tỷ lệ đẻ của gà S là thấp nhất, cao nhất là gà DRS, trung gian là gà R. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao của R ở tuần tuổi 25 và chỉ ở mức 55,45%; gà S là 32 tuần tuổi, đạt 77,9%; gà DRS đạt đỉnh cao ở tuần tuổi thứ 29 với tỷ lệ đẻ đạt 86,2%. Giai đoạn các đàn gà có tỷ lệ đẻ cao duy trì không lâu, chỉ khoảng 3 – 5 tuần. Gà R có tỷ lệ đẻ giảm xuống dưới 50% từ tuần tuổi 29; gà DRS sau khi đạt đỉnh cao bắt đầu có xu hướng giảm, tuy nhiên mức giảm còn ít. Đến thời điểm theo dõi 32 tuần, gà DRS vẫn duy trì trên 80%. Gà S tỷ lệ đẻ đạt 50% tuần thứ 28, sau đó tăng đều đến tuần 32, chưa nhận thấy được sự giảm xuống. Kết quả này cho thấy gà R có sự giảm thấp về tỷ lệ đẻ ở giai đoạn sau nên tỷ lệ đẻ trung bình bị kéo giảm xuống, trong khi đó gà S, DRS vẫn giữ được ở mức cao đến khi kết thúc theo dõi (32 tuần). So sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (2001) tỷ lệ đẻ trung bình đến 32 tuần tuổi của gà Ri đạt 41,28% thì gà R thí nghiệm có tỷ lệ đẻ cao hơn 3,3%; nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) trên 2 dòng gà TĐ3 là (65,3 – 76,7%), TĐ4 là (65,5 – 73,8%) thì gà S trong thí nghiệm đạt 77,9% cao hơn.
Năng suất trứng là số lượng trứng của gia cầm mái đẻ ra trong một chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định, thông thường tính theo tuần, một giai đoạn hoặc 1 năm đẻ. Về thực chất năng suất trứng là con số cụ thể của tỷ lệ đẻ cùng thời điểm hoặc giai đoạn theo dõi. Theo Nguyễn Thị Mai và cs
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 (2009) thì hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng thấp (h2 = 0,2 - 0,3), vì vậy chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Bảng 4.10: Năng suất trứng gà thí nghiệm Đơn vị: quả/mái TT R S DRS NST/ tuần NST cộng dồn NST/ tuần NST cộng dồn NST/ tuần NST cộng dồn 20 0,37 0,37 - - - - 21 1,39 1,76 - - 0,28 0,28 22 2,89 4,65 0,04 0,04 1,15 1,43 23 3,75 8,53 0,22 0,26 2,6 4,03 24 3,87 12,41 0,55 0,81 3,1 7,13 25 3,89 16,22 1,37 2,18 4,01 11,14 26 3,8 20,03 2,51 4,69 4,98 16,12 27 3,8 23,86 3,42 8,11 5,56 21,68 28 3,59 27,45 3,68 11,79 5,71 27,39 29 3,43 30,88 4,54 16,33 6,03 33,42 30 3,27 34,15 4,75 21,08 5,99 39,41 31 3,24 37,39 5,08 26,16 5,90 45,31 32 3,17 40,56 5,45 31,61 5,78 51,09
Kết quả theo dõi trên 3 đàn gà thí nghiệm cho thấy, năng suất trứng cũng có xu hướng tăng nhanh dần khi bắt đầu đẻ, sau đó đạt đỉnh cao và giảm chậm dần cho đến kết thúc giai đoạn theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trứng cộng dồn đến 32 tuần tuổi của gà DRS là cao nhất đạt 51,09 quả/mái, tiếp theo là gà R đạt 40,56 quả/mái, thấp nhất là gà S đạt 31,61 quả/mái. So với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (2001) trên đàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 gà Ri thì gà R có năng suất trứng cao hơn 2 - 3 quả ở cùng thời điểm; nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) trên 2 dòng gà TĐ3, TĐ4 có năng suất trứng tương ứng: 27,7 – 33,99 quả/mái, 33,48 – 34,1 quả/mái, cho thấy năng suất trứng của gà S gần tương đương với nghiên cứu đã có.
4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng Bảng 4.11: Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn