3.5.1 Thuận lợi:
NHCS XH luôn được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện và sự lãnh đạo của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCS XH huyện, cùng với sự
phối hợp chặt chẽ của Hội đoàn thể các cấp, sự quan tâm của Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn và Ban giảm nghèo trong việc triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
3.5.2 Khó khăn, hạn chế:
- Công tác thẩm định kiểm tra sau khi cho vay chưa tốt: Cho vay hộ về sử dụng vốn đúng mục đích vay hoặc tổ chức thực hiện dự án một thời gian sau đó bán vật nuôi sử dụng tiền vào mục đích tiêu dùng không khả năng trả nợ.
- Nhiều hộ vừa vay vốn tại NHCS XH và NHTM, khi mất khả năng thanh toán, NHCS XH và NHTM cùng kiện ra toà, thì Thi hành án huyện lại ưu tiên thu tiền cho bên Ngân hàng Thương mại trước do có tài sản thế chấp.
- Tâm lý trồng chờ, ỉ lại trong hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn khá phổ biến; hộ được vay nhiều chương trình tổng dư nợ lớn (nhiều hộ vay trên 100 triệu), như: Vay chương trình hộ nghèo, nhà trả chậm, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… khi gặp rủi ro không khả năng trả nợ.
- Trong xử lý nợ kỳ kèo, nhiều trường hợp UBND mời làm việc, hộ không đến chúng ta chưa có giải pháp mạnh tiếp theo. Việc khởi kiện còn ít trong những năm qua mặc dù có văn bản chỉ đạo từ Trung ương, Tỉnh, Nghị quyết của Ban đại diện tuy nhiên chỉ có 4/12 có đề nghị khởi kiện với 8 trường hợp.
- Tổ trưởng chiếm dụng tiền gốc, lãi, tiết kiệm của tổ viên vẫn còn xãy ra, được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời nhưng đây là hành vi cố ý lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác. Tuy nhiên chúng ta chỉ động viên khắc phục chưa xứ lý bằng pháp luật.
- Tình trạng tổ trưởng thu lãi không ghi số tiền thực thu vào biên lai, không giao biên lai cho hộ còn xãy ra, dẫn đến chênh lệch, mâu thuẩn phát sinh.
- Hiện tượng cán bộ, đảng viên không trực tiếp đứng tên vay vốn nhờ người khác đứng tên vay giùm, chậm trả lãi, không gửi tiết kiệm, nợ quá hạn còn xảy ra.
- Việc quản lý, sử dụng phí ủy thác của Hội đoàn thể cấp xã chưa thống nhất giữa các Hội. Do đó có sự so bì giữa các tổ Tiết kiệm và Vay vốn có khi là của Thành viên Ban giảm nghèo.
3.6 Định hướng hoạt động
Họp Ban đại diện, giao ban với đoàn thể đúng định kỳ; thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát hoạt động trong tổ TK&VV và quá trình sử dụng vốn của hộ vay.
Phấn đấu giảm nợ quá hạn toàn huyện dưới 1%; tỷ lệ thu lãi đạt từ 105% trở lên; giải ngân cho vay đạt 99,98%; huy động tiết kiệm đạt chỉ tiêu tỉnh giao; củng cố tổ hoạt động trung bình và tổ trưởng quản lí nhiều tổ; thực hiện xong việc đổi sổ vay vốn; thu hồi đối với các hộ vay vốn hộ nghèo nay đã khá, giàu.
Tổ chức thực hiện giải ngân cho vay thu hồi nợ theo định kì đối với hộ tiểu thương tại trợ, theo trủ trương UBND huyện.
