Hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 26)

a) Phần lý thuyết (3 tín chỉ): Học chung

Thực hành trong giờ lí thuyết bao gồm các bài tập làm tại lớp để minh họa, củng cố lí thuyết và được thực hiện ngay trong từng nội dung của tiết học. GV đánh trên đàn hoặc hát bằng miệng các bài tập, SV trả lời bằng âm thanh hoặc nêu sản phẩm đã được ghi trên văn bản, GV nhận xét, kết luận. Tùy các chương, bài để GV ra bài tập phù hợp với nội dung, đồ dùng học tập đã được chuẩn bị với sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò để tận dụng tối đa thời gian nhằm rèn kĩ năng thực hành và nắm vững nội dung bài học.

Thông thường, sau khi cả lớp học chung về nội dung lý thuyết, GV chia nhóm để SV làm các bài tập tại lớp. Các em có thể trao đổi, bàn cãi rồi cùng luyện tập để đưa ra kết quả. Vì thời gian không nhiều nên sản phẩm thực hành trong tiết dạy lý thuyết thường hát bằng âm thanh hoặc vỗ tay theo tiết tấu...

b) Phần thực hành ký - xướng âm (1tín chỉ): Học theo nhóm

Thực hành ký - xướng âm thường được học theo nhóm (khoảng 20 SV), dưới sự điều hành của GV. Mục đích của việc chia nhóm là tăng cường thời gian luyện tập, khả năng hoạt động của cá nhân, đồng thời GV dễ bao quát, nắm bắt

năng lực cụ thể của từng SV để có biện pháp giúp đỡ.

- Luyện tai nghe trường độ: GV gõ phách nguyên và các dạng phách chia cho SV nhận biết rồi làm theo. Kiểm tra từng SV để biết mức độ tiếp thu, năng lực từng em.

- Luyện tai nghe cao độ: GV đánh gam, từng nốt cho SV nhận biết rồi hát theo. Kiểm tra từng SV để biết mức độ tiếp thu, khả năng từng em.

- Luyện cách ghi nhạc: GV đánh giai điệu (có cả cao độ và trường độ) trên đàn cho SV ghi lại thành bản nhạc và từng SV nộp sản phẩm bằng văn bản.

c) Phần thực hành đàn organ (1tín chỉ): Học theo nhóm.

Mỗi SV có một cuốn sách gồm nhiều bài tập đã được GV biên soạn theo hai phần: Luyện ngónBài thực hành mức độ khó dần. Phần luyện ngón: bắt buộc tất cả SV đều phải hoàn thành nhưng đối với SV khá, có thể đánh gam ở nhịp độ nhanh hơn. Phần bài tập: căn cứ vào năng lực của từng em để GV chọn bài cho phù hợp và trợ giúp các em khi vỡ bài, ghép 2 tay. GV có thể đánh mẫu một câu hoặc cả bài, rồi yêu cầu SV tự học. Cứ lần lượt như vậy GV phải uốn nắn, kèm cặp cho từng SV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 26)