Quy trình cụ thể

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 56)

Như trên đã trình bày, môn Âm nhạc và Phương pháp dạy học âm nhạc

gồm nhiều phân môn, chúng tôi đã tìm hiểu từng phân môn, từng bài để xác định nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành cho SV, cụ thể như sau:

3.1.3.1. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành nhạc lý

a) Bài 1: Âm thanh và cách ghi chép nhạc

GV có thể tiến hành dạy học kết hợp thực hành các nội dung theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành

Mục tiêu:

- Giúp SV đọc thành thạo trường độ 5 loại hình nốt: tròn, trắng, đen, đơn , kép. - Biết cách ghi nốt nhạc lên khuông và đọc thành thạo 7 âm cơ bản.

Nội dung hoạt động thực hành:

- Đọc, gõ theo trường độ các hình nốt

- Hát thể hiện ý nghĩa của dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi

Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành

* Hoạt động 1: Đọc, gõ trường độ các hình nốt:

(minh họa bằng đoạn thẳng hơn kém nhau hai lần)

+ GV mở đàn organ đếm phách và hát mẫu bằng âm la: Hát nốt tròn trong 4 phách, nốt trắng trong 2 phách, nốt đen trong 1 phách, hai nốt đơn trong 1 phách và bốn nốt kép trong 1 phách. (thực hiện 2 lần)

+ SV luyện tập: lần lượt hát nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt đơn, nốt kép. GV sửa sai cho từng SV.

+ Củng cố: Hát, đọc, gõ cả 5 loại trường độ nối tiếp nhau ở nhịp độ chậm và liên hệ bài hát tiểu học.

* Hoạt động 2:Hát thể hiện hiệu quả dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi:

+ GV trình chiếu Slide hoặc viết các câu nhạc lên bảng:

Câu 1: (dấu nối) Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (trích)

Nhạc và lời: PHẠM TUYÊN

+ GV đệm đàn và hát mẫu.

+ GV bắt nhịp cho SV hát, đến chữ Minh thứ nhất đếm 2,3; chữ Minh thứ hai đếm 2,3,4. GV nhận xét và sửa sai.

Câu 2 : (dấu luyến) Tập tầm vông (trích)

Nhạc: LÊ HỮU LỘC; lời: Theo đồng giao

+ GV bắt nhịp cho SV hát, đến chữ tay thứ nhất thì đưa tay từ dưới lên; chữ tay

thứ hai đưa tay từ trên xuống để minh họa hướng chuyển động của âm thanh. GV nhận xét và sửa sai.

Câu 3: (dấu chấm dôi) Tập tầm vông (trích) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhạc: LÊ HỮU LỘC; lời: Theo đồng giao

+ GV đệm đàn và hát mẫu.

+ GV bắt nhịp đồng thời hát cùng với SV, đến chữ vông và chữ thì kéo dài trường độ và làm điệu bộ để SV chú ý. (gợi ý: có thể thay chấm dôi bằng lặng đơn).

+ Củng cố: Nêu sự khác nhau giữa dấu nối và dấu luyến? Dấu nối có thể thay bằng dấu nối trong trường hợp nào?

Bước 3: Nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành và rút ra kết luận

GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, số người thực hiện tốt, số người thực hiện chưa tốt cần luyện tập thêm nội dung nào, kỹ năng gì, phương pháp luyện tập như thế nào...

Kết luận:

- Để diễn tả độ dài của các âm thanh, người ta dùng ký hiệu hình nốt: tròn, trắng, đen, đơn, kép... Về mối tương quan: Nốt tròn bằng 2 nốt trắng; nốt trắng bằng 2 nốt đen; nốt đen bằng hai nốt đơn; nốt đơn bằng hai nốt kép.

- Dấu nối liên kết các âm cùng độ cao nên phải hát ngân dài. Dấu luyến liên kết các âm khác độ cao nên khi hát phải luyến lên hoặc xuống. Dấu chấm dôi buộc người ta hát thêm nửa giá trị độ dài nốt đó.

* Điều kiện thực hiện nội dung quy trình:

- Phòng học phải có bảng kẻ sẵn khuông nhạc để GV trình bày các trích đoạn tác phẩm.

- Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất như : Máy chiếu, đàn organ, đầu đĩa, thiết bị nghe nhạc.

- GV phải tạo được môi trường sư phạm thân thiện giữa thầy và trò để SV có hứng thú với môn học.

b) Bài 2: Phách - Nhịp

Phách - Nhịp là yếu tố quan trọng trong tác phẩm âm nhạc. Trường độ của phách thì đều nhau nhưng điểm rơi thường có mạnh, nhẹ. Chính sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ mạnh, nhẹ đã hình thành các loại nhịp. Khi tiến hành dạy về phách, nhịp, chúng tôi đề xuất nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành

Mục tiêu:

- SV hiểu rõ về phách, nhịp; nắm được quy luật tự nhiên của phách, nhịp

- Đọc, gõ thành thạo phách nguyên và các dạng phách chia làm cơ sở để học xướng âm, đánh đàn và ca hát.

