a) Hoạt động cho vay:
Giai đoạn từ 2011 - 30/06/2014 thì chi nhánh NHCS XH huyện Lai Vung đã giải ngân cho vay 7 chương trình đến năm 2013 bắt đầu cho vay chương trình Hộ cận nghèo. Do nguồn vốn cho vay và phân chia cho từng chương trình mỗi năm mỗi khác, đồng thời nhu cầu vay của người dân mỗi năm không giống nhau, nên việc cho vay theo từng chương trình có biển đổi qua các năm.
+ CV HN: Doanh số cho vay hộ nghèo tăng trong giai đoạn từ 2011-2013 từ 2.245 triệu đồng lên 8.124 triệu đồng tăng 262%, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì có xu hướng giảm dần so với thời điểm cùng kỳ năm 2013. Doanh số cho vay đạt 15.460 triệu đồng/1.402 hộ vay. CV HN là chương trình cho vay chính của NHCS XH có cơ cấu cho vay tương đối cao tăng trưởng liên tục qua các năm, nhưng việc thực hiện cho vay của chương trình có rủi ro tương đối cao nên cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện việc cho vay, cần giáo dục cho hộ vay hiểu về việc trả nợ trả lãi theo phân kì và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng, để tránh tình trạng nợ quá hạn sau này.
+ CV HSSV: Doanh số cho vay đạt 49.233 triệu đồng/6.793 hộ vay. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giảm dần qua các năm. Năm 2011 chiếm 63,6% trong tổng số tiền đã giải ngân đến năm 2013 giảm còn 37,2%, 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 14,3% thấp hơn cùng thời điểm năm 2013 1,3%. Nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay. Các món vay của chương trình có số tiền tương đối lớn và đối tượng cho vay cũng chưa có khả năng trả lãi phụ thuộc vào gia đình, nên trước khi cho vay cần cho sinh viên biết rõ việc phân kỳ trả nợ khi ra trường và việc đóng lãi kịp thời để tránh tình trạng lãi tồn đọng quá cao. Đồng thời tránh tình trạng sinh viên khi ra
trường quên trách nhiệm trả nợ hoặc ngán ngẩm vì số tiền nợ quá cao mà không thực hiện.
+ CV GQVL: Doanh số cho vay trong giai đoạn 2011 -30/06/2014 đạt 9.996 triệu đồng/912 hộ vay. Có mức tăng trưởng và cơ cấu không ổn định tăng từ năm 2011 - 2012, giảm dần từ 2012 – 2013, và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014. Cho vay chủ yếu là hộ kinh doanh gia đình nên cần nhân rộng ra cho vay thêm các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ để mở rộng chương trình. Đồng thời cần đánh giá dự án của hộ một cách chính xác để có mức vốn cho vay phù hợp.
+ CV XKLĐ: Không có khách hàng có nhu cầu vay. Đây là chương trình cho vay giúp người nghèo nhanh thoát nghèo nhất, nhưng hiệu quả của chương trình vay chưa cao do việc tìm thị trường xuất khẩu lao động và qua các công ty trung gian không tốt, nên cần có biện pháp kịp thời để hỗ trợ cho những lao động có nhu cầu này.
+ CV NTC: Doanh số cho vay là 5.570 triệu đồng/1.388 hộ vay, có tốc độ tăng trưởng và cơ cấu không ổn định, tăng từ 2011 đến 2013 và giảm dần cho đến 6 tháng đầu năm 2014. Do người dân dần có chỗ ở ổn định nên việc cho vay có xu hướng giảm dần.
+ CV NS&VSMT: Có doanh số cho vay là 16.294 triệu đồng/ 1.820 khách hàng. Doanh số cho vay tăng từ năm 2011 - 2013 từ 2.647 triệu đồng lên 6.533 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2014 thì có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Cơ cấu có mức tăng trưởng tương tự từ 8,6% năm 2011 lên 17,4% năm 2013, 6 tháng đầu năm 2013 là 23,8% nến cùng thời điểm năm 2014 còn 20,5%. CV NS&VSMT có mức cho vay tương đối thấp và phân kỳ trả nợ dễ dàng nên được người dân vay ngày càng nhiều, nhưng cần giám sát việc sử dụng vốn của người dân sao khi cho vay để tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích để có phương pháp xử lý kịp thời.