Tổ chức tập huấn tổ TK&VV, Hội đoàn thể, Ban giảm nghèo. Đề xuất phòng nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật cho những hộ chăn nuôi bò theo danh sách tổng hợp của Ban giảm nghèo.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LAI VUNG
4.1 Phân tích nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn từ 2011 – 30/06/2014
Chi nhánh huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi xuất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên địa bàn, nhưng cách làm này không có hiệu quả và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu vốn của chi nhánh. Nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương được NHCS xã hội tỉnh Đồng Tháp bàn giao và được phân bổ theo từng chương trình cho vay trong kế hoạch cho vay của năm
+ Năm 2011 có vốn cho vay là 22.921 triệu đồng chủ yếu cho vay ở các chương trình HSSV (77,7% vốn), Nhà 167 (14,6% vốn), NS&VSMT (6,5% vốn); vì năm 2011 theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg nên nguồn vốn cho trương trình vay Nhà 167 tương đối cao. Cho vay HSSV chiếm tỷ trọng rất cao cho thấy nhà nước đang rất quan tâm đến việc giáo dục - đào tạo, cung cấp nguồn vốn cao nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên học tập tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước. Đồng thời cũng quan tâm đến việc hỗ trợ nơi ăn, chốn ở cho người nghèo thông qua chương trình Nhà 167, và đời sống của người dân cải thiện tình trạng sức khỏe qua chương trình CV NS&VSMT.
+ Năm 2012 nguồn vốn do NHCS tỉnh giao giảm xuống 43,1% tương ứng 9.884 triệu đồng, tổng nguồn vốn cho vay năm 2012 là 13.037 triệu đồng tập trung chủ yếu vào các chương trình HSSV (80,5% vốn), NTC (7,7% vốn), NS&VSMT (9,2% vốn). Tuy nguồn vốn có giảm đi nhưng vẫn thể hiện theo chính sách và sự quan tâm của nhà nước như năm 2011 là tập trung vào việc giáo dục – đào tạo, và hỗ trợ nơi ở ổn định và đời sống của người dân.
+ Năm 2013 tổng vốn cho vay là 21.980 triệu đồng tăng 8.943 triệu đồng hay 68,6% so với năm 2012, cho vay chủ yếu chương trình HN (21,6% vốn), HSSV (34,1% vốn), NTC (17,2% vốn), NS&VSMT (15,5% vốn), hộ cận nghèo (9,9% vốn) đây là chương trình mới được cho vay năm 2013. Nguồn vốn theo từng chương trình đã có biến đổi cơ cấu khác hơn so với năm 2011, 2012. Nhà nước đã tập trung hơn vào việc hỗ trợ người nghèo qua chương trình CV HN, khi tăng nguồn vốn cho vay của chương trình này lên rất nhiều so với năm 2012, nhằm hỗ trợ người dân có thể tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo, vượt qua khó khăn. Nhà nước còn quan tâm đến nơi ở và đời sống của người dân qua việc tăng vốn cho các chương trình NTC và chương trình NS&VSMT. Vẫn chú ý đến công tác hỗ trợ học tập cho sinh viên tuy nguồn vốn đã giảm dần nhưng vẫn chiếm cơ cấu cao trong tổng vốn. Năm 2013 nhà nước bắt đầu hỗ trợ cho hộ cận nghèo để tránh tình trạng tái nghèo trở lại.
+ 6 tháng đầu năm 2014 có vốn cho vay là 11.220 triệu đồng thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 3.220 triệu đồng, tương ứng 22,3%. Cho vay chủ yếu ở các chương trình HN (8,9% vốn), NTC (24,4% vốn), NS&VSMT (15,2% vốn), hộ cận nghèo (44,6% vốn). Chương trình cho vay hộ cận nghèo có nguồn vốn cho vay ngày cang tăng cho thấy đây là một chương trình có hiệu quả; cho vay NTC và NS&VSMT vẫn không có thay đổi nhiều vì nhà nước đang muốn cải thiện đời sống cho người dân nghèo. Chương trình cho vay HSSV chưa có vốn do ở giai đoạn nửa đầu năm HSSV thường kết thúc học kỳ nên không có nhiều nhu cầu vay.