- Phân biệt được nhịp điệu các bài hát nhịp: 2/4; 3/4; 4/4

Nội dung hoạt động thực hành:

- Hát kết hợp gõ phách mạnh, phách nhẹ - Đọc, gõ nốt đen, nốt đơn, nốt kép

- Nghe, nhận biết loại nhịp: 2/4; 3/4; 4/4

Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành

* Hoạt động 1: Hát kết hợp gõ phách mạnh, phách nhẹ + GV trình chiếu Slide hoặc viết câu nhạc lên bảng:

Con kênh xanh xanh (trích)

Nhạc và lời: NGÔ HUỲNH

+ GV đánh đàn cho SV nghe vài lần rồi bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 3/4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ SV luyện tập, xác định phách mạnh, phách nhẹ, chu kỳ của phách trong bài hát.

+ GV lấy thêm ví dụ bài nhịp 2 và kiểm tra một số em (nhận xét và sửa sai) + Củng cố: Khi hát phải cảm nhận được phách mạnh, phách nhẹ và phải nhấn vào phách mạnh.

* Hoạt động 2:Đọc gõ nốt đen, nốt đơn, nốt kép + GV trình chiếu Slide hoặc viết các mẫu tiết tấu lên bảng:

Mẫu 3: nốt kép:

+ GV gõ các mẫu tiết tấu cho SV quan sát

+ Cho SV gõ theo mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3, miệng đọc: đen, đơn, kép. GV quan sát và sửa sai cho từng em, quan tâm nhiều hơn với những SV yếu kém.

+ Củng cố: Gõ nối tiếp các mẫu tiết tấu. Hát và gõ tiết tấu bài Em mơ gặp Bác Hồ (Xuân Giao); Bèo dạt mây trôi (Q.H Bắc Ninh)

* Hoạt động 3:Nghe, nhận biết loại nhịp 2/4

+ GV đệm đàn cho lớp hát bài“Lớp chúng ta đoàn kết” rồi nêu câu hỏi: Tiết nhịp mấy phách? Bài sử dụng nhịp gì?... Các nhóm SV trao đổi và đưa ra ý kiến, GV kết luận: bài sử dụng nhịp 2/4 và cho SV xem bản nhạc của nhạc sĩ Mộng Lân.

- Nghe, nhận biết loại nhịp 3/4

+ GV đệm đàn cho lớp hát bài “Bụi phấn” rồi nêu câu hỏi: Tiết nhịp mấy phách? Bài sử dụng nhịp gì?... Các nhóm SV trao đổi và trả lơi. GV kết luận:

“bài hát sử dụng nhịp 3/4" và cho SV xem bản nhạc của nhạc sĩ Vũ Hoàng. - Nghe, nhận biết loại nhịp 4/4

GV đệm đàn cho lớp hát bài “Quốc ca” rồi nêu câu hỏi: Theo em thì bản nhạc nàysử dụng nhịp gì, tính chất của bài như thế nào?... Các nhóm SV trao đổi và trả lời. GV kết luận: Bài Quốc ca Việt Nam sử dụng loại nhịp 4/4, là bài Nghi lễ của Nhà nước nên khi hát cần phải có ý thức nghiêm trang. Cho SV xem bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.

+ Củng cố: Mỗi loại nhịp có luật động khác nhau dẫn đến cách thể hiện tình cảm

khác nhau. Bởi vậy, trước khi hát cần xác định loại nhịp và tình cảm của bài hát.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành và rút ra kết luận

Sau mỗi nội dung thực hành, GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập, số người thực hiện tốt, số người thực hiện chưa tốt cần luyện tập thêm nội dung nào, kỹ năng gì, phương pháp luyện tập như thế nào?

Kết luận:

- Phách là những tiếng gõ đều trong quá trình đàn hát. Phách được nhấn mạnh gọi là phách mạnh, phách không nhấn là phách nhẹ. Sự lặp lại chu kỳ mạnh, nhẹ đó hình thành nhịp.

- Phách có thể được chia thành nhiều nốt nhỏ bằng nhau hoặc không bằng nhau nhằm để diễn đạt những cảm xúc phong phú và đa dạng của con người.

- Mỗi bài hát được viết ở một loại nhịp khác nhau nên có cách thể hiện nhịp điệu khác nhau và đó là cơ sở để chọn tiết tấu trên đàn organ.

