0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ độc thoại đậm chất trữ tình

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 47 -47 )

8. Bố cục của khóa luận

2.3. Ngôn ngữ độc thoại đậm chất trữ tình

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật, lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình thể hiện trực tiếp qua trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Nhà văn không chỉ đóng vai trò khách quan, đứng ngoài để quan sát, miêu tả nhân vật, mà còn để nhân vật tự soi. Giai đoạn sau năm

43

1975, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thể hiện chính chủ thể của nó với những bí ẩn khôn lường, phức tạp, phán xét bởi ý thức hướng nội. Hơn bao giờ hết, thủ pháp độc thoại nội tâm trở nên tất hữu hiệu trong việc đi sâu, len lỏi vào bề sâu tâm lí nhân vật để phơi bày những bí ẩn phức tạp của nó. Lời độc thoại của nhân vật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu không chỉ khắc hoạ rõ nét tâm lí nhân vật mà còn mang đậm chất trữ tình.

Là nhà văn được biêt đến là một người say mê cái đẹp “say xưa đón nhân lấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống con người”[11], luôn cố gắng “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”[5; tr.300]. Qua ngôn ngữ độc

thoại, Nguyễn Minh Châu thể hiện điều đó trong những trang văn đậm chất trữ tình. Nói đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975, nhiều người đã nhận ra chất thơ trữ tình lãng mạn làm cho truyện của ông có một sắc điệu riêng, không trộn lẫn với những câu chuyện thời chiến khác. Sắc thái trữ tình trong các truyện Mảnh trăng cuối rừng, Nguồn suối, Nhành mai… chủ yếu

đến từ những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật gắn với những xao động thầm kín đầy mơ mộng của nhân vật. Trong sự chi phối của cảm hứng sử thi, chất trữ tình lãng mạn của truyện hòa điệu cùng tâm hồn nhân vật, giúp soi chiếu rõ nét hơn vẻ đẹp nội tâm của những con người thời chiến. Sau 1975, chất trữ tình lãng mạn bớt đi để nhường chỗ cho chất trữ tình triết luận. Người đọc vẫn dễ dàng tìm thấy chất trữ tình đã thành quen thuộc trong những đoạn cảm nhận về thiên nhiên, cảnh vật (Bến quê, Bên đường

chiến tranh, Sống mãi với cây xanh…). Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,

chất trữ tình tan hòa vào những suy tư của nhân vật, đầy ắp cảm xúc, một thứ cảm xúc lắng sâu đầy trải nghiệm. Có thể thấy điều này trong cảm xúc của Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành khi ngồi giữa đám cỏ xanh mượt phủ trên ngôi mộ người yêu giữa một vùng rừng Trường Sơn: “Trên đôi

44

bàn chân trần như ngày nào tôi rón rén bước đến bên cái nắm đất lùm lùm và tôi ngồi x uống, chừng như nghe thấy được xung quanh mình tiếng tí tách của những ngọn cỏ non đang nhú lên, hàng triệu ngọn cỏ non đang đội đất ẩm nhú lên…Cả một vùng rừng sao mà im ắng? Lòng rừng như rộng thêm ra. Tiếng con chim nào đó hót trên cành cây nghe sao mà hoang vu…” [5, tr.188]

Hoặc như là cảm xúc của Lực khi ở cùng Thai bên bờ sông Đồng Vôi, đoạn cuối truyện Cỏ lau. Cũng trong Cỏ lau và nhiều truyện ngắn khác, những

đoạn suy tư giàu cảm xúc của nhân vật chính thường xen lẫn với những đoạn triết luận về nhân sinh càng làm cho tính phức thể của truyện rõ nét hơn. Trong sự ngổn ngang, bề bộn của đời thường, chất trữ tình trong truyện của ông thấp thoáng ẩn hiện khó nhìn thấy hơn, nhiều lúc dường như bị chìm khuất sau những chi tiết khắc nghiệt của hiện thực trần trụi. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, đằng sau câu chuyện đầy bi kịch của gia đình hàng chài, chất

trữ tình đọng lại ở hình ảnh cô gái – chị của thằng Phác, có cặp mắt như “cặp

mắt của đứa trẻ lên năm... – một cặp mắt đen của chiếc thuyền mới đóng”

[4; tr113]. Hình ảnh cô gái gợi lên một niềm tin, một điều hi vọng nào đó. Tương tự như vậy là chất trữ tình kín đáo toát ra từ hình ảnh cô gái con của Tề trong Chợ Tết. Nổi lên trong bức tranh ngột ngạt, ngưng đọng đầy mỏi mệt của làng quê nghèo, hình ảnh trẻ trung, nhanh nhẹn của cô gái đem lại cho thiên truyện sự tươi mới, dù ít ỏi, để gợi lên một sự đổi thay trong tương lai.

Nếu như ở giai đoạn trước 1975, chất trữ tình mang màu sắc lãng mạn trước hiện thưc thì giai đoạn sau 1975 trước cuộc sống đa sự và trước con người đa đoan ngôn ngữ độc thoại sử dụng một cách rụt rè

và chất trữ tình trong đó cũng trầm lắng hơn trước con người và thiên nhiên.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 47 -47 )

×