0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ đối thoại đâm chất triết lý

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 35 -35 )

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại đâm chất triết lý

Trong Phiên chợ Giát, ngôn ngữ đậm chất triết lý được thể hiện sâu sắc nhưng cũng rất tự nhiên. Nhà văn khéo léo đưa ra những triết lý về đời người, về đồng loại cũng như triết lý về nhân thế “y như thể ngày ấy mặt đất đâu đâu

cũng là rừng rú, người thì ít lác đác, quá ít...ấy thế vậy mà cái sợ lại không nhiều như bây giờ, con người ta như sợ nhau nhiều hơn là sợ beo trăn, cọp hổ[4; tr132]. Hay qua những cuộc đối thoại giữa lão Khúng và vợ, hình ảnh

con bò khoang đến ngôi sao trên trời đều mang một triết lý sâu sắc về thân phân con người, về đồng loại, hay về nhân thế.

Trong truyệnBến quê – một truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, như

một sự nhận thức, sự thấu hiểu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người. Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cuộc đối thoại giữa Nhĩ và con trai của mình qua đó đưa ra suy tư về cuộc sống:

31

“Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?

Sang đâu hả bố? Bên kia sông ấy!

Anh con đáp vè hờ hững. Chưa

Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:

Bậy giờ con sang bên kia sông hộ bố… Để làm gì ạ?

Chẳng để làm gì cả. – Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra qua ư là ki quặc – con hay qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đó một lát, rồi về…”[4; tr.248].

Chính yêu cầu của Nhĩ khiến con trai anh – Tuấn cũng ngạc nhiên, lạ lẫm. Với Tuấn thì đó là “cái việc gì lạ thế mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê

xem cuốn truyện dịch”. Đứa con trai chưa hiểu được “cái điều ham muốn cuối cùng” của đời bố, mà Nhĩ muốn nói ra. Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông, để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen, bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên.

Qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ dõi theo hình bóng đứa con đội cái mũ cói vành rộng, mặc chiếc áo sơ mi màu trứng sáo, cắp cuốn sách bên nách “đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố”. Cái say mê của con bây giờ cũng giống như cái say mê của bố ngày xưa: “Suốt đời Nhĩ cũng

đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được”. Nhĩ

trầm ngâm suy nghĩ, lo lắng vẩn vơ: “Không khéo thằng con trai anh lại trễ

mất một chuyến đò trong ngày”. Những trò chơi phá cờ thế. Những việc làm vô vị nhạt nhẽo sẽ làm tốn mất bao thời gian, bao tâm trí, bao sức lực… Những trò chơi ấy, việc làm ấy sẽ làm cho tuổi trẻ của nhiều người “trễ mất

32

chuyến đò trong ngày”[4; tr.251], sẽ hãm chậm bước, làm lỡ nhịp một thời

trai trẻ. Bằng kinh nghiệm xương máu của mình. “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã,

con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu

?”[4; tr.251].

Cuộc sống là một chuỗi dài của những nghịch lí, những điều vòng vèo, chùng chình. Triết lí trong truyện Bến quê quả là sâu sắc, gợi nhiều suy ngẫm với mỗi người đọc chúng ta. Khi còn bé, ta ước mình lớn thật nhanh để có thế được tự do về giờ giấc, có thể kiếm tiền nuôi bản thân hay phụ giúp gia đình. Nhưng khi bước ra đời, ta lại xiết bao nhớ về cái thời thơ ấu, ta lại muốn được nhỏ lại để sống vô tư, không lo âu toan tính, để được nô đùa bên bè bạn, được che chở trong vòng tay ba mẹ. Ở cái tuổi được bảo bọc và có chỗ dựa, chúng ta luôn muốn mình mạnh mẽ hơn để tự đứng vững. Và rồi vào cái tuổi ta phải mạnh mẽ để đối diện với đời, ta mới thấy cuộc sống có thể xô ngã mình bất cứ lúc nào…Cái nghịch lí lớn nhất đó là chúng ta sống trong một cuộc sống với rất nhiều nghịch lí nhưng chúng ta vẫn yêu và tha thiết với cuộc sống này.

Qua ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật Nhĩ và người con của mình, chúng ta cảm nhận được ý nghĩa triết lí về cuộc đời con người mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm: Hãy cố gắng tìm hiểu và cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà quý giá ẩn chứa trong những gì quen thuộc, gần gũi nhất đó gia đình và quê hương.

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng khiến cho người đọc suy

ngẫm những triết lý về cuộc đời và thể hiện trong cuộc đối thoại giữa người đàn bà và những người tham dự phiên toà:

33

“Cả nước không có người chồng nào như hắn, tôi chưa hỏi tội hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị, chị không sống nổi với cái lão đần ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào.[4; tr128].

