Phương pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 46)

Trong quá trình dạy học ÂN cho SV ngành GDTH, GV đã áp dụng các phương pháp sau đây:

- Diễn giải: Giới thiệu khái quát nội dung, ý nghĩa của bài học. Trong quá trình giảng dạy, GV dùng lời ngắn gọn, dễ hiểu, không lan man, dài dòng hoặc dùng nhiều từ hoa mỹ.

-Giải thích: Dùng trong khi gặp các ca từ khó phát âm, từ phương ngữ, các thuật ngữ chuyên môn ÂN... Khi giải thích phải lấy ví dụ minh họa và kết hợp xen kẽ với luyện tập, làm mẫu.

-Gợi ý và nêu câu hỏi: GV sử dụng khi dẫn dắt vào bài hoặc trò chuyên về nội dung bài hát. Đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, sát với nội dung của tác phẩm.

b) Phương pháp làm mẫu: Ngoài phương pháp dùng lời để giải thích, GV còn sử dụng phương pháp làm mẫu để người học bắt chước và làm theo.

c) Phương pháp trực quan: Thông qua giọng hát, tiếng đàn cùng với những phương tiện diễn tả của ÂN, GV minh họa cho SV quan sát rồi luyện tập, đây cũng là một phương pháp cần thiết trong dạy học ÂN.

d) Phương pháp hướng dẫn luyện tập thực hành: Hướng dẫn SV luyện tập theo hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ, nhóm, cá nhân. Phương pháp này được lặp đi lặp lại nhiều lần và sử dụng thường xuyên trong qua trình dạy hát, dạy đàn, dạy kí - xướng âm hoặc chỉ huy.

e) Phương pháp trình bày tác phẩm: Trong dạy học ÂN, GV đã sử dụng phương pháp trình bày tác phẩm, tuy nhiên, phương pháp này đòi hởi GV phải chuẩn bị chu đáo để có thể trình bày tác phẩm trước SV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 người ê đê (Trang 46)