* Điều kiện thực hiện nội dung quy trình:

- Phòng học phải được trang bị cơ sở vật chất như : bảng kẻ sẵn khuông nhạc, đàn organ...

- GV phải chuẩn bị trước một bài hát nhịp 3 (hoặc nhịp 2) thật quen thuộc với SV để lấy ví dụ về phách.

- SV phải chuẩn bị sách bài hát tiểu học để xác định phách nguyên và các phách chia trong các bài hát.

c) Bài 3: Cung - Quãng - Dấu hóa

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành

Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp SV đọc thuộc các âm thanh trong thang âm Đô, đọc chính xác độ cao cung và nửa cung giữa các bậc cơ bản

- Nhận biết độ cao các quãng trong phạm vi một quãng 8 Đô - Đố.

- Nghe và phân biệt âm hóa, đọc các âm hóa bất thường và hóa trong giọng thứ hòa thanh. Hiểu các phím đen, phím trắng trên bàn phím đàn organ.

Nội dung hoạt động thực hành gồm:

- Đọc gam Đô trưởng, nhận biết cung, 1/2 cung - Quãng trong phạm vi một quãng tám

- Nhận biết âm hóa bất thường - Nhận biết âm hóa trong hóa biểu

Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành

* Hoạt động 1: Đọc gam Đô trưởng, nhận biết cung, 1/2 cung

+ GV viết gam Đô trưởng lên bảng:

+ GV đánh gam vài lần cho SV nhận biết quãng 1 cung, 1/2 cung và nêu câu hỏi: Câu 1: Nhận xét về độ cao giữa các bậc âm? (SV trả lời)

Câu 2: Quãng rộng ở vị trí nào, quãng hẹp ở vị trí nào? (SV trả lời) + SV tự đọc thang âm và ghi nhận ấn tượng màu sắc gam Đô

+ GV cho từng em đọc rồi nhận xét và sửa sai.

+ Củng cố: Đọc gam La thứ, nhận biết quãng 1 cung, 1/2 cung * Hoạt động 2: Đọc quãng trong phạm vi một quãng 8 Đô - Đố

+ GV thực hiện trên đàn và gợi ý cho SV cảm nhận tính chất, màu sắc các quãng đúng, quãng trưởng, quãng thứ.

+ SV đọc các quãng giai điệu và nhận biết tính chất, màu sắc của quãng. (GV nhận xét)

+ Củng cố: cho hai nhóm đọc quãng 3T, 3t, 4Đ, 5Đ hòa âm theo chỉ dẫn của GV

* Hoạt động 3: Nhận biết âm hóa bất thường (thăng, giáng)

+ GV đàn và hát một câu trong bài:

Ví dụ 1: Chút thư tình người lính biển (trích)

Nhạc và lời: PHAN HUỲNH ĐIỂU

+ Cho SV nhận xét các âm trong câu hát, sự bất thường về độ cao nốt Sol thăng (G#) ở ca từ đảo. Để làm rõ hơn, GV đánh nốt Sol (G) cho SV nghe và so sánh. (cho một vài SV hát lại)

+ Củng cố: GV đệm đàn cho cả lớp hát.

Ví dụ 2: Khúc hát ru của người mẹ trẻ (trích)

Nhạc: PHẠM TUYÊN Lời thơ: LÂM THỊ MỸ DẠ

+ Cho SV nhận xét các âm trong câu hát, sự bất thường về độ cao nốt Xi giáng (Bb) ở ca từ lớn. Để làm rõ hơn, GV đánh nốt Xi (B) cho SV nghe và so sánh. (cho một vài SV hát)

* Hoạt động 4: Nhận biết âm hóa theo hóa biểu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ GV đàn và hát một câu trong bài:

Chúc mừng sinh nhật

Nhạc Anh; Lời: ĐÀO NGỌC DUNG

+ Cho SV nghe các âm thanh trong câu hát trên và nhận biết cao độ nốt Pha thăng (F#) ở ca từ hoa. Để làm rõ hơn, GV có thể đánh nốt Pha (F) cho SV nghe và so sánh.

+ Củng cố: GV đệm đàn cho cả lớp hát Chúc mùng sinh nhật.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành và rút ra kết luận

Sau mỗi nội dung thực hành, GV phải đánh giá kết quả: đúng, sai; mức độ hoàn thành đến đâu, cần luyện tập thêm lỹ năng gì... Tùy điều kiện mà có thể đánh giá bằng điểm số, tuy nhiên đây là bài mới nên chỉ cho điểm những SV có tinh thần xây dựng bài và tiếp thu bài tốt.

