0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất suy tư

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 43 -43 )

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất suy tư

Suy tư cũng chính là tự ý thức, lúc ta đắm chìm trong thế giới nội tâm của riêng mình, sòng phẳng và trung thực với chính mình. Đó cũng là một dấu hiệu của sự trưởng thành trong nhân cách con người, một mặt chứng tỏ sự độc lập trong suy nghĩ, mặt khác chứng tỏ khả năng phát triển cao về mặt trí tuệ. Nếu suy tư là những giây phút con người để tâm hồn lắng đọng lại với những ngẫm ngợi thầm kín bên trong, thì sự triết lí chỉ có được khi con người trải qua một quá trình chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Một điều nữa, việc suy tư triết lí giúp con người có thể tự điều chỉnh, tự phục hồi những giá trị tốt đẹp của bản thân chống lại sự tha hóa đến từ những tác động của cái xấu, cái ác. Sự suy tư của con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường đến cùng với hành trình con người tự khám phá về bản thân mình đồng thời cũng là một cách để chiêm nghiệm lẽ đời. Con người, theo ông “vừa dễ hiểu vừa đầy bí ẩn”, và cũng theo quan niệm của ông, cuộc đời thì “đa sự” mà con người thì “đa đoan”. Để hiểu mình có lẽ cũng khó như hiểu người vậy. Đôi khi, con người phải đi hết cả chiều dài của cuộc đời mình mới có thể nghiệm ra được những điều tưởng chừng như rất giản dị, bình thường.

Trong Chiếc thuyền ngoài xa tình huống truyện là một sự thử thách bản lĩnh, nhân cách con người. Người đàn bà có đủ lí do để giải thoát khỏi người chồng thô bạo bằng cách li hôn, li thân hoặc bỏ đi nơi khác… Nhưng yếu tố bất ngờ, kịch tính của truyện được đẩy đến đỉnh điểm, khi chị được mời đến tòa án huyện. Qua cuộc đối thoại giữa chị và chánh án Đẩu chị kiên quyết từ chối li hôn mặc dù viên chánh án đã khuyên nhủ chị hãy giải thoát khỏi con người thô bạo đó. Chị đã nói như một định mệnh đáng trân trọng: “Ông trời

sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn… đàn bà thuyền chúng tôi phải sống cho con…[4; tr132]. Đoạn văn viết về những suy nghĩ của người đàn bà ở tòa án nghe như những tiếng thở dài, cam chịu,

39

bất lực, gây xúc động bất ngờ trong lòng người đọc. Vậy điều gì đã làm cho chị ta có thể sống được và trở nên trai dạn trước những trận đòn ác nghiệt của chồng? Chính thiên tính nữ và chức phận làm vợ, làm mẹ đã làm cho chị có thêm nghị lực, cam chịu trước đói rách, trước những trận đòn để chăm chút cho những đứa con, để tâm hồn ngây thơ, trong trắng của chúng không bị xúc phạm, vấy đục. Thật đau đớn và thương cảm khi chứng kiến người đàn bà tội nghiệp ấy phải xin chồng đừng đánh mình dưới thuyền mà hãy đánh ở trên bờ để tránh cho lũ trẻ phải chứng kiến cảnh tượng đau xót này. Cam chịu và nhẫn nhục như thế có lẽ là tột cùng của đức hy sinh, lòng vị tha của người đàn bà lam lũ, khốn khổ. Điều này cũng được nữ nhân vật Quỳ trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành thấu hiểu, chia sẻ: “Đó là bản

năng chăm lo bảo vệ lấy sự sống của con người do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương bẩm sinh của nữ tính – sợi dây thần kinh đặc biệt của nữ giới chúng tôi”.[5; tr161]. Trong Bức tranh, con người lý

tưởng biến mất, thay vào đó là con người đa nhân cách: có cả tốt đẹp lẫn đớn hèn. Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn - nhức nhối đặt ra cần được trả lời ngay trong tác phẩm là chúng ta có thể vì vinh quang của cộng đồng dân tộc mà bỏ qua số phận cá nhân không? Rõ ràng ở đây, cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hướng tiến dần đến sự thực hơn. Chiến tranh không chỉ mang ánh hào quang mà còn có cả mất mát, đớn đau, giả dối; Chiến tranh còn làm cho người ta hư đi hơn là tốt làm người ta tốt hơn; con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần mà hội tụ cả những ham muốn tầm thường, thấp hèn… Ở Mùa trái cóc ở miền Nam đã cho thấy những chiêm nghiệm đau đớn như thế đấy. Toàn là anh hùng nhưng anh hùng phi nhân tính. Từ chối tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng đẩy đồng đội vào cái chết để công danh mình thêm rạng rỡ có lẽ là chân dung của cái xấu, cái ác đang ngấm ngầm nảy nở trong cuộc sống thời kỳ hậu chiến. Nguyễn

40

Minh Châu đã làm cho chúng ta bàng hoàng, nhức nhối khi dựng lên hình tượng nhân vật Toàn rất sinh động, có giá trị nghệ thuật, báo động cho xã hội một vấn đề không nhỏ về đạo đức.

Trong truyện ngắn Bến quê bằng ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật Nhĩ và vợ ngôn ngữ chân thành mộc mạc cũng khiến nhân vật Nhĩ suy ngẫm về cuộc đời mình:

- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ ?

