Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 42)

- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Liên Ninh

3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõ

Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs (2011).

3.3.2.1. Các chỉ tiêu xác định một sốđặc điểm ngoại hình

Quan sát trực tiếp bằng mắt thường từng cá thể lúc 01 ngày tuổi và 19 tuần tuổi các đặc điểm cần quan sát mô tả, thống kê là:

- Màu sắc lông.

- Màu sắc da thân, da chân. - Hình dạng, màu sắc mào. - Cấu trúc cơ thể.

3.3.2.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, sinh sản

- Tỷ lệ ghép phối: Tỷ lệ 1 trống/10 mái.

- Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số gà còn sống cuối kỳ (con)

x 100 Số gà đầu kỳ (con)

- Khả năng sinh trưởng, phát triển qua các tuần tuổi: Cân gà từ sơ sinh cân có độ chính xác ± 0,1g bằng cân Roges Vel, lúc gà nở đã khô lông. Hàng tuần gà được cân theo phương pháp cân từng cá thể. Từ tuần 1- 4 tuần tuổi cân có độ chính xác ± 0,5g bằng cân Nhơn Hòa. Từ 5- 8 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg có độ chính xác ± 5g Từ 9- 20 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 5 kg có độ chính xác ± 10g. Các tuần cân cố định ngày khi cho gà nhịn đói trên 12 giờ (có uống nước). Xác định khối lượng cơ thể tính bằng gam ở các thời điểm cân khảo sát.

- Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể:

TTTĂ/kg tăng KL cơ thể =

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng cơ thể tăng (kg)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Tuổi thành thục sinh dục:

Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được tính bằng số ngày tuổi lúc gà đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục của một nhóm hay một đàn gia cầm xác định qua tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%.

- Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả) x 100 Tổng số mái có mặt trong kỳ (con)

- Năng suất trứng: là tổng số trứng đẻ ra (quả)/ tổng số gà mái nuôi trong khoảng thời gian quy định được tính từ tuần đẻ thứ nhất (tuần đẻ đầu tiên được tính từ khi tỷ lệ đẻ đạt 5%)

Năng suất trứng (quả/ mái/ tháng) =

Số trứng của đàn thu được trong tháng (quả) Số mái bình quân của đàn trong tháng (con)

- Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng =

Tổng lượng thức ăn thu nhận (kg)

x 10 Tổng trứng đẻ ra (quả)

Lượng thức ăn thu nhận =

Lượng thức ăn cho ăn(g) - Lượng thức ăn thừa (g) Số đầu gia cầm (con)

- Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở

Tỷ lệ trứng có phôi được xác định thông qua việc soi toàn bộ trứng ấp vào ngày ấp thứ sáu.

+ Tỷ lệ trứng có phôi (%)

(Tỷ lệ thụ tinh) =

Số trứng có phôi (quả)

x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 + Tỷ lệ nở/

tổng trứng ấp (%) =

Số gà con nở ra còn sống (con)

x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

+ Tỷ lệ nở gà con loại 1/ tổng trứng ấp(%) =

Tổng số gà con loại 1 nở ra (con)

x 100 Tổng số trứng đưa vào ấp (quả)

+ Tỷ lệ nở/ trứng phôi(%) =

Số gà con nở ra (con)

x 100 Số trứng có phôi (quả)

- Khối lượng trứng (gam/ quả): Trứng được cân từng quả, bằng cân có độ chính xác ± 0,1g

Khối lượng trứng (g) = Tổng khối lượng trứng cân được (g) Số lượng trứng tham gia cân (quả)

- Các chỉ tiêu về khối lượng, chất lượng trứng: Các chỉ tiêu về khối lượng và chất lượng trứng được khảo sát tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi, ở thời điểm gà đẻ 32 tuần tuổi. Lấy trứng vừa đẻ trong ngày, với các chỉ tiêu sau đây:

+ Xác định khối lượng trứng bằng thiết bị cân chuyên dùng của Nhật Bản với độ chính xác ±0,01g .

+ Xác định chỉ số hình dạng bằng dụng cụ đo có độ chính xác ± 0,01 mm Chỉ số hình dạng = D/ d

Trong đó: D là đường kính lớn. d là đường kính nhỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 + Chỉ số lòng đỏ: ID = hD/dD

Trong đó: hD là Chiều cao lòng đỏ (mm) dD là đường kính lòng đỏ (mm) + Chỉ số lòng trắng IE=hE/dE

Trong đó: IE : Chỉ số lòng trắng hE : Chiều cao lòng trắng.

dE: Đường kính trung bình lòng trắng, dE= (dEmin + dEmax)/2 + Độ dày vỏ trứng (mm), dụng cụ đo có độ chính xác 0,01mm, là trung bình của độ dày hai đầu (đầu nhọn và đầu tù) và thân phần xích đạo vỏ trứng đã bóc hết lớp màng.

+ Độ chịu lực vỏ trứng (kg/cm2). Đo bằng lực kế ép của Nhật Bản với chiều dựng đứng quả trứng.

+ Đơn vị Haugh (HU): tính theo công thức của Haugh(1937) trên cơ sở quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc

HU = 100 log ( H – 1,7 W0,37 + 7,57) HU: đơn vị Haugh

H: chiều cao lòng trắng đặc (mm). W: khối lượng trứng (gam)

+ Màu lòng đỏ: Đo bằng quạt so màu của hãng Rosse có độ màu từ 1-15.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sản XUẤT của tổ hợp LAI GIỮA gà TRỐNG DOMINANT với mái f1 (RI VÀNG × SASSO) NUÔI tại TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)