0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ trần thuật đậm chất đời thường

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 30 -30 )

8. Bố cục của khóa luận

2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất đời thường

Giữa thế giới nghệ thuật cực kì phong phú và đa dạng, văn học tự khẳng định mình như một loại hình nghệ thuật độc lập, bởi văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn ngữ. Trong một truyện ngắn nói riêng và tác phẩm văn học nói chung toàn bộ các yếu tố như chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, kết cấu, cái nhìn nghệ thuật… đều thể hiện bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ đời thường là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã được nhiều nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình trong đó có Nguyễn Minh Châu.

Để cho những tác phẩm của mình đến gần hơn với bạn học, Nguyễn Minh Châu đưa ngôn ngữ đời thường vào trong tác phẩm. Người đọc thấy được sự gần gũi, chân thành của nhà văn với những vấn đề mà ông nói đến.

Trong truyện ngắn Phiên chợ Giát, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật để kể lại câu chuyện giữa nhân vật lão Khúng với ông chủ tịch huyện:

26

Ông chủ tịch huyện đã cảm thấy bị xuc phạm, da mặt đỏ gay, tuy vẫn cố kìm giữ:

- Sao thế?...Có việc gì thế hả ông lão?

- Toàn một lũ ăn cắp…Ông coi, chúng nó tháo mất của tôi cả một bộ díp. – Lão Khúng càng cau mặt lại. – Quân ăn cướp chứ không phải là ăn cắp nữa, cái quân công trường ấy!”[4; tr.562].

Sử dụng ngôn ngữ trần thuật đậm chất đời thường, nhân vậy Khúng trong tác phẩm hiện rõ lên bản chất của một người nông dân thực thụ. Là sự trộn lẫn những gam màu khác nhau trong một bức chân dung tính cách vừa thống nhất vừa đối lập. Ở lão vừa có sự bảo thủ trì trệ vừa có cả tư duy đổi mới, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm, ranh mãnh láu cá nhưng cũng có khi ngây thơ cả tin, mạnh mẽ quyết đoán nhưng cũng có lúc yếu đuối đến tội nghiệp.

Ngôn ngữ trần thuật không những khám phá những đề tài một cách chân thực mà trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu, ông đã sử dụng những khẩu ngữ khi phản ánh những vấn đề đời sống.

Khẩu ngữ là một trong những phong cách ngôn ngữ giúp nhà văn diễn tả ý tưởng sinh động nhất, là nguồn tài liệu vô tận giúp nhà văn tái hiện các chi tiết, các xung đột xã hội cũng như cá tính hóa nhân vật, khắc họa diện mạo và chiều sâu tính cách. Nguyễn Minh Châu cũng đã sử dụng khẩu ngữ để diễn đạt cảm xúc, thể hiện tư tưởng tình cảm của mình để cho những sáng tác của ông đến gần hơn với bạn đọc.

Trong Cỏ lau tác giả trần thuật lại cuộc nói chuyện giữa Phi Phi – một cô gái “ăn sương” với Lực. Qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật “ tôi”, xuất hiện rất nhiều khẩu ngữ:

“-Anh ấy cũng đồng ý với con rằng …bác hiền lành mà tốt hiếm có! Tuy hơi già một chút nhưng rất đáng yêu, mà còn “ xuân” lắm!

27

-Bác ấy! Con phải lôi anh ấy cùng đi để đám bạn con chúng nó khỏi nhấm nhấy bảo với nhau rằng con phải lòng bác, con chài bác.

-….

-Mốt hôm nay đấy. bà già vừa vờn thanh niên. Con các cô gái khoác tay ông già. Con nói thật với bác nhé: có ông trăng non trên đầu làm chứng, giá bây giờ bác thật lòng yêu con…

-Điên rồ vừa chứ Phi Phi – anh thanh niên trừng mắt kính”

[4; tr.522-523].

Lời lẽ thông tục có tính chất khẩu ngữ cũng xuất hiện ở Phác trong

Mùa trái cóc ở Miền Nam. Trong chuyến xuống D7 khi nghe bác sĩ Khoát phán đoán nguyên nhân căn bệnh buồn ngủ của “đám lính”, Phác đã thẳng

thắn: “Phiễu, thế mà cũng nói được. Vứt mẹ nó cái bằng Bác sỹ đi!” [5; tr.545] Và cũng chính anh khi chứng kiến lối sống của Toàn đã thốt lên

một cách khinh bỉ: “Anh hung vặt, cái quân suốt đời chẳng biết tiếng súng là gi” [5; tr.533]. Trong văn xuôi, bước đổi thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu “được nói thật”. Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Với khả năng biến ảo của một bút pháp đa dạng, đa tầng, Nguyễn Minh Châu này còn gây cú sốc thực sự cho ngôn ngữ văn học. Lối nói “cộc lốc”, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón, đưa đẩy. Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểu cách, những nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng, dân chủ giữa con người với con người. Lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà ông mô tả.

28

Lối nói bỗ bã, đậm chất khẩu ngữ còn xuất hiện sinh động ở lão Khúng trong Khách ở quê ra. Khi kể lại cho Định – chú của mình ở Hà Nội nghe

chuyện ở quê, ngôn ngữ của lão Khúng hiện lện thật sinh động: “May làm

sao! Cái con mẹ Huệ nhà tôi lúc ấy cũng đã gánh hai thúng đá ở ruộng về. đặt gánh đá xuống nó lao theo. Nó ôm chặt lấy thằng Dũng, giằng được con dao quắm! tôi nghĩ thật hú vía!...chứ không bồ ổ nhà lão chắt Hoè bữa đó… thế nào cũng có đứa biến thành ma ông cụt” [4; tr.543]. Viết về “người thật

việc thật” bên cạnh phản ánh đề tài hiện thực Nguyễn Minh Châu còn sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị gần gũi với người dân để nhũng tác phẩm của ông đến gần hơn với quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 30 -30 )

×