Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 34)

1.4.2.1. Nhận thức của các cấp lãnh đạo, GV, SV

Nhận thức của các cấp lãnh đạo, GV và SV về vị trí, vai trò của môn học có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả việc dạy học ÂN. Nếu tích cực và đúng mức thì sẽ tìm ra các giải pháp, khắc phục được khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học. Ngược lại, nếu coi nhẹ môn ÂN hoặc cho rằng việc dạy môn ÂN ở Tiểu học đã có GV chuyên trách nên thiếu sự quan tâm đầu tư và buông lỏng sự chỉ đạo thì hoạt động dạy học sẽ thiếu chuẩn mực và kém hiệu quả.

1.4.2.2. Năng lực của GV

Khi bàn về vai trò, ảnh hưởng của người thầy, nhà triết học cổ đại Platon đã nói: “Nếu người thợ giày là một người thợ tồi, thì quốc gia không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi dày kém đi chút ít, nhưng nếu như thầy giáo là những kẻ dốt nát và vô đạo đức thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ những con người xấu xa…”[25].

Người GV cần phải có những phẩm chất sau:

- Nắm vững tri thức khoa học: Phải hiểu biết sâu rộng về tri thức khoa học, am hiểu nội dung môn học (bề sâu) nhưng phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa chung (bề rộng).

- Phải có kỹ năng sư phạm: kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục học sinh, kỹ năng tự học, tự nâng cao trình độ, kỹ năng nghiên cứu khoa học.

- Phải có hiểu biết về những chuẩn mực cuộc sống

- Hiểu biết HS, giao tiếp được với HS và tác động thích hợp đến từng HS Vì thế, người GV Âm nhạc phải là người nắm vững về lý thuyết; thành thạo về thực hành; có phương pháp truyền thụ tốt; giọng hát hay, tay đàn chuẩn

xác; ngoài ra còn phải biết tham gia vào các lĩnh vực: sáng tác, dàn dựng, chỉ huy, khiêu vũ và biểu diễn nghệ thuật.

1.4.2.3. Năng khiếu ÂN của SV

ÂN là môn nghệ thuật, muốn học tập ÂN đòi hỏi người học phải có năng khiếu về ÂN. Năng khiếu ÂN được biểu hiện qua một số năng lực như sau:

- Có tai nghe ÂN, phân biệt chính xác về độ cao, độ dài của âm thanh. - Có giọng hát không chênh phô, âm sắc dễ nghe.

- Có thể nghe, gõ theo các dạng tiết tấu phức tạp.

- Có khả năng ghi nhớ từng âm thanh cao thấp, dài ngắn khác nhau hoặc giai điệu của bài hát, bản nhạc.

- Có khả năng bắt chước, làm theo các động tác nhún nhảy, vận động theo nhạc.

- Có khả năng cảm thụ ÂN, biểu hiện cảm xúc với những dạng tác phẩm ÂN khác nhau.

- Đam mê nghệ thuật, có nhu cầu tiếp xúc và thực hành ÂN…

Trước đây, muốn trở thành người GV tiểu học, nhất thiết SV phải có năng khiếu ÂN, đầu vào phải được tuyển năng khiếu ÂN.

Những năm gần đây, nhiều cơ sở đào tạo GV tiểu học đã coi nhẹ về năng khiếu, bỏ qua khâu tuyển năng khiếu ÂN nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá rình đào tạo cũng như chất lượng dạy học môn ÂN.

1.4.2.4. Sự tự giác học tập âm nhạc của SV

Ai cũng biết rằng: ÂN như là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người! Tuy nhiên, do cuộc sống ngày càng phát triển đa dạng, nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ chi phối, thu hút tuổi trẻ và với lối sống thực dụng của một bộ phận thanh thiếu niên nên trong thực tế vẫn có một số SV không yêu thích môn âm nhạc.