+ CV Nhà 167: Doanh số cho vay là 3.368 triệu đồng, chương trình đã kết thúc cuối năm 2011 chờ phê duyệt giai đoạn 2, hiện đang thu hồi vốn đã cho vay.
+ CV Cận nghèo: Bắt đầu cho vay trong năm 2013 doanh số cho vay đạt 7.193 triệu đồng/ 16 hộ vay. Mức tăng trưởng và cơ cấu không ổn đinh có xu hương tăng nhanh trong năm 2014. Đối tượng của chương trình vay thường có mục đích sử vốn tốt, khả năng trả nợ của hộ vay cung tương đối cao nên cần mở rộng và tăng vốn cho vay của chương trình.
Hình 4.2 Biểu đồ doanh số cho vay qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Bảng 4.2 Doanh số cho vay giai đoạn 2011 – 30/06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012/2011 2013/2012 6th 2014/ 6th 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CV HN 2.245 2.477 8.124 4.491 2.614 232 10,3 5.647 228,0 -1.877 -41,8 CV HSSV 19.527 13.816 13.961 2.386 1.930 -5.711 -29,2 145 1,0 -455 -19,1 CV GQVL 2.935 3.432 2.444 654 1.185 497 16,9 -988 -28,8 531 81,2 CV XKLĐ 0 0 0 0 0 0 0 0 CV NTC 0 1.228 4.322 3.380 20 1.228 3.094 252,0 -3.360 -99,4 CV NS&VSMT 2.647 4.335 6.533 3.647 2.779 1.688 63,8 2.198 50,7 -868 -23,8 CV Nhà 167 3.368 0 0 0 0 -3.368 -100 0 0 CV Cận nghèo 2.192 778 5.001 0 2.192 4.223 542,8 Tổng cộng 30.722 25.288 37.576 15.336 13.529 -5.434 -17,7 12.288 48,6 -1.806 -11,8
b) Hoạt động thu nợ
Cùng với công tác cho vay ngân hàng cũng tiến hành đôn đốc thực hiện thu nợ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng các UBND các xã, Hội đoàn thể và tổ trưởng các tổ TK&VV chủ động liên lạc đôn đốc hộ dân tiến hành trả nợ thực hiện trách nhiệm của mình, đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân làm ăn để thoát khỏi cảnh nghèo. Việc hoàn trả nợ cho ngân hàng giúp đồng vốn được xoay vòng hỗ trợ cho những hộ nghèo đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn. Trong giai đoạn từ 2011 – 30/06/2014 ngân hàng đã đạt được doanh số thu nợ 46.876 triệu đồng/4799 khách hàng. Trong đó:
+ CV HN: Doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm, trong giai đoạn từ 2011 - 30/6/2014 doanh số thu nợ đạt 10.182 triệu đồng/896 hộ vay. Thu nợ CV HN có cơ cấu tăng trưởng không ổn định, nhưng biến động không lớn nằm trong khoảng từ 20 – 25%. Tuy có cơ cấu thu nợ cao và số tiền tăng qua các năm, nhưng đây là chương trình cho vay có nhiều rủi ro dễ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, do người nghèo rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan như: bệnh tật, mất mùa, dịch bệnh,… dễ dẫn họ đến hoàn cảnh ngày càng khó khăn hơn, hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan như sử dụng vốn không đúng mục đích, đầu tư làm ăn kém hiệu quả do sợ sệt và thiếu kinh nghiệm đầu tư,… do đó cần theo dõi những hộ vay này chặt chẽ để hỗ trợ họ kịp thời để họ thoát nghèo và hoàn trả nợ.
