Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 01 ngày tuổi 19 tuần tuổ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 50)

- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Liên Ninh

4.2. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 01 ngày tuổi 19 tuần tuổ

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, đánh giá sức sống và khả năng kháng bệnh của một đàn gà, đồng thời nó cũng phản ánh chất lượng của đàn bố mẹ. Đàn bố mẹ có sức khỏe tốt sẽ sinh ra đàn con khỏe mạnh, có tỷ lệ nuôi sống cao. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chất lượng đàn giống. Đặc biệt, giai đoạn từ 01 ngày tuổi - 4 tuần tuổi, gà con ảnh hưởng do chất lượng giống sau khi ấp nở, chế độ chăm sóc và đặc biệt là chế độ nhiệt độ chuồng nuôi. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của các đàn gà từ 01 ngày tuổi đến 19 tuần tuổi cho thấy tỷ lệ nuôi sống hang tuồn của cả 4 đàn gà đều ở mức cao từ 95% trở lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 01 ngày tuổi - 19 tuần tuổi

Đơn vị tính: %

Tuần tuổi

R S DRS

Đầu con TLNS (%) Đầu con TLNS (%) Đầu con TLNS (%)

01 NT 300 - 300 - 300 - 1 294 98,00 295 98,33 287 95,67 2 286 97,29 293 99,32 275 95,82 3 284 99,29 292 99,66 273 99,27 4 275 96,87 290 99,32 271 99,27 5 273 99,26 290 100,00 269 99,26 6 272 99,64 287 98,97 267 99,26 7 268 98,57 286 99,65 266 99,63 8 267 99,63 284 99,30 263 98,87 9 265 99,26 284 100,00 262 99,62 10 263 99,25 281 98,94 257 98,09 11 263 100,00 280 99,64 255 99,22 12 259 98,48 280 100,00 255 100,00 13 257 99,22 279 99,64 253 99,22 14 257 100,00 277 99,28 247 97,63 15 257 100,00 276 99,64 242 97,98 16 257 100,00 275 99,64 242 100,00 17 257 100,00 275 100,00 241 99,59 18 256 99,60 274 99,64 240 99,59 19 256 100,00 274 100,00 240 100,00 1 – 9 88,33b 94,67a 87,33b 10-19 96,60a 97,51a 91,60b 1 – 19 85,00b 91,33a 79,70c

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Giai đoạn 01 ngày tuổi đến 9 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của đàn gà S trung bình là 94,67% cao hơn và có sự sai khác so với gà R và DRS (P < 0,05). Hai đàn gà R, DRS có tỷ lệ nuôi sống tương ứng là 88,33%, 87,33% không có sự sai khác thống kê (P > 0,05).

Giai đoạn 10 - 19 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của các đàn gà thí nghiệm đều đạt trên 91%, tỷ lệ nuôi sống đàn gà DRS (91,6%) thấp hơn và có sự sai khác so với 02 đàn gà R, S (P<0,05). So sánh tỷ lệ nuôi sống 2 đàn gà R, S tương ứng là 96,60% và 97,51%, tỷ lệ nuôi sống 2 đàn gà giai đoạn này không có sự sai khác (P>0,05).

Tỷ lệ nuôi sống của các đàn gà thí nghiệm giai đoạn 10 - 19 tuần tuổi cao hơn so với giai đoạn 01 ngày tuổi đến 9 tuần tuổi, sự chênh lệch này là do từ 01 ngày tuổi đến 9 tuần tuổi các đàn gà phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài như: điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng (thức ăn, nhiệt độ...). Sang giai đoạn 10 - 19 tuần tuổi, các đàn gà tuy bị cho ăn hạn chế nhưng cơ thể đã phát triển đầy đủ các bộ phận, đặc biệt lông vũ đã thay thế cho lông tơ nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố môi trường bên ngoài do đó tỷ lệ nuôi sống cũng cao hơn so với giai đoạn - 9 tuần tuổi. Điều này cũng cho thấy giai đoạn gà con 01 ngày tuổi - 9 tuần tuổi cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là giai đoạn 01 ngày tuổi - 03 tuần tuổi đầu, để đàn gà phát triển tốt và có tỷ lệ nuôi sống cao.

Tính chung cho cả giai đoạn 01 ngày tuổi - 19 tuần tuổi so sánh tỷ lệ nuôi sống của 3 đàn gà R, S, DRS tương ứng là 85%, 91,33%, 79,7% cho thấy có sự sai khác nhau giữa 3 đàn gà và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của gà DRS còn tương đối thấp là do con lai 3 máu DRS có ½ là máu của giống Dominant nhập nội, chưa được nuôi thích nghi nhiều với điều kiện tự nhiên nước ta. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà R giai đoạn 01 ngày tuổi - 19 tuần tuổi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Lũng và cs (2001) trên gà Ri (84,5 - 85,9%),

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) trên đàn gà Ri vàng rơm (85,6 - 88,3%). Tỷ lệ nuôi sống đàn gà S cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cs (2004) trên đàn Sasso (93 – 95%), Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) nghiên cứu hai dòng thuần TĐ3, TĐ4 giai đoạn hậu bị (94,6 – 95,9%), kết quả nghiên cứu và theo dõi trên gà Sasso chứng tỏ khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu của Việt Nam: dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)