Nếu trong quá trình dạy học ÂN, GV biết tạo ra sự hứng thú học tập bộ môn như: kết hợp hài hòa giữa việc truyền thụ kiến thức mang tính bắt buộc với lồng ghép, tích hợp một cách hợp lý, hài hòa, đúng lúc những môn nghệ thuật

khác, với cuộc sống, thì sẽ tránh được sự nặng nề, căng thẳng trong giờ học nên việc dạy học ÂN sẽ đạt chất lượng cao. Hơn nữa, để tạo sự ham mê, tự giác học tập cho SV, trong giờ lên lớp, GV cần sử dụng nhạc cụ (nhất là đối với giờ học lý thuyết) chủ động biểu diễn cho SV xem, cần tạo cơ hội cho SV thực hành trải nghiêm. Người GV Âm nhạc cần phải nhận thức rằng: ÂN không đơn thuần chỉ là “nghệ thuật của âm thanh, của thính giác” như một số quan niệm trước đây, mà nó còn được phối hợp với các phương tiện khác như : trang âm, ánh sáng, đạo cụ, phục trang, vũ đạo… tức người ta cảm thụ ÂN bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hoạt động thực hành ÂN bao gồm hai hoạt động quan hệ mật thiết với nhau đó là hoạt động dạy của thầy với vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động học của trò nhằm tổ chức các điều kiện đảm bảo cho lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của cá nhân người học.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về ÂN, nội dung, quy trình tổ chức hoạt động thực hành ÂN, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động thực hành ÂN, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng:

- Dạy học ÂN trong trường ĐH là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho HS - SV; vì thế, nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động thực hành ÂN là việc làm hết sức cần thiết.

- Để nâng cao hiệu quả dạy học ÂN, người thầy cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng, phương pháp truyền thụ phù hợp, sự cần cù chịu khó trong công việc; hiểu biết sâu rộng về cuộc sống và lòng yêu nghề, yêu trẻ.

- Cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí môn học, ngành học; có sự đầu tư về con người, CSVC và sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo - GV và SV.

Tóm lại, những vấn đề lý luận được đề cập trong chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất các quy trình tổ chức hoạt động thực hành môn ÂN ngành GDTH ĐH Vinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Vài nét về sự phát triển của Trường Đại học Vinh và Khoa Giáo dục 2.1.1. Vài nét về truyền thống Trường Đại học Vinh

Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1959. Đến năm 1962 đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh và năm 2001 được đổi tên thành Trường Đại học Vinh.

Buổi đầu thành lập, Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh gặp muôn vàn khó khăn về địa điểm, cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, tài liệu và thiết bị phục vụ công tác đào tạo… Năm học đầu tiên, phân hiệu có 20 cán bộ giảng dạy và quản lý, tuyển sinh 18 sinh viên, chia thành hai ban đào tạo: Văn - Sử và Toán - Lý.

Trải qua chặng đường năm mươi lăm năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường có gần 1000 cán bộ công chức; 35.000 học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu, trong đó có trên 500 sinh viên quốc tế. Trường là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực: Với 45 ngành đào tạo trình độ đại học, 29 chuyên ngành thạc sĩ, 14 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Phương thức đào tạo tiên tiến này tạo cơ hội cho sinh viên học cùng lúc hai chương trình để khi tốt nghiệp được cấp hai bằng đại học.

Có được uy tín và vị thế Trường Đại học Vinh hôm nay là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ, không biết mệt mỏi của các thế hệ CBCC , HSSV Nhà trường. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác với tinh thần của “Người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa” đã không ngừng vươn lên, góp phần tạo nên chặng đường vinh quang 55 năm xây dựng và phát triển.

2.1.2. Vài nét về sự phát triển Khoa Giáo dục

Khoa Giáo dục, Trường ĐH Vinh, tiền thân là Bộ môn Tâm lý - Giáo dục học, ra đời từ năm 1959. Ngày 25 tháng 4 năm 1995, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định thành lập khoa Giáo dục Tiểu học, đến tháng 10 năm 2010 đổi tên thành Khoa Giáo dục.