+ CV HSSV: Doanh số thu nợ và cả cơ cấu tăng liên tục qua các năm tính từ năm 2011 đến thời điểm hiện tại doanh số thu nợ đạt 16.712 triệu đồng/2.298 hộ vay; cơ cấu tăng từ 21,8% năm 2011 lên 41,4% năm 2013, đối với 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng từ 33,5% lên 46,4%. Đây là chương trình cho vay có dư nợ cao nhất trong các chương trình, các món vay có giá trị tương đối cao, thời gian cho HSSV bắt đầu trả nợ thường là một năm sau khi ra trường nhưng với khoảng thời gian như thế thì thường HSSV chưa ổn định được việc làm, một số thậm chí còn không tìm được việc làm, nên chưa có khả năng trả
nợ dễ dẫn đến việc hình thành nợ quá hạn. Một số nguyên nhân khác do đi học tập nên việc trả lãi của sinh viên thường do gia đình đảm nhận đa phần điều thực hiện rất tốt nhưng số ít không quan tâm đóng lãi dẫn đến khi ra trường số tiền lãi cao nên việc trả nợ gây ngán ngẩm. Vì thế cần nhắc nhở hộ vay đóng lãi, gửi tiết kiệm và trả lãi theo phân kì, đúng quy định để giữ tốc độ tăng trưởng và doanh số thu nợ ổn định.
+ CV GQVL: Doanh số thu nợ tăng trưởng không ổn định, từ 2011 - 30/06/2014 doanh số thu nợ đạt 8.986 triệu đồng/310 hộ vay. Có cơ cấu giảm dần qua các năm năm 2011 là 33,4% đến 2013 giảm còn 12,9%, 6 tháng đầu năm 2013 là 13,4% đến cùng thời điểm 2014 giảm còn 11%. Chương trình cho vay chủ yếu cho các hộ gia đình kinh doanh, chưa cho vay nhiều ở các xí nghiệp, cơ sở nhỏ nên việc thu hồi nợ tương đối khó khăn, do làm ăn nhỏ nên lợi nhuận không cao việc mở rộng kinh doanh còn chậm khó hoàn vốn, nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào ngân hàng nên khi gặp khó khăn trong kinh doanh hộ vay khó có khả năng trả nợ. Vì thế cần hỗ trợ kịp thời và đánh giá dự án kinh doanh của hộ một cách chính xác để có nguồn vốn cho vay hợp lí, và có biện pháp hỗ trợ họ kinh doanh hiệu quả.
+ CV XKLĐ: Do trên địa bàn có ít lao động có nhu cầu đi xuất khẩu nên doanh số thu nợ đạt 183 triệu đồng/ 39 hộ vay. Có cơ cấu rất nhỏ và biến động không ổn định: giảm từ 2011 đến 2012 và tăng dần trở lại. Cho vay XKLĐ là một hình thức giúp người nghèo thoát nghèo nhanh chóng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan của hộ vay nên việc thu hồi nợ của chương trình này tương đối khó khăn, cần có biện pháp xử lí kịp thời
+ CV NTC: Có doanh số thu nợ đạt 1.191triệu đồng/171 hộ vay. Có cơ cấu nhỏ và không ổn định. Giảm từ 2011 đến 2012, đên 2013 tăng lên nhưng giảm dần cho đến thời điểm hiện tại. Chương trình giúp hộ dân có nhà ở ổn định, chủ yếu là hỗ trợ xây nhà trong cụm tuyến dân cư, khi hộ dân có nơi an cư lạc nghiệp sẽ giúp họ yên ổn mà lo việc làm ăn hơn để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh
nghèo. Có thể kết hợp chương trình này với chương trình CV GQVL để giúp người dân vượt khỏi cảnh nghèo.
+ CV NS&VSMT: Doanh số thu nợ tăng nhanh từ 2011 đến 2012 tăng 173%, từ 2012 đến 2013 bắt đầu chững lại và có xu hướng tăng cho đến 6 tháng đầu năm 2014, với tổng số tiền là 9.458 triệu đồng/1046 hộ vay. Có cơ cấu không ổn định giao động từ 15 - 25%. Đây là chương trình có mức cho vay tương đối thấp đồng thời việc phân kỳ trả nợ rất hợp lí, nên chỉ cần nhắc nhở và đốc thúc việc trả nợ của hộ dân, việc này có thể giao cho các tổ trưởng và Ban đại diện các xã để có thể nâng cao hiệu quả của chương trình.
