Ngôn ngữ trần thuật mang tính khách quan

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 26)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật mang tính khách quan

Ông quan niệm đúng đắn rằng: ngôn ngữ văn học nói chung phải được nuôi dưỡng trong lòng tiếng nói của đời sống. Vì vậy, Nguyễn Minh Châu sử dụng ngôn ngữ trần thuật đậm chất hiện thực. Sau 1975, để phản ánh đời sống một cách chân thật, hiện thực và tỉnh táo Nguyễn Minh Châu buộc xây dựng con người cá thể, cụ thể chứ không chung chung như giai đoạn trước. Để những tác phẩm của mình đến gần hơn với nhân dân, vì thế ngôn ngữ nghệ thuật cũng có sự biến chuyển ngôn ngữ trần thuật sử dụng đời thường, gần gũi với cuộc sống con người như thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ, tất cả đều được thể sự chân thực, giản dị trong các sáng tác của ông.

Phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được trần thuật theo hướng khách quan hóa: người trần thuật hòa mình với nhân vật, “ủy thác” lời trần thuật cho nhân vật và trần thuật có giọng nói riêng. Do vậy, người đọc có thể đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, từ thế giới tâm hồn nhân vật này sang thế giới tâm hồn nhân vật khác. Đồng thời, Nguyễn Minh Châu cũng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về tính chân thật của câu

22

chuyện được kể khi giúp người đọc đối thoại cùng với nhân vật. Thế giới nhân vật hiện lên phong phú và cuốn hút người đọc.

Khi trần thuật khách quan hóa, tính khách quan của hiện thực được phản ánh rất cao. Tuy nhiên ở dạng này người trần thuật ít để lại những nét riêng biệt trong tác phẩm. Hình tượng người trần thuật mờ nhạt đồng thời dễ dẫn đến sự đơn điệu trong cách kể. Do vậy, theo tiến trình phát triển của loại hình tự sự, kiểu trần thuật này được các nhà văn vận dùng tài tình, khéo léo với nhiều mức độ khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng cho lối trần thuật khách quan hóa.

Ngôn ngữ trần thuật đã giúp Nguyễn Minh Châu tạo ra những tình huống khách quan trong truyện ngắn. Đọc tác phẩm, người đọc thấy đó là những câu chuyện ngẫu nhiên, xuất hiện nhiều trong đời sống chứ không phải là những câu chuyện xa lạ gì. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,

Nguyễn Minh Châu nhìn thẳng, nhìn thật vấn đề đời sống sau năm 1975, ông đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo: Anh phóng viên Phùng đang làm công việc đi săn ảnh nghệ thuật và phong cảnh để làm lịch. Một buổi sáng sớm anh đi trên bãi biển, anh bỗng phát hiện ra một bức tranh tuyệt tác của thiên nhiên, đó hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng trong màng sương sớm, lúc ẩn lúc hiện. Cảnh vật hiện lên trước mặt anh phóng viên Phùng là “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. “Toàn bộ khung

cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích" [4; tr.113] đã khiến Phùng bối rối, anh "tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái không khí trong ngần của tâm hồn" [4; tr.113]. Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đã

mang lại “khoảnh khắc hạnh phúc tràm ngập tâm hồn Phùng” và Phùng đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào trong ống kính của mình.

23

Thế nhưng, khi chiếc thuyền vào tới bờ thì một sự thật trần trụi phơi bày trước Phùng, một sự thực bi thương. Đó là hình ảnh những con người lao động nghèo khổ, xơ xác, như không hề có chút niềm vui, hạnh phúc nào cả. Là bi kịch cuộc sống: chồng đánh vợ, con đánh cha. Tình huống truyện này, Nguyễn Minh Châu đã để chủ thể dùng ngôn ngữ trần thuật phản ánh vấn đề đời sống, đưa ra những vấn đề đầy nghịch lí, nghịch lí giữa cái đẹp của nghệ thuật với sự trần trụi, bi đát của cuộc sống hiện thực. Nghịch lí giữa người vợ tốt bị hành hạ nhưng vẫn không bỏ chồng, nghịch lí giữa sự vũ phu tàn bạo của anh hàng chài với vợ nhưng không bỏ vợ. Với tình huống của truyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng để người đọc suy nghĩ, đó là mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật với cuộc sống. Nghệ thụật là một cái gì xa vời như chiếc thuyền ngoài xa trong màng sương sớm mờ ảo, còn cuộc sống thì rất cần như con thuyền khi đã vào tới bờ. Hay nói một cách khác, Nguyễn Minh Châu cho rằng nghệ thuật trước hết phải gắn liền với cuộc sống, phải phản ánh chân thật cuộc sống và góp phần cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