Hiện nay Khoa có 34 CBCC, cơ cấu về trình độ và chức danh gồm: PGS, TS: 2; TS: 8; ThS: 17; Cử nhân: 7; Đào tạo 3 chuyên ngành: Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Quản lý giáo dục và 43 chuyên đề sau ĐH. Tổng số SV hiện nay: 5.247 (hệ chính quy: 866; hệ vừa làm vừa học: 3.995; hệ từ xa: 386).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, tập thể CBCC Khoa Giáo dục trường ĐH Vinh không ngừng nổ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Danh sách lãnh đạo trưởng khoa qua các thời kỳ

TT Họ và tên Nhiệm kỳ

1 Thầy giáo Nguyễn Xuân Bính 1994 - 1999 2 PGS.TS. Phạm Minh Hùng 1999 - 2005 3 PGS.TS. Nguyễn Bá Minh 2005 - 2013 4 TS. Nguyễn Ngọc Hiền 2013 - nay

2.2. Một số nhận xét về nội dung, chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc ngành GDTH ĐH Vinh dạy môn Âm nhạc ngành GDTH ĐH Vinh

2.2.1. Một số nhận xét về chương trình môn học

Hàng năm, Trường ĐH Vinh đã có các văn bản chỉ đạo về các hoạt động chuyên môn, trong đó có việc biên soạn, chỉnh sửa đề cương, đề thi… Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ bộ môn, Tổ trưởng giao cho GV biên soạn đề cương rồi thông qua nhóm chuyên môn để thẩm định trước khi đưa ra sử dụng …Tuy nhiên, theo cách nhìn của chúng tôi thì việc thực hiện quy trình chưa đầy đủ nên

đề cương môn Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc cho ngành GDTH chưa thực sự đảm bảo tính chính xác và khoa học.

Bảng 2.1. Lịch trình chung cho môn Âm nhạc và PPDH Âm nhạc

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Cộng thuyết Thực hành Bài tập Tự học, Tự nghiên cứu Chương 1. Nhạc lý cơ bản 30 0 0 60 90 Chương 2. Đàn organ 0 15 0 15 30 Chương 3. Xướng âm 0 10 0 20 30 Chương 4. Cơ sở lý luận âm nhạc 5 0 0 10 15 Chương 5. PP dạy học âm nhạc 10 0 5 30 45 Tổng: 45 25 5 135 210

(Nguồn từ tổ Nghệ thuật - Khoa GD cung cấp)

Qua việc xem xét cấu trúc đề cương chi tiết môn học, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề chưa hợp lý như: thời lượng giữa các chương; tên bài trong mỗi chương; nội dung trong từng bài… Bên cạnh việc đưa vào một số nội dung chuyên sâu (Hình thức 3 đoạn đơn) thì đề cương lại thiếu phần kiến thức cơ bản (dạy các bài hát trong chương trình tiểu học).

Theo chúng tôi, đây là một trong những điểm tồn tại cần phải được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo kiến thức cần thiết đối với người GV tiểu học và đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra.

2.2.2. Một số vấn đề về việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy môn ÂN môn ÂN

Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy của GV, ngoài việc dự giờ của GV, chúng tôi đã điều tra bằng phiếu đối với SV khóa 52 Tiểu học, sau khi tổng hợp chúng tôi nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại:

Trong qua trình giảng dạy, ít khi GV thị phạm bằng âm thanh (giọng hát, tiếng đàn) hoặc dưới dạng bài tập bằng văn bản. Có những nội dung quan trọng, cần phải luyện tập thực hành nhưng chưa được nhấn mạnh để khắc sâu kiến thức cho SV.

Trong quá trình thực hiện đề cương chi tiết, GV đã có sự nhầm lẫn giữa hai nội dung có tên gọi khá giống đó là dạy kí - xướng âm cho SV (chương 3) và dạy Phương pháp tập đọc nhạc cho HS tiểu học (chương 5). Dạy kí - xướng âm cho SV là dạy cách suy luận để tìm thấy trường độ, cao độ của nốt nhạc (Phương pháp tư duy), còn dạy Tập đọc nhạc cho HS tiểu học là dạy cách đọc theo GV (Phương pháp truyền khẩu).

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc cho SV ngành GDTH ĐH Vinh. ĐH Vinh.