+ CV Nhà 167: Doanh số thu nợ đạt 58 triệu đồng/11 hộ vay có cơ cấu rất thấp không đáng kể. Nhà 167 là chương trình giúp hộ nghèo có thể xây nhà ở kiên cố, nhưng số tiền cho vay là không đủ, nên chương trình cho vay chưa đạt hiệu quả như mong muốn, việc thu hồi nợ tương đối khó khăn cần xử lý kịp thời.
+ CV Cận nghèo: Doanh số thu nợ đạt 108 triệu đồng/ 28 hộ vay. Do đây là chương trình mới được áp dụng gần đây nên doanh số thu nợ là rất thấp không đáng kể. Nhưng đây là chương trình cho vay có tiềm năng, vì những hộ cận nghèo dự án kinh doanh của hộ có hiệu quả hơn so với các đối tượng khác, việc thu hồi nợ rất tốt cần phát triển chương trình này hơn.
Hình 4.4 Biểu đồ tăng trưởng doanh số thu nợ qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ theo chương trình
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ từ 2011 – 30/06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCS XH huyện Lai Vung
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012/2011 2013/2012 6th 2014/ 6th 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CV HN 2.055 2.311 3.343 1.737 2.473 256 12,5 1.032 44,6 737 42,4 CV HSSV 1.711 3.315 6.464 2.351 5.222 1.604 93,8 3.148 95,0 2.871 122,1 CV GQVL 2.622 3.103 2.020 940 1.242 481 18,3 -1.083 -34,9 302 32,1 CV XKLĐ 132 8 40 39 3 -125 -94,3 33 433,3 -36 -92,3 CV NTC 178 269 567 168 177 91 51,3 297 110,4 9 5,1 CV NS&VSMT 1.147 3.139 3.134 1.780 2.038 1.992 173,7 -5 -0,2 258 14,5 CV Nhà 167 16 3 22 3 17 -13 -81,3 19 618,0 14 473,3 CV Cận nghèo 17 0 91 0 17 91 Tổng cộng 7.861 12.148 15.605 7.018 11.262 4.287 54,5 3.457 28,5 4.245 60,5
c) Dư nợ
Đến thời điểm 30/06/2014 ngân hàng có tổng dư nợ là 180.508 triệu đồng/19.858 hộ vay so với năm 2011 thì dư nợ tăng 37.163 triệu đồng hay 37,2% nhưng số lượng khách hàng có dư nợ chỉ tăng 294 hộ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm: năm 2002 so với 2001 là 9,1%, năm 2013 so với 2012 là 14%, 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 là 9,6%. Đối với dư nợ theo từng chương trình tín dụng:
+ CV HN: Có tổng dư nợ tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ không cao đến 30/06/2014 dư nợ đạt 45.894 triệu đồng/ 7.526 khách hàng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm là: năm 2012 so với 2011 là 0%, năm 2013 so với 2012 là 11,4%, 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 là tăng 4,7%. CV HN có cơ cấu giảm dần qua các năm, nhưng không biến động nhiều trung bình nằm trong khoảng từ 25 – 28%.
+ CV HSSV: Có tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm nhưng có xu hướng chậm dần đến 30/06/2014 tổng dư nợ là 73.379 triệu đồng/ 3.573 hộ vay. Tốc độ tăng trưởng qua các năm là: năm 2012 so với 2011 là 18,1%, năm 2013 so với năm 2012 là 10,8%, 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 là 6%. Có cơ cấu không ổn định biến động từ 40 – 44% cao nhất trong các chương trình tín dụng.
+ CV GQVL: Có tốc động tăng trưởng ổn định qua các năm, đến 30/06/2014 tổng dư nợ của chương trình là 7121 triệu động/ 512 khách hàng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm: năm 2012 so với 2011 là 5,1%, năm 2013 so với năm 2012 là 6,3%, 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 là 10,1%. Có cơ cấu giảm dần qua các năm nhưng mức giảm không đáng kể, chiếm tỷ lệ trong tổng dư nợ nằm trong khoảng 4 – 4,5%.
+ CV XKLĐ: Có tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm, chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,1% ở các năm đến 30/06/2014 tổng dư nợ là 145 triệu đồng/ 10 khách hàng.
+ CV NTC: Đến 30/06/2014 có tổng dư nợ là 10.634 triệu đồng/ 953 hộ