(…)

Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn. Cho nên, các chú đâu hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc. Là vì các chú không phải đàn bà, chưa bao giờ các chú hiểu được nỗi vất vả của người dàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông.” [4; tr 129].

Qua cuộc đối thoại này, ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ hiện lên rất rõ trong cuộc sống khốn khó nhưng cam chịu số phận. Mà qua đó, tác giả muốn phơi bày hiện trạng đen tối của xã hội…Người đàn bà khốn khổ ấy đã không chối bỏ người đàn ông đích thực của mình, dù trong lòng đau đớn khi hàng ngày phải chịu những trận đòn, phải chứng kiến cảnh hai cha con đối xử với nhau như kẻ thù, phải chấp nhận cuộc sống đương đầu nơi gió bão.Có người đã nhận định: Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng có ý nghĩa biểu tượng, giống như vẻ đẹp của một bức tranh toàn bích, nhưng đằng sau hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp là cuộc sống đầy khắc nghiệt, dữ dội và những số phận con người vật vã trong cuộc mưu sinh. Hoá ra hành trình tìm kiếm hạnh phúc không hề đơn giản: người đàn ông kia dù cục súc nhưng trên chiếc thuyền phải có lúc có đàn ông, hạnh phúc đơn giản khi cả nhà quây quần trong bữa ăn trên chiếc thuyền khiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng tất cả. Hành trình của gia đình kỳ lạ kia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ: đứa con vì thương yêu mẹ sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm tìm dịp trả thù hay những trận đòn tàn khốc có thể làm cho người đàn bà kia gục ngã bất cứ lúc nào…Thế nhưng trong cuộc sống nghèo khổ, chật vật và ngày ngày phải nuôi đủ cho mười miệng ăn trên chiếc thuyền ọp ẹp, người đàn bà ấy là hiện thân của một sự hy sinh vô bờ bến.Tình yêu chồng con được nhìn nhận từ cuộc đời

34

trăm đắng ngàn cay có vẻ đẹp riêng khiến cho “một cái gì mới vừa vỡ ra

trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” [4; tr133]. Sự vỡ lẽ ấy

chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dung…mang giá trị nhân bản sâu sắc. Những kết hợp ấy trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người.

Những điều thể hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa như một

minh chứng cho tấm lòng hướng về con người, khả năng giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời. Bức thông điệp trong tác phẩm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là nhận thức thấm thía : “cuộc đời vốn dĩ là nơi sản

sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.” [9].

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Quỳ từ sự trải nghiệm của bản thân mình cũng đưa ra những nhận xét có tính triết lý. Trong lần đối thoại với nhân vật “tôi” khi nói về căn bệnh của mình, người nữ quân y sĩ này đã trả lời “ngay một người sống có ý thức thì cũng có một đôi khi(…)

sống ngoài ý thức không hoàn toàn làm chủ được mình”[20; tr.34]. Ngay cả

trong lời khuyên của chị cũng mang đậm chiều sâu triết lý của một người từng trải đó là sống sao cho lương tâm trong sáng, có sự quân bình, thoải mái trong tâm hồn, cũng là một cách chưa bệnh. Người đàn bà ấy - Quỳ là con người cô đơn, suốt đời “lang thang đi tìm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn

mỹ” [20; tr.35]. Ở đó, Quỳ có nhu cầu, khát vọng trở thành một “thánh nhân”

trong đời sống và trong tình yêu. Người ta chỉ trở thành thánh nhân khi làm được những việc lớn lao phi thường mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thản. Còn Quỳ,

35

chị đã trở thành một người đàn bà mộng du không thể hạnh phúc với những gì mình đang có…

Giữa cuộc đời mới, Quỳ lại tiếp tục sống với những hoài niệm, mộng du. Và hành trình của Qùy mãi mãi là hành trình mang âm hưởng cô đơn với dằn vặt, hối tiếc trong lòng. Để rồi cô phải chịu những nhọc nhằn đắng cay, được mất của con người giữa cuộc đời đầy những bất trắc đổi thay, để chúng ta nhận biết và quý trọng nâng niu tình yêu.

Trong Dấu vết nghề nghiệp ngôn ngữ triết lý xen vào trạng thái hồi ức. Khi nghĩ lại quãng đời cầu thủ đầy vẻ vang của mình người thủ môn già từng có một sự nghiệp lừng lẫy, từng bắt được 17 quả phạt đền, đã không ngừng trăn trở tự dày vò mình về một quả bóng để lọt qua háng hết sức tầm thường. Đến tận những ngày cuối đời, ông vẫn không thôi suy tư và phát hiện ra con người ta thường xuyên không hoàn hảo, ông đã đi đến kết luận: “con người ta

thường xuyên không hoàn toàn nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo vào những lúc ấy toàn bộ cơ thể vật chất trở thành một phép tính không có sai số, sự tỉnh táo của các giác quan, tính tiên đoán của trí tuệ và cả trực giác cùng một lúc như hoàn hảo. Những giây phút thần thánh như vậy trong đời người thật hiêm lắm” [4; tr236]. Tuy vậy, chúng ta thừa nhận rằng đề mà tác giả đặt

ra trong truyện ngắn này chưa ở mức độ khái quát nhưng hiểu quả nhận thức của vấn đề lại thể hiện ngay trong bản thân những câu triết lý có tính chất trải nghiệm chứ không phải ở cách lựa chọn đề tài hay chủ đề của tác giả.