Trong Chiếc thuyền ngoài xa, qua ngôn ngữ trần thuật của nhân vật

Phùng, Nguyễn Minh Châu thể hiện sự tỉnh táo khi đề cập trực tiếp vấn đề như bạo hành gia đình, nạn mù chữ: “Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ,

mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!"[4; tr.119]. Có thể thấy ngôn ngữ trần thuật giúp cho nhà văn phản ánh

24

Trong Khách ở quê ra qua ngôn ngữ trần thuật mà tác giả sử dụng có cái nhìn khách quan nhất về những khó khăn, vất vả của những con người bước đầu đi làm kinh tế mới: “Định ngắm kỹ và lâu nhất hai bàn tay của lão.

Chẳng còn là hình thù một cái bàn tay con người nữa! Hai bàn tay lão đầy những chỗ nỗi u nổi cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống như một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống y như một tòa rễ cây vừa mới đào dưới đất lên. Và Định như đang nhìn thấy một thứ đất đến kỳ cục: cứ lổng chổng đầy những đá. Viên bé chỉ là một hòn đá kỳ lưng, hòn to cũng ngang cái đầu”

[4; tr.544]. Người đọc biết đến lão Khúng – một con người mang những nét điển hình về thân phận, tâm trạng, suy nghĩ của người nông dân, “một nông dân ròng”: chịu khó làm lụng, vun vén gây dựng cơ đồ, đầy ý chí và bản lĩnh nhưng cũng là một con người mềm yếu, cô đơn và đầy niềm trắc ẩn. Trong con người lão Khúng, ẩn chứa cái xấu nguyên thủy lẫn vẻ đẹp nguyên sơ làm cho lão vừa đáng thương vừa đáng trọng. Với ý thức mãnh liệt về sự thay đổi số phận, một số phận quá đỗi nhọc nhằn, “nửa người nửa con vật” của mình, nhân vật lão Khúng cũng là một tính cách dị biệt mà Nguyễn Minh Châu đã dày công xây dựng và gửi gắm vào đấy nhiều quan niệm mới mẻ của mình về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Ở lão có cả những nét vừa “quen” vừa “lạ” của người nông dân Việt Nam. Con người rất nặng lòng với quê hương, làng xóm ấy đã dám một mình bỏ làng để đến một vùng đất hoang vu “chó ăn đá, gà ăn sỏi ” [4; tr544] tìm miếng ăn, tạo dựng cuộc sống mới. Là con người rất yêu kính tổ tiên, dòng họ, mồ mả cha ông nhưng cũng từng cả gan báng bổ thần linh dám cho dựng nhà trên cái nền đất của ngôi đền linh thiêng nhất làng. Trong khi mọi người đồng tâm nhất trí gia nhập hợp tác xã để thực hiện ước mơ tiến lên chủ nghĩa xã hội thì lão – dinh lũy cuối cùng của sự làm ăn cá thể, lặng lẽ nhưng hết sức kiên quyết không chịu tham gia vào. Ngay cả cách nghĩ: “Làm ra con người khó đếch

25

gì?”[4;tr.556] và ý muốn đẻ thật nhiều con của lão cũng thật là trái khoáy.

Cái cách lão đồng ý lấy Huệ, chấp nhận và yêu thương đàn con có cả “tẻ - nếp lẫn vào” cũng là một điều khác thường đối với số đông nhiều người. Tác

giả không khắc họa lão Khúng để nhằm nhấn mạnh một phương diện nào đó trong những phẩm chất xã hội của người nông dân. Nhân vật được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ con người cá nhân với tất cả những khía cạnh phức tạp của đời sống bên trong… Ngòi bút nhà văn còn lách sâu vào đến tận cùng thế giới vô thức với những bí ẩn tâm linh mà chính lão cũng không thể giải thích nổi.

Khách ở quê ra là cái phần bóng tối còn nặng nề, cái phần lạc hậu một

thời gian dài còn bao trùm lên con người và cuộc sống nông thôn. Lớn lên trên mảnh đất đã quá cằn cỗi, con người ta phải như cây rau dền gai thô giáp, bám chặt vào cuộc sống thì mới sống nổi.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)