2.3.1. Mục tiêu thực hành âm nhạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hành ÂN là một mảng hoạt động không thể thiếu trong dạy học ÂN nhằm củng cố kiến thức về lí thuyết, giải mã các ký hiệu trên bản nhạc. Thực hành ÂN bao gồm những hoạt động như: đọc, nói, ca hát, đánh đàn, làm các bài tập nhạc lý, xướng âm, vận động theo nhạc. Đó là những tác động cụ thể vào bản nhạc, các phương tiện, nhạc cụ … đề tạo ra âm thanh ÂN. Thực hành còn giúp SV nâng cao kỹ năng nghe, hiểu được các yếu tố cấu thành tác phẩm, nội dung tác phẩm. Bởi vậy, hoạt động thực hành cần có những mục đích, tiêu chí cụ thể cho từng nội dung.

Sau đây là những mục tiêu mà GV đã đề ra cho hoạt động thực hành của SV: - Nắm được những kiến thức cơ bản về nhạc lý

- Các kí hiệu nốt, thang âm, khóa nhạc, khuông nhạc

- Nắm được các khái niệm về nhịp, phách, các dạng phách nguyên, phách chia.

- Hiểu về gam, giọng, điệu, biết được giọng điệu của bản nhạc, biết đọc các bản nhạc đơn giản

- Nắm được kiến thức về phương pháp dạy các hoạt động ÂN - Biết sử dụng đàn phím điện tử

- Hát hòa giọng, đều âm khi hát bài hát

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành âm nhạc

2.3.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành nhạc lý

Một thực tế diễn ra trong nhiều năm đó là phòng học ÂN nói chung, nhạc lý nói riêng của SV ngành GDMN, GDTH được bố trí trong khu giảng đường, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới những lớp học khác vì ÂN là nghệ thuật của âm thanh, trong qua trình dạy học ÂN cần phải bộc lộ các âm thanh thông qua giọng hát, tiếng đàn. Phòng học cần có những trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy như đàn organ, loa máy…và phòng học cần bố trí xa khu trung tâm.

Thông thường sau khi dạy các kiến thức về lý thuyết, GV phải cho SV làm các bài tập thực hành bằng miệng hoặc trên đàn. Ví dụ: Bài “Phách – Nhịp”, SV vừa hát vừa vỗ tay theo phách, đến nốt ngân dài thì đếm “2; 3…” khi đủ trường độ thì GV làm động tác kết thúc! Việc bố trí phòng học như trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học của GV. Phòng học phải luôn đóng cửa vì sợ gây ảnh hưởng tới lớp học khác, có khi phải đàn nhỏ, hát nhỏ hoặc bỏ qua khâu thực hành trên lớp.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành dạy hát

Dạy hát cho SV ngành GDTH gồm hai nội dung chính đó là: dạy kỹ thuật hát và dạy bài hát tiểu học.

- Dạy kỹ thuật hát

Dạy kỹ thuật hát là dạy cách hít thở, lấy hơi; cách nhả chữ, đóng mở khẩu hình; cách hát rõ lời, cách pha trộn âm thanh; cách hát liền âm, ngắt âm; cách tạo độ vang cho âm thanh, cách trình bày bài hát... Để tiến hành dạy kỹ thuật hát, đòi hỏi GV phải nắm chắc kỹ thuật thanh nhạc, phải biết sử dụng đàn Piano để dạy luyện thanh. Bởi vậy mà những trường có nhiều GV ÂN, người ta thường chọn những GV thực sự có năng lực thanh nhạc để đảm nhiệm phân môn này.

Dạy kỹ thuât hát cho SV ngành GDTH nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về thanh nhạc giúp các em có được những hiểu biết nhất định trong ca hát, tránh được các lỗi thông thường như: hít thở bằng ngực trên; lấy hơi tùy tiện; âm thanh lè nhè, giọng mũi, rời rạc, đứt quãng…

Hoạt động dạy kỹ thuật hát được thực hiện tại phòng học lý thuyết: GV

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 34)