0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc miêu tả thiên nhiên

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 49 -49 )

8. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong việc miêu tả thiên nhiên

Trước hết ta nhận thấy: ngôn ngữ đậm chất trữ tình trong các thiên truyện của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 thể hiện trong việc miêu tả cảnh

45

sắc thiên nhiên. Dõi theo lộ trình sáng tác của nhà văn tôi thấy: Từ Bên đường

chiến tranh đến Cơn giông, Bến quê …đều xuất hiện những đoạn văn tả thực

như mơ về thiên nhiên cây cỏ.

Là nhà văn cách mạng giai đoạn trước năm 1975 những trang văn của ông đều mang đậm chất trữ tình. Trong Mảnh trăng cuối rừng thiên nhiên

hiện lên một cách mơ hồ và huyền ảo qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Lãm: “ xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở

cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phiá cô gái ngồi lấp đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ nhưng chắc chắn từ trong không gian tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh chính là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chộc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao...Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, la,f cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường!’’[4; tr.28-29].

Có thể thấy, một khung cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn. Khung cảnh nổi bật được nhà văn chọn lựa là đêm trăng đẹp giữa núi rừng. Đây là bối cảnh tiêu biểu của những câu truyện tình yêu. Tác giả đã vẩy hồn mình vào thiên nhiên để tạo dựng một không gian trăng huyền ảo; mà ở đó tất cả cảnh vật đều nhuốm chất thơ và mộng. Trên cái phông lãng mạn ấy, đôi trai gái hẹn hò và đi bên nhau giữa miền thần tiên thoát tục. Đây là những cảnh được miêu tả và qua đó thiên nhiên sống dậy bằng tiết tấu dìu dặt, đường nét mềm mại, ánh sáng êm dịu ảo mộng: Gió tây nam xào xạc trên những chỏm rừng ;Sương

mù đùn ra như sữa thỉnh thoảng từ thung lũng vang lên một tiếng chim mơ hồ ; Xe trôi trong sương bồng bềnh dưới trăng thanh…[ 4; tr.28]. Một bức tranh

thiên nhiên tuyệt đẹp trong không gian yên tĩnh huyền bí tràn ngập chất trữ tình, tạo dựng khung cảnh cho một cuộc tình thánh thiện xuất hiện. Nổi bật

46

nhất là hình ảnh trăng; Trăng được miêu tả nhiều góc độ, nhiều thời điểm và từ đó nguồn sáng ánh trăng toả ra, tạo nên một khí quyển riêng của truyện. Ban đầu trăng xuất hiện là một mảnh trăng nhợt nhạt xanh lét tái tê, có lúc trăng tinh nghịch, thấm nhiễm vào màn sương… Nhưng vẻ đẹp lãng mạn bừng sáng dưới trăng được biểu hiện nơi đoạn văn miêu tả trăng ùa vào buồng lái. Trăng làm hình ảnh người rạng rỡ, vẻ đẹp tự nhiên thánh thiện của Nguyệt hiện dậy, khuôn mặt cô lồng đầy bóng trăng, từng sợi tóc của cô sáng lên. Và trong không gian rộng bao la của đêm rừng hỏa tuyến, trăng toả xuống thắp sáng đêm trên con đường xe chạy…

Nhà văn đã tái hiện được khung cảnh truyện tràn đầy chất thơ và phần lung linh nhất của nó là ánh trăng non nguyên sơ thanh khiết. Đắm mình trong khung cảnh ấy người đọc thấy hiện thực khốc liệt chết chóc bị đẩy lùi. Hiện lên trên trang văn là cả thế giới thiên nhiên trường sơn hoang sơ tinh khiết huyền bí thơ mộng. Sức sống bất diệt thiên nhiên không thể bị lụi tàn trước sức mạnh của huỷ diệt, nó tồn tại phô bày vẻ đẹp thơ mộng của mình trước thời gian đó phải chăng là ẩn ý của ngòi bút Nguyễn Minh Châu? Sức sống và sự thơ mộng ấy cũng chính là vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên nó hoàn toàn không phải là cảnh trí siêu thoát trên cõi thần tiên mà ngược lại nó rất thực mà trái tim Nguyễn Minh Châu cảm nhận. Chính điều ấy tạo ra sự độc đáo của truyện ngắn này, bởi một sự thật khi viết về đề tài chiến tranh sự đau thương thường lấn át niềm vui, sự tàn khốc bao phủ sự lãng mạn. Nhưng niềm vui không chết và vẻ đẹp lãng mạn vẫn trường tồn như thực tiễn. Điều khác biệt chính là thế giới quan của tác giả có tìm đến và tâm hồn của nhà văn có rung cảm đồng điệu nhập vào với những yếu tố đó để hình thành tác phẩm hay không mà thôi.

Bên đường chiến tranh khi miêu tả hoàng hôn, Nguyễn Minh Châu thể

47

hôn như một cái lưỡi màu xám nhờ, lần lượt liếm lên từng mặt lá cây…cháy lên in hình lồ lộ một rặng núi đá vàng rực trong dáng chiều, từ giữa thinh không dội về tiếng va vào nhau lắc rắc của những cặp sừng trâu.”,[5; tr.109-110].

Là một hoạ sĩ tài năng, vì vậy bằng ngôn ngữ độc thoại bức tranh thiên nhiên trong Bến quê hiện lên khung cảnh mùa thu ở sông Hồng cũng thật kì

thú qua những suy nghĩ trăn trở của nhân vật Nhĩ: “bên kia là những hang cây

bằng lăng, tiết trời thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng them ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời lúc này đang phô ra trước cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ thứ màu vàng thau xen lân màu xanh non – những màu sắc thân thương qua như là da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”[4; tr.245]. Những dòng suy nghĩ của

Nhĩ về khung cảnh thiên nhiên nơi mà Nhĩ sinh ra nhưng phải đến cuối cuộc đời Nhĩ mới nhận ra điều đó. Những dòng tâm tưởng đó không chỉ là khung cảnh thiên nhiên mà còn là niềm xót xa, hối hận của một con người trước mảnh đất “chôn rau cắt rốn”.

Cùng với trang văn “như thực như mơ” về thiên nhiên, qua ngôn ngữ đôc thoại ông cho nhân vât của mình cảm nhận về mối giao hoà vĩnh cửu giữa thiên nhiên và con người. dưới nhãn quan của nhà văn , thiên nhiên bình đẳng với con người, con người trở thành thưc thể với thiên nhiên và giao hoà cùng với thiên nhiên. Như cuộc trò chuyện của bác Thông với cây xanh, với ngọn gió, với mẹ đất trong Sống mãi với cây xanh: người mẹ đất lặng mình đi suy nghĩ, trầm tư: “Mặt đất tự trang điểm bằng biết bao cảnh sắc thiên nhiên tưới

đẹp nhưng trước hết, bao giờ mặt đất cũng tự trang điểm cho mình bằng nhưng con Người”[4; tr 567] đó là sự hoà quện giữa thiên nhiên và con người

48

dòng suy nghĩ đó là nỗi đau đớn thật sự của ông già trông cây trước việc cây cối bị con người sát hại.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 49 -49 )

×