Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chương trình tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lai vung (Trang 61)

4.3.1 Hiệu quả về phía ngân hàng

Trong giai đoạn từ 2011 - 30/06/2014 chi nhánh NHCS XH huyện Lai Vung đã phát huy tối đa hiệu quả của mình đáp ứng lại kỳ vọng của Đảng và nhà nước trong công tác XĐGN. Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta. Mô hình này đã dựa trên và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCS XH với cấp ủy, chính quyền và các TC CT-XH từ Trung ương đến địa phương, gắn bó với người dân thông qua các Tổ TK&VV do các TC CT-

XH thành lập (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên). Với việc ký kết văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác cho vay đối với các TC CT- XH; Hợp đồng ủy nhiệm thu lãi đối với cac tổ TK&VV đã phát huy được lợi thế rất cơ bản là huy động lực lượng lao động xã hội cùng với lượng cán bộ hạn chế của Chi nhánh (ở văn phòng huyện có 9 cán bộ), cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ của NHCS XH, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ nghèo. Chi nhánh không cần tuyển dụng cán bộ nhiều nhưng thông qua việc ủy thác đã huy động được lực lượng xã để thực hiện cho vay, thu lãi, tiết kiệm được chi phí xã hội.

Đưa nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước xuống tận các xã một cách công khai, dân chủ. Đáp ứng gần 100% nhu cầu vay vốn của hộ dân, giải ngân mỗi năm đều dạt 99,95% trở lên, cho vay toàn bộ số vốn đã được giao theo kế hoạch tín dụng hằng năm của từng chương trình mà NHCS XH tỉnh giao. Việc kết hợp với UBND xã và các TC CT-XH cũng mang lại hiệu quả cao trong công tác thu lãi, thu nợ: tỷ lệ nộp lãi luôn trên 100%, cùng với doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm. Đồng thời việc xử lý nợ quá hạn và nợ cũng được dễ dàng và hiệu quả hơn khi tỷ lệ nợ quá hạn luôn đạt yêu cầu là dưới 1,5%.

Đội ngũ cán bộ Chi nhánh ngày càng trưởng thành trong hoạt động nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với cơ quan, đỗi với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nâng cao. Việc nhận các chương trình ủy thác đầu tư từ ngân sách địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị do địa phương giao cho, vừa giúp Chi nhánh tăng thêm phần thu nhập, nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lai vung (Trang 61)