Hình 4.1 Biểu đồ nguồn vốn được giao từ 2011 – 6th 2014
Bảng 4.1 Phân chia nguồn vốn theo chương trình NHCS XH tỉnh giao từ 2011 – 30/06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012/2011 2013/2012 6th 2014/ 6th 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CV HN 189 0 4.745 4.500 1.000 -189 -100 4.745 -3.500 -77,8 CV GQVL 300 340 430 0 740 40 13,3 90 26,5 740 CV HSSV 17.817 10.500 7.500 1.500 0 -7.317 -41,1 -3.000 -28,6 -1.500 -100 CV XKLĐ -75 0 -39 40 40 75 100 -39 0 0 CV NTC -162 1.000 3.770 3.000 2.740 1.162 717,3 2.770 277 -260 -8,7 CV NS&VSMT 1.500 1.200 3.399 3.400 1.700 -300 -20 2.199 183,3 -1.700 -50 CV Nhà 167 3.352 -3 0 0 0 -3.355 -100,1 3 100 0 CV Cận nghèo 2.175 2.000 5.000 0 2.175 3.000 150 Tổng cộng 22.921 13.037 21.980 14.440 11.220 -9.884 -43,1 8.943 68,6 -3.220 -22,3
4.2 Phân tích hoạt động sử dụng vốn
4.2.1 Phân tích hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ
a) Hoạt động cho vay:
Giai đoạn từ 2011 - 30/06/2014 thì chi nhánh NHCS XH huyện Lai Vung đã giải ngân cho vay 7 chương trình đến năm 2013 bắt đầu cho vay chương trình Hộ cận nghèo. Do nguồn vốn cho vay và phân chia cho từng chương trình mỗi năm mỗi khác, đồng thời nhu cầu vay của người dân mỗi năm không giống nhau, nên việc cho vay theo từng chương trình có biển đổi qua các năm.
+ CV HN: Doanh số cho vay hộ nghèo tăng trong giai đoạn từ 2011-2013 từ 2.245 triệu đồng lên 8.124 triệu đồng tăng 262%, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì có xu hướng giảm dần so với thời điểm cùng kỳ năm 2013. Doanh số cho vay đạt 15.460 triệu đồng/1.402 hộ vay. CV HN là chương trình cho vay chính của NHCS XH có cơ cấu cho vay tương đối cao tăng trưởng liên tục qua các năm, nhưng việc thực hiện cho vay của chương trình có rủi ro tương đối cao nên cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện việc cho vay, cần giáo dục cho hộ vay hiểu về việc trả nợ trả lãi theo phân kì và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, để tránh tình trạng nợ quá hạn sau này.
+ CV HSSV: Doanh số cho vay đạt 49.233 triệu đồng/6.793 hộ vay. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giảm dần qua các năm. Năm 2011 chiếm 63,6% trong tổng số tiền đã giải ngân đến năm 2013 giảm còn 37,2%, 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 14,3% thấp hơn cùng thời điểm năm 2013 1,3%. Nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay. Các món vay của chương trình có số tiền tương đối lớn và đối tượng cho vay cũng chưa có khả năng trả lãi phụ thuộc vào gia đình, nên trước khi cho vay cần cho sinh viên biết rõ việc phân kỳ trả nợ khi ra trường và việc đóng lãi kịp thời để tránh tình trạng lãi tồn đọng quá cao. Đồng thời tránh tình trạng sinh viên khi ra
trường quên trách nhiệm trả nợ hoặc ngán ngẩm vì số tiền nợ quá cao mà không thực hiện.
+ CV GQVL: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 -30/06/2014 đạt 9.996 triệu đồng/912 hộ vay. Có mức tăng trưởng và cơ cấu không ổn định tăng từ năm 2011 - 2012, giảm dần từ 2012 – 2013, và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014. Cho vay chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình nên cần nhân rộng ra cho vay thêm các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ để mở rộng chương trình. Đồng thời cần đánh giá dự án của hộ một cách chính xác để có mức vốn cho vay phù hợp.
+ CV XKLĐ: Không có khách hàng có nhu cầu vay. Đây là chương trình cho vay giúp người nghèo nhanh thoát nghèo nhất, nhưng hiệu quả của chương trình vay chưa cao do việc tìm thị trường xuất khẩu lao động và qua các công ty trung gian không tốt, nên cần có biện pháp kịp thời để hỗ trợ cho những lao động có nhu cầu này.
+ CV NTC: Doanh số cho vay là 5.570 triệu đồng/1.388 hộ vay, có tốc độ tăng trưởng và cơ cấu không ổn định, tăng từ 2011 đến 2013 và giảm dần cho đến 6 tháng đầu năm 2014. Do người dân dần có chỗ ở ổn định nên việc cho vay có xu hướng giảm dần.