Nhìn chung lại, ngôn ngữ triết lý trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu bao trùm khắp các thiên truyện của ông sau năm 1975. Như vậy, sau chiến tranh, trở về với đời sống cá nhân, với thực tế đời thường của cuộc sống con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố trong cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (qua gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Không chỉ đơn giản là khuyên người đàn

36

bà li hôn, không phải cứ gọi lão chồng lên tòa để giáo dục là xong. Cái xấu, cái ác trong con người không phải cứ không thích là có thể loại bỏ đi được. Như lão Khùng trong Phiên chợ Giát đã nghĩ: “cứ bán con bò đi là bỏ được cái phần u tối của mình” [4; tr 546]. Nhưng làm sao có thể được. Có vấn đề

thuộc về cá nhân nhưng cũng có vấn đề thuộc về cái chung, chuyện miếng cơm manh áo, việc làm cho người lao động. Thực tế không thuận chiều như người ta vẫn nghĩ, bởi con người tồn tại trong những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp. Nguyễn Minh Châu đã thu nhỏ ống kính của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình - một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra những điều không kém phần lớn lao, sâu sắc và cả nhức nhối nữa. Trong bức tranh nhỏ ấy chứa đựng cả một vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh.

Điều thống nhất trong hành trình sáng tạo của Nguyền Minh Châu luôn vẫn là “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” [9] về cuộc sống. Đây cũng là lí do mà Nguyễn Minh Châu một đời cầm bút với hi vọng: “Văn học sinh ra đời để gìn giữ trong từng con người - một cái gì hết sức

mong manh và luôn luôn run rẩy... một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người được, và trở thành một tại họa cho loài người’’[2]. Cái mầm ác trong

con người không phải bây giờ mới mọc ra, có ai đó đã nói rằng chất độc nằm ngay trong sự sống. Lão chồng là một nhân vật vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính người thân mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy.

Nhà văn trong hàng loạt tác phẩm viết sau năm 1980 đã đối chứng với rất nhiều quan niệm bảo thủ, lệch lạc về cuộc đời con người. Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ánh từ lâu trở nên quen thuộc về cuộc sống ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo, ban mai lên trên không gian rộng lớn của biển cả. Cùng với Chiếc

37

thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng ý

nghĩa rộng lớn sâu xa, nó khiến ta giật mình nếu quen nghĩ rằng cuộc đời đã hết đau thương, nó khơi gợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì sau vẻ đẹp bề ngoài để nhớ tới trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người.

Tư duy nghệ thuật dù đổi mới đến đâu thì cũng không thể vượt qua những quy luật của chân, thiện, mĩ, quy luật nhân bản. “Nhà văn chân chính

có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” (Lã Nguvên).[12].

Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là người đi săn tìm cái đẹp, tìm cái hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. Đó phải chăng là ý nghĩa của những biểu tượng như “mảnh trăng cuối rừng”, “chiếc thuyền ngoài xa”? Có sự đổi thay trong cách nhìn của nhà văn bởi thực tế và tâm thế sáng tạo của nhà văn đã khác trước, bởi cuộc sống hòa bình khác với cuộc sống chiến tranh.

Tác phẩm vẫn là sự tiếp tục khám phá cuộc sống như trong Bức tranh, với cách nhìn đa diện và phức tạp. Ông đã nhìn cuộc sống đời thường với một mối quan tâm đậc biệt để chỉ ra những vấn đề bên trong của nó và làm cho người đọc cũng phái nhìn sự vật, cuộc sống, con người theo kiểu của mình, từ đó cùng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết một cách thỏa đáng tóm lại là tìm đọc ra đáp số cho bài toán nghịch lí của cuộc đời.

Qua những truyện ngắn, người đọc thấy thấp thoáng bóng dáng của nhà văn, một người luôn tỏ ra vô cùng sâu sắc, tinh tế hóm hỉnh trong khi phát hiện cũng như thể hiện những vấn đề của cuộc sống, đời thường, lẽ đời, những triết lý nhân sinh. Một Nguyễn Minh Châu như sống cùng nhân vật, hoá thân vào nhân vật để khám phá cái hiện thực ẩn kín trong con người họ.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 (Trang 35 -35 )

×