Liên vẫn không đáp và biết chồng đang suy nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:

- “Anh cứ yên tâm. Vất vả , tốn kémđến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo được cho anh.

Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.

- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh.

- Có hề sao đâu...miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...” [4; tr.246].

Bến quê theo ý nghĩa đó là một nhận thức sáng ngời của nhân vật về

đường đời và cuộc đời. Nhưng thật oái oăm chính khi anh thức nhận ra được chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Đó là sự bất lực của thực tiễn trước khát vọng đẹp đẽ, lành mạnh như một yêu cầu tất yếu. Người đọc trân trọng Bến quê, trân trọng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình và quê hương.

Trong Một lần đối chứng, ngôn ngữ đối thoại cũng thể hiện những suy tư về cuộc đời một các sâu sắc. Từ một đoạn đối thoại thấy được vài chi tiết, sự kiện trong đời sống loài vật mà tác giả nâng lên thành quy luật chung của cuộc đời. Nhân vật “tôi” đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đó là lấy tình yêu thương con người để thay thế cho những bản năng giống loài của con vật. Thế

41

nhưng cuối cùng mèo vẫn hoàn mèo, nó vẫn xử sự theo quy luật của loài vật, vẫn đi theo tiếng gọi của chính kẻ đã giết chết con mình.Từ lần thử nghiệm này, nhà văn có những suy tư thật sâu sắc, thấm thía về thế giới lý tính của con người hoàn toàn khác xa thế giới bản năng của loài vật. Trong nhiều truyện của Nguyễn Minh Châu, nhân vật qua các cuộc đối thoại thường hay tự thú, sám hối về những lỗi lầm mà con người từng mắc phải trong quá khứ như trường hợp của Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau… Nhà văn đã để cho nhân vật tự đưa mình vào những tình huống phải đối mặt với tòa án lương tâm để tự thú, sám hối. Nhân vật không chỉ đơn giản là suy tư mà đã thực sự tự đày ải mình trong những cuộc tra tấn về tinh thần. Người họa sĩ trong Bức tranh là một ví dụ tiêu biểu. Trong sự đối diện với chính

mình, anh tự ý thức sâu sắc về những lỗi lầm mình đã gây ra. Tạo ra phiên tòa của lương tâm, anh vừa đóng vai quan tòa vừa là bị cáo đồng thời cũng là người biện hộ. Mức độ gay gắt quyết liệt của cuộc đấu tranh nội tâm cho thấy quá trình thức tỉnh lương tri ở con người diễn ra hết sức đau đớn nhưng cũng hết sức dũng cảm, đòi hỏi một nỗ lực ghê gớm của ý chí. Dù không thể sửa chữa hoặc bù đắp cho những hậu quả đã xảy ra nhưng với việc tự thú như vậy, anh họa sĩ chí ít cũng đã dám một lần đối diện với chính mình, nhận ra sai lầm để rồi đừng vấp ngã, điều ấy đáng quý biết bao. Quan trọng hơn, cuộc tự thú đầy vật vã của người họa sĩ muốn đưa đến cho chúng ta một lời đề nghị khẩn thiết: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu,

chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” [4; tr 385]. Mục đích của những cuộc

đối chứng quyết liệt với bản thân mình như vậy không phải là để tìm cách giải quyết những hậu quả do lỗi lầm gây ra mà cái chính là sự thức tỉnh và nhận thức lại bản thân. Vẻ đẹp tâm hồn con người ở những trường hợp này nằm ở khả năng tự đấu tranh, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của mình.

42

Trong những thiên truyện được viết vào cuối đời, Nguyễn Minh Châu thường hay trăn trở về quê hương. Đi ra từ làng quê, dù ở nơi chân trời góc bể nào, quê hương vẫn luôn là một miền kí ức thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Quê hương đó có thể còn nghèo khó nhưng trong suy tư của những người đi xa như Định trong truyện ngắn Khách ở quê ra nó chính là truyền

thống, là văn hóa nghìn đời đã hun đúc nên vẻ đẹp Việt Nam : “Làng anh, cái

làng Khơi nửa biển nửa đồng, sỉa chân từ trên tàu hỏa xuống, phải đi gần chục cây số về phía biển mới thấu và chỉ có một cách cuốc bộ ấy, nó có một sức nhai người ghê gớm. Nó nghiền nát những con người ra rồi vắt nặn theo cái hình thù đã có từ nghìn đời của nó, rồi bắt những con người ấy phải sống theo cái luật cũng đã có từ nghìn đời nhưng không bao giờ viết thành văn của nó. Hàng chục năm nay cũng như từ nghìn đời, bao nhiêu thứ giặc ngoại xâm đến đây đều bị chết gục trong cái làng quê hiền lành một màu xanh rì ấy…”

[4; tr.576]. Quê hương ấy là cội nguồn, là máu thịt, “là cái làng thân yêu và

lâu đời của Định, mà một lần ban đêm hành quân giữa rừng Trường Sơn, chỉ nghe một giọng nói người làng cất lên trong hàng quân đi ngược chiều, Định đã phải kêu lên một tiếng xiết bao mừng rỡ”[4; tr.578]. Phát hiện của nhân

vật không có gì mới nhưng vẫn lay gọi cảm xúc người đọc vì đã chạm vào những gì sâu kín trong đáy lòng mỗi ngườì. Qua cuộc đối thoại với người cháu của mình – lão Khúng – Định lại nhớ tới quê hương nơi mình xa cách nhiều năm.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 43 -43 )

×