Kết luận:

- Cung là khoảng cách về độ cao giữa hai âm liền bậc nghe rộng, nửa cung là khoảng cách nghe hẹp. Sự sắp xếp về độ cao cung và nửa cung theo quy luật sẽ tạo nên điệu tính cho bản nhạc.

- Quãng là sự kết hợp giữa hai âm đồng thời (chiều đứng) gọi là quãng hòa âm, lần lượt (chiều ngang) gọi là quãng giai điệu.

- Dấu hóa là ký hiệu dùng để diễn tả sự hóa. Nếu viết trước nốt nhạc thì gọi là hóa bất thường, chỉ có tác dụng với những nốt cùng tên đứng sau, trong một nhịp; viết ở đầu khuông thì gọi là hóa biểu, sẽ ảnh hưởng tới những nốt cùng tên trong bản nhạc.

* Điều kiện để thực hiện nội dung, quy trình

- Phòng học phải có đàn organ để GV đánh gam cho SV nghe, nhận biết cung, 1/2 cung, đồng thời quan sát các vị trí phím đen trên các quãng 8.

- GV phải chuẩn bị trước một bài hát có sử dụng dấu hóa bất thường để hát cho SV nghe và so sánh.

- SV phải chuẩn bị sách bài hát tiểu học để xác định phách nguyên và các phách chia trong các bài hát.

d) Bài 4: Điệu thức - Gam - Giọng

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung hoạt động thực hành

Mục tiêu:

- Sau khi thực hành SV hiểu rõ khái niệm, bản chất của điệu thức, sự khác biệt về cấu tạo, màu sắc của điệu thức trưởng, điệu thức thứ.

- Biết cấu tạo, cách đọc gam trưởng, gam thứ và cách tìm hóa biểu gam giọng trưởng, gam giọng thứ.

Nội dung hoạt động thực hành:

- Nghe và nhận biết tính chất của điệu trưởng, điệu thứ - Xác định điệu tính

Bước 2: Tổ chức hướng dẫn SV thực hiện các nội dung thực hành

* Hoạt động 1:Nghe và nhận biết tính chất của điệu trưởng, điệu thứ

+ GV đánh gam, hợp âm Đô trưởng (Cdur) và cho SV biết đó là điệu trưởng:

tiếp theo đánh gam, hợp âm La thứ (Am) và cho SV biết đó là điệu thứ:

+ Cho SV tự đọc gam, hợp âm Đô trưởng, La thứ và nhận biết màu sắc, tính chất của điệu trưởng và điệu thứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ GV gọi từng em đọc và nhận xét, sửa sai. + Củng cố: Cho đọc gam La trưởng, Đô thứ...

+ GV đánh câu dạo ở giọng Pha trưởng cho cả lớp hát bài Hành khúc Đội, (Nhạc và lời: Phong Nhã) và hỏi:

Câu 1: Hãy cho biết tính chất, màu sắc của bài hát? (SV trả lời)

Câu 2: Bài thuộc điệu thức trưởng hay điệu thức thứ? (SV trả lời) + GV kết luận: Bài thuộc điệu trưởng (giọng Fdur).

+ GV đánh câu dạo ở giọng La thứ cho cả lớp hát bài Lòng mẹ, (Nhạc và lời: Y Vân) và hỏi:

Câu 1: Cảm nhận về tính chất, màu sắc của bài hát như thế nào? (SV trả lời)

Câu 2: Bài thuộc điệu thức thứ hay điệu thức trưởng? (SV trả lời) + GV kết luận: Bài thuộc điệu thứ (giọng Am).

+ Củng cố: Để nhận biết điệu tính cần phải biết gam cùng tên và xác định được quãng 3 gốc là trưởng hay thứ.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động thực hành và rút ra kết luận

Sau khi nghe gam trưởng, gam thứ, bài hát giọng trưởng, bài hát giọng thứ, SV phải đưa ra đáp án để GV nhận xét đúng, sai; mức độ hoàn thành đến đâu, cần bổ sung thêm gì... Tùy điều kiện mà có thể đánh giá bằng điểm số, tuy nhiên đây là bài mới nên chỉ cho điểm những SV có kết quả tốt, hoặc có tinh thần xây dựng bài.

Kết luận:

- Điệu thức là mối quan hệ (1/2cung, 1cung, 1,5cung) giữa các âm ổn định và không ổn định của gam, trong đó, quãng 3 gốc được coi là quãng 3 giới tính quyết định tính chất, màu sắc của điệu thức. Nếu quãng 3 gốc là 3 trưởng (2 cung) thì điệu thức sẽ là điệu trưởng (trong sáng, vui tươi), nếu là 3 thứ (1,2 cung) thì điệu thức là điệu thứ (buồn, du dương).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 56)