+ CV NS&VSMT: Có doanh số cho vay là 16.294 triệu đồng/ 1.820 khách hàng. Doanh số cho vay tăng từ năm 2011 - 2013 từ 2.647 triệu đồng lên 6.533 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 thì có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Cơ cấu có mức tăng trưởng tương tự từ 8,6% năm 2011 lên 17,4% năm 2013, 6 tháng đầu năm 2013 là 23,8% nến cùng thời điểm năm 2014 còn 20,5%. CV NS&VSMT có mức cho vay tương đối thấp và phân kỳ trả nợ dễ dàng nên được người dân vay ngày càng nhiều, nhưng cần giám sát việc sử dụng vốn của người dân sao khi cho vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích để có phương pháp xử lý kịp thời.
+ CV Nhà 167: Doanh số cho vay là 3.368 triệu đồng, chương trình đã kết thúc cuối năm 2011 chờ phê duyệt giai đoạn 2, hiện đang thu hồi vốn đã cho vay.
+ CV Cận nghèo: Bắt đầu cho vay trong năm 2013 doanh số cho vay đạt 7.193 triệu đồng/ 16 hộ vay. Mức tăng trưởng và cơ cấu không ổn đinh có xu hương tăng nhanh trong năm 2014. Đối tượng của chương trình vay thường có mục đích sử vốn tốt, khả năng trả nợ của hộ vay cung tương đối cao nên cần mở rộng và tăng vốn cho vay của chương trình.
Hình 4.2 Biểu đồ doanh số cho vay qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Bảng 4.2 Doanh số cho vay giai đoạn 2011 – 30/06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012/2011 2013/2012 6th 2014/ 6th 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CV HN 2.245 2.477 8.124 4.491 2.614 232 10,3 5.647 228,0 -1.877 -41,8 CV HSSV 19.527 13.816 13.961 2.386 1.930 -5.711 -29,2 145 1,0 -455 -19,1 CV GQVL 2.935 3.432 2.444 654 1.185 497 16,9 -988 -28,8 531 81,2 CV XKLĐ 0 0 0 0 0 0 0 0 CV NTC 0 1.228 4.322 3.380 20 1.228 3.094 252,0 -3.360 -99,4 CV NS&VSMT 2.647 4.335 6.533 3.647 2.779 1.688 63,8 2.198 50,7 -868 -23,8 CV Nhà 167 3.368 0 0 0 0 -3.368 -100 0 0 CV Cận nghèo 2.192 778 5.001 0 2.192 4.223 542,8 Tổng cộng 30.722 25.288 37.576 15.336 13.529 -5.434 -17,7 12.288 48,6 -1.806 -11,8
b) Hoạt động thu nợ
Cùng với công tác cho vay ngân hàng cũng tiến hành đôn đốc thực hiện thu nợ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng các UBND các xã, Hội đoàn thể và tổ trưởng các tổ TK&VV chủ động liên lạc đôn đốc hộ dân tiến hành trả nợ thực hiện trách nhiệm của mình, đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân làm ăn để thoát khỏi cảnh nghèo. Việc hoàn trả nợ cho ngân hàng giúp đồng vốn được xoay vòng hỗ trợ cho những hộ nghèo đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn. Trong giai đoạn từ 2011 – 30/06/2014 ngân hàng đã đạt được doanh số thu nợ 46.876 triệu đồng/4799 khách hàng. Trong đó:
+ CV HN: Doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm, trong giai đoạn từ 2011 - 30/6/2014 doanh số thu nợ đạt 10.182 triệu đồng/896 hộ vay. Thu nợ CV HN có cơ cấu tăng trưởng không ổn định, nhưng biến động không lớn nằm trong khoảng từ 20 – 25%. Tuy có cơ cấu thu nợ cao và số tiền tăng qua các năm, nhưng đây là chương trình cho vay có nhiều rủi ro dễ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, do người nghèo rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như: bệnh tật, mất mùa, dịch bệnh,… dễ dẫn họ đến hoàn cảnh ngày càng khó khăn hơn, hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan như sử dụng vốn không đúng mục đích, đầu tư làm ăn kém hiệu quả do sợ sệt và thiếu kinh nghiệm đầu tư,… do đó cần theo dõi những hộ vay này chặt chẽ để hỗ trợ họ kịp